Rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ bắt đầu sớm ở thời kì thơ ấu và gây ra nhiều vấn đề chức năng trong tương tác xã hội, ví dụ như việc giao tiếp ở trường và ở nơi làm việc.

1. Bệnh rối loạn phổ tự kỷ là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn phổ tự kỷ

3. Tác hại của bệnh rối loạn phổ tự kỷ

4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phổ tự kỷ

5. Điều trị bệnh rối loạn phổ tự kỷ

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder) là một tình trạng liên quan đến sự phát triển của não ảnh hưởng tới cách một người nhận thức và giao tiếp với những người khác, gây ra những vấn đề trong tương tác xã hội.

Rối loạn này cũng bao gồm sự hạn chế và lặp đi lặp lại những khuôn mẫu hành vi. Thuật ngữ “spectrum” (phổ) trong tiếng Anh ám chỉ những triệu chứng đa dạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Rối loạn phổ tự kỷ bao gồm các tình trạng mà trước đây được phân ra một cách độc lập: tự kỷ (Autism), hội chứng Asperger (Asperger’s syndrome), rối loạn tan rã thời thơ ấu (Autism spectrum disorder), và một dạng rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (Unspecified form of pervasive developmental disorder). Một số người vẫn sử dụng thuật ngữ “hội chứng Asperger” để chỉ những trường hợp rối loạn phổ tự kỷ nhẹ.

Trẻ thường biểu hiện triệu chứng trong vòng một năm tuổi. Một số ít trẻ phát triển bình thường trong năm thứ nhất và trải qua một thời kì thoái lui giữa 18-24 tháng tuổi, khi đó trẻ biểu hiện các triệu chứng tự kỷ.

Trong khi chưa có cách chữa rối loạn phổ tự kỷ đặc hiệu, điều trị sớm có thể tạo nhiều sự khác biệt lớn trong cuộc sống của đa số trẻ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Một số trẻ biểu hiện dấu hiệu Rối loạn phổ tự kỷ sớm thời thơ ấu như: giảm giao tiếp bằng mắt, giảm đáp ứng khi gọi tên hay sự thờ ơ với người chăm sóc. Các trẻ khác có thể phát triển bình thường trong vài tháng hay vài năm đầu đời, nhưng đột ngột trở úng đã tiếp thu được. Các dấu hiệu thường biểu hiện ở giai đoạn 2 tuổi.nên thoái lui hay hung hãn hay mất các kỹ năng ngôn ngữ mà ch

Mỗi trẻ rối loạn phổ tự kỷ có một hình mẫu hành vi và mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau, có thể từ giảm đến tăng chức năng.

Một số trẻ rối loạn phổ tự kỷ khó khăn trong việc học hỏi, một số có dấu hiệu chậm tư duy. Các trẻ khác lại có trí thông minh bình thường đến cao, các trẻ này học nhanh, nhưng có vấn đề về giao tiếp và áp dụng những thứ chúng biết vào cuộc sống hằng ngày và điều chỉnh các tình huống giao tiếp.

Bởi vì sự tổng hợp các triệu chứng mang tính cá nhân ở từng trẻ, mức độ trầm trọng của bệnh đôi lúc khó xác định. Mức độ ấy thường dựa vào mức độ suy yếu và mức tác động đến khả năng hoạt động do bệnh.

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của Rối loạn phổ tự kỷ:

Giao tiếp và tương tác xã hội

Trẻ em và người lớn mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể có vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội như sau:

