Tự kỷ

Tự kỷ

Bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn tâm trí kéo dài suốt cuộc đời người bệnh, biểu hiện ở lĩnh vực giao tiếp, chậm về mặt ngôn ngữ, quan hệ xã hội và các hành vi mang tính chất dập khuôn, không có ý nghĩa gì.

  1. Tự kỷ là bệnh gì
  2. Dấu hiệu bị bệnh tự kỷ
  3. Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ
  4. Điều trị bệnh tự kỷ

1. Bệnh tự kỷ là gì?

Tự kỷ có tên tiếng Anh là Autism, đây là một bệnh chứ không phải một dạng rối loạn cảm xúc như nhiều người vẫn lầm tưởng. Tự kỷ là một tình trạng của rối loạn phổ tự kỷ. Bệnh được miêu tả là một dạng rối nhiễu tâm trí, có sự giới hạn đến cách người bệnh giao tiếp với cộng đồng xung quanh, và với cách họ phản ứng với thế giới bên ngoài.

Người bệnh tự kỷ nhìn, nghe và cảm nhận thế giới khác với đa số mọi người. Tất cả người bệnh tự kỷ đều có chung một số biểu hiện, nhưng bị tự kỷ sẽ ảnh hưởng đến mỗi bệnh nhân theo cách khác nhau. Một số người mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn trong học tập, gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, do đó mỗi người bệnh cần có sự hỗ trợ khác nhau.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tự kỷ là gì?

Thời gian và mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu ban đầu của chứng tự kỷ rất khác nhau. Một số trẻ em xuất hiện triệu chứng ngay từ những tháng đầu mới sinh, một số khác các triệu chứng rõ ràng sau 2 hoặc 3 tuổi.

6 tháng: rất ít hoặc không cười hoặc không có các biểu cảm khác, trẻ thường không tiếp xúc với môi trường bằng cách nhìn xung quanh.

12 tháng: ít hoặc không có bập bẹ, các cử chỉ như chỉ tay, vẫy tay,…, không phản ứng khi được gọi tên.

Nếu bạn đang cảm thấy con em mình đang có biểu hiện của triệu chứng tự kỷ hãy liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ tư vấn theo số 1900 1246

Ở mọi lứa tuổi:

  • Mất đi các kỹ năng giao tiếp xã hội trước đó
  • Không có sự giao tiếp bằng mắt
  • Phát triển ngôn ngữ bị trì hoãn
  • Lặp lại liên tục các từ và cụm từ
  • Chống cự lại những thay đổi nhỏ trong thói quen hoặc môi trường xung quanh
  • Hành vi lặp lại
  • Phản ứng bất thường và mãnh liệt với âm thanh, mùi vị, ánh sáng, màu sắc,…

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Cách người bệnh tự kỷ nhìn nhận thế giới xung quanh

Những người tự kỷ có hành vi kỳ lạ do họ nhìn thế giới cực kỳ khác biệt so với chúng ta. Người tự kỷ có thể khó khăn hơn trong cuộc sống hàng ngày, từ sự hiểu biết và mối quan hệ với người khác, gia đình, trường học, đời sống xã hội. Những người tự kỷ có thể thắc mắc tại sao họ lại “khác biệt” và cảm thấy sự khác biệt xã hội của họ, tức là “mọi người không hiểu họ”

Nghiên cứu của Viện công nghệ California (CalTech) dựa trên 39 ứng viên - một nửa số ứng viên được chẩn đoán với hội chứng tự kỷ ASD đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt về cách nhìn của người tự kỷ so với người bình thường.

Những người tự kỷ có xu hướng tập trung vào chính giữa bức hình dù ở đó chẳng có thứ gì, hay kể cả khi có các vật dụng/chủ thể khác trong hình. Người bình thường có tầm nhìn bao quát, quan sát rộng hơn.

Những thứ như khuôn mặt, hay hướng nhìn của nhân vật trong bức hình không phải là thứ người tự kỷ quan tâm. Đây cũng là lý do khiến người tự kỷ không thích giao tiếp bằng mắt với người khác.

Khả năng bị xao nhãng của người tự kỷ cũng thấp hơn so với người bình thường.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cách người bệnh tự kỷ nhìn nhận thế giới xung quanh

Cách người bệnh tự kỷ nhìn nhận thế giới xung quanh

3. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ 

Nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ vẫn đang được nghiên cứu. Một giả thuyết được đưa ra là sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. 

Trước đây, một số người tin rằng vắc-xin MMR  gây bệnh tự kỷ, nhưng điều này đã được nghiên cứu rộng rãi trong một số nghiên cứu lớn trên thế giới, liên quan đến hàng triệu trẻ em, và các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng liên quan giữa MMR và bệnh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ

Chẩn đoán bệnh tự kỷ thường là một chẩn đoán đa ngành, bao gồm chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, bác sĩ tâm thần hoặc nhà tâm lý học, bác sĩ nhi khoa (nếu là trẻ em). Các đặc điểm của tự kỷ thay đổi từ người này sang người khác, nhưng để chẩn đoán, người thường sẽ bị đánh giá là có khó khăn dai dẳng với giao tiếp xã hội và tương tác xã hội và các mẫu hành vi, hoạt động bị hạn chế và lặp đi lặp lại, đến mức mà “giới hạn và làm suy yếu hoạt động hàng ngày”.

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, có một loạt các chiến lược và phương pháp tiếp cận - phương pháp cho phép học tập và phát triển – giúp cho người tự kỷ có thể một phần nào đó hòa nhập với xã hội.

Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp người bệnh có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên người bệnh giao tiếp sẽ giúp họ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp.

Liệu pháp hành vi: Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới.

Chuyên gia cũng lưu ý để phòng bệnh, các cha mẹ có kế hoạch sinh con cần chú ý bồi dưỡng, giữ gìn sức khỏe, không tiếp xúc, làm nghề độc hại, hoặc các tác nhân có hại cho sức khỏe như hóa chất, nhiệt độ cao, sóng từ trường của các thiết bị điện tử,… để tránh gây nên sự rối loạn gen. Thai phụ nên duy trì khám thai đầy đủ, sinh con và nuôi dưỡng con theo phương pháp khoa học.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm từ phía bác sĩ xin hãy liên hệ số hotline 0886006167

Mời bạn xem thêm:

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Ánh

    Những chia sẻ của bác sĩ rất hữu ích, có thể giúp ích được cho nhiều người.

    25/09/2018
Nguyễn Văn Sơn (07/04/2020)
Chào Bác sĩ. Cháu trai nhà em hiên tại được hơn 16 tháng. Từ lúc sinh đến giờ bé rất hiếu động, hoạt động liên tục và ngủ rất ít (trung bình ngày chỉ ngủ từ 10-12 tiếng). Gần đây cháu đang tập nói, đi cũng khá vững. Tuy nhiên, em cảm nhận cháu đang có vấn đề gì đó về nhận thức ( liên quan đến thần kinh), vợ chồng em gọi tên cháu nhưng cháu không có bất kỳ phản ứng nào, có biểu hiện không tiếp thu, ko nhận thức. Hồi đầu tháng 2 em có cho cháu khám ở NHI ĐỒNG 1, bsi nói là kích thước đầu cháu nhỏ (chỉ có 44cm, lúc đó cháu được 15 tháng). Rất mong các bác sỹ cho em lời khuyên và có nhận định gì về trường hợp của bé không ạ? Em xin cảm ơn.
Huy Q (31/03/2020)
Chào bác sĩ.
Cháu mình năm nay 5 tuổi, việc giao tiếp với bé rất khó khăn, hầu như bé chỉ biết lặp lại câu từ mình nói, nói chuyện với bé hầu như bé chỉ lơ và hoàn toàn không đối đáp lại được, bé là do Cha Mẹ hiếm muộn sanh ra. Cho hỏi bé bệnh gì và hướng chữa trị như thế nào? Trân thành cảm ơn Bác sĩ.
Đào (31/03/2020)
Sao bạn không đưa cháu bạn đi khám để bác sĩ chẩn đoán và cho bác sĩ lời khuyên tốt hơn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bệnh tự kỷ có di truyền không - Tư vấn từ chuyên gia
Tự kỷ
Chào bác sĩ, trong gia đình tôi có một người mắc bệnh tự kỷ. Tôi sắp sinh bé đầu lòng nhưng vẫn cảm thấy rất băn khoăn không biết...
Tự kỷ nhẹ - hội chứng Asperger - làm thế nào để nhận biết?
Tự kỷ
Tự kỷ nhẹ hay còn được gọi là tự kỷ có chức năng cao hoặc hội chứng Asperger. Các triệu chứng của loại tự kỷ này thường không rõ ràng như...
Nhận biết trẻ bị bệnh tự kỷ nặng thông qua các dấu hiệu
Tự kỷ
Một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ nặng có thể gặp nhiều rắc rối, thậm chí còn cảm thấy đau đớn bởi sự bất bình thường trong suy nghĩ và cảm nhận của mình....
Cách phân loại các dạng bệnh tự kỷ dựa trên triệu chứng
Tự kỷ
Có khoảng 5 dạng tự kỷ phổ biến nhất đã được các nhà khoa học ghi nhận và phân loại dựa trên các biểu hiện, triệu chứng của bệnh. Hello Doctor...
Bệnh tự kỷ ám thị là gì, các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết
Tự kỷ
Bệnh tự kỷ ám thị đặc trưng bởi triệu chứng người bệnh tự huyễn hoặc mình bằng những ý tưởng không có thật. Mặc dù là một rối loạn tâm thần...
Xem thêm tin liên quan