  • Thiếu đáp ứng khi gọi tên hay không lắng nghe trong một số thời điểm
  • Không thích ôm ấp, ẳm bồng, có vẻ thích chơi một mình, thu mình trong thế giới riêng của bản thân.
  • Không nói hay chậm nói hay mất khả năng nói các từ hoặc nói thành câu.
  • Không thể bắt đầu, duy trì một cuộc hội thoại hay chỉ bắt đầu nói khi yêu cầu hay muốn gọi tên đồ vật.
  • Nói với một sự phát âm hay nhịp điệu bất thường và có thể có giọng nói như đang hát hay giọng nới robot.
  • Lặp lại các từ hay cụm từ đúng nguyên văn nhưng lại không hiểu cách dùng từ đó.
  • Không hiểu các câu hỏi hay chỉ dẫn đơn giản.
  • Không biểu hiện cảm xúc hay thái độ và biểu hiện cảm nhận không thích hợp.
  • Không chỉ vào hay mang đồ tới đồ vật khi muốn chia sẽ sự thú vị về đồ vật ấy
  • Tiếp cận không phù hợp với các tương tác xã hội bằng cách thụ động, hung hãng hay gây rối.
  • Khó khăn trong việc nhận ra các tình hiệu phi ngôn ngữ, biểu hiện nét mặt, ngôn ngữ cơ thể hay sắc thái giọng nói.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các hình mẫu hành vi

Một trẻ hay người lớn mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể giới hạn, lặp đi lặp lại các khuôn mẫu hành vi, sự thú vị hay các hoạt động, biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

  • Lặp đi lặp lại các chuyển động, ví dụ như đung đưa, xoay tròn hay vỗ tay 
  • Thực hiện một số hoạt động có thể gây tổn thương bản thân như cắn hay đập đầu.
  • Phát triển những thói quen hay những nhóm hoạt động theo trình tự cụ thể và trở nên hoảng loạn khi gặp một thay đổi nhỏ.
  • Khó khăn để trong phối hợp hay thực hiện các chuyển động riêng lẻ như vụng về hay đi bằng ngón chân và có ngôn ngữ thể kì quặc, cứng đơ hay phóng đại.
  • Bị thu hút bởi các chi tiết của một đồ vật như là bánh xe đang quay của xe trò chơi, nhưng không hiểu mục đích hay chức năng của vật ấy.
  • Nhạy cảm bất thường với ánh sáng, âm thanh hay sự đụng chạm, không quan tâm đến sự đau đớn hay nhiệt độ.
  • Không tham gia các trò chơi bắt chước hay các trò chơi tư duy 
  • Gắn kết với một đối tượng hay hoạt động với một cường độ bất thường hay tập trung bất bình thường.
  • Có một sở thích ăn uống cụ thể ví như chỉ ăn một vài loại thực phẩm hay từ chối các loại thực phẩm có cấu trúc nhất định.

Khi trưởng thành, một số trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ trở nên gắn kết với những người khác hơn và giảm đi sự xáo trộn về hành vi. Đôi lúc, với một số trẻ có những rối loạn ít nghiêm trọng, cuộc sống của chúng thậm chí có thể trở về bình thường hay gần như bình thường. Trái lại, với một số khác vẫn khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp và những năm thiếu niên có thể dẫn tới những vấn đề về hành vi và cảm xúc tệ hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Mỗi trẻ có một sự phát triển riêng, một số không phát triển theo đúng thời điểm ghi nhận trong các sách nuôi dạy trẻ. Nhưng trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường biểu hiện một số dấu hiệu chậm phát triển trước 2 tuổi.

Nếu bạn quan sát sự phát triển của trẻ bất thường hay bạn nghi ngờ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ, hãy đề cập vấn đề ấy với bác sĩ. Các triệu chứng liên quan với rối loạn có thể liên kết với các rối loạn phát triển khác.

Dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ thường xuất hiện sớm khi phát triển, khi đó các sự trì trệ trong các kỷ năng ngôn ngữ và tương tác xã hội là khá rõ ràng. Bác sĩ sẽ đề nghị các kiểm tra về sự phát triển để xác định trẻ thực sự có sự đình trệ về nhận thức, ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp không. Các dấu hiệu ấy bao gồm:

  • Không đáp ứng với nụ cười và biểu hiện hạnh phúc từ tháng thứ 6
  • Không bắt chước các tiếng động hay biểu hiện khuông mặt sau tháng thứ 9
  • Không bập bẹ sau 12 tháng
  • Không có những hành động như chỉ hay vẫy tay sau 14 tháng
  • Không nói các từ đơn sau 16 tháng
  • Không chơi được các trò chơi áp dụng tư duy hay bắt chước sau tháng thứ 18
  • Không nói được từ kép sau 24 tháng
  • Mất kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng xã hội ở bất cứ độ tuổi nào

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Tác hại của bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Các vấn đề về tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi có thể dẫn đến:

  • Các vấn đề ở trường học và sự thành công trong việc học hỏi.
  • Vấn đề về việc làm
  • Mất khả năng sống độc lập
  • Sống tách biệt và ngại giao tiếp xã hội
  • Stress trong gia đình
  • Nạn nhân của việc bắt nạt

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ không có một nguyên nhân riêng biệt nào. Đây là một rối loạn phức tạp, triệu chứng và sự nghiêm trọng cùng đa dạng, bệnh có rất nhiều nguyên nhân. Cả hai vấn đề di truyền và môi trường có thể đều có vai trò gây bệnh:

Di truyền: Nhiều gene khác nhau liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ. Với một số trẻ, rối loạn phổ tự kỷ có thể liên quan đến rối loạn về di truyền như hội chứng Rett (Rett syndrome) hay hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy (fragile X syndrome). Với một số trẻ, những thay đổi di truyền (đột biến) có thể tăng nguy cơ của rối loạn phổ tự kỷ. Một số gene có thể tác động đến sự phát triển của não hay cách những tế bào não giao tiếp với nhau và chúng có thể xác định độ nghiêm trọng của bệnh. Một số đột biến gene có thể di truyền, trong khi một số khác tự phát sinh.

Các gia đình để hiểu rõ hơn về việc di truyền của bệnh rối loạn phổ tự kỷ, có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Vạn Thông theo số điện thoại 1900 1246.

Yếu tố môi trường: Các nhà khoa học đang nghiên cứu một số yếu tố như nhiễm siêu vi, thuốc, các vấn đề trong thai kì hay chất gây ô nhiễm không khí có vai trò gì khởi phát rối loạn phổ tự kỷ không. 

Không có sự liên quan giữa rối loạn phổ tự kỷ và vaccine

Không có sự liên quan giữa rối loạn phổ tự kỷ và vaccine

Không có sự liên quan giữa vaccine và rối loạn phổ tự kỷ

Một trong những cuộc tranh cãi lớn nhất về rối loạn phổ tự kỷ là liệu có mối quan hệ giữa rối loạn và vaccine được tiêm thời thờ ấu không. Mặc dù có nhiều nghiên cứu lớn, nhưng không có kết quả tin tưởng nào chỉ ra mối liên kết giữa rối loạn phổ tự kỷ và bất kì vaccine nào. 

Tránh tiêm vaccine cho trẻ sẽ đặt con bạn và những người khác vào nguy hiểm khi có thể mắc và lan truyền các bệnh nghiêm trọng như ho gà, thủy đậu hay quai bị.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Số trẻ được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ đang tăng lên. Các nhà khoa học đến nay cũng chưa xác định được rằng việc này là do sự chẩn đoán tốt hơn hay sự tăng thực sự hay cả hai.

Rối loạn phổ tự kỷ tác động đến trẻ ở tất cả các chủng tộc và quốc gia nhưng một số yếu tố nhất định sau đây sẽ tăng nguy cơ ở trẻ:

Giới: trẻ trai mắc bệnh gấp khoảng bốn lần trẻ gái.

Tiền sử gia đình: Những gia đình có một trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ tăng khả năng có một trẻ khác cũng mắc rối loạn. Cũng không hiếm cha mẹ và họ hàng của trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ cũng có các vấn đề nhẹ về kỹ năng xã hội và giao tiếp hay có một số hành vi nhất định đặc trưng cho rối loạn phổ tự kỷ.

Các rối loạn khác: Các trẻ có một số tình trạng y khoa nhất định có một nguy cơ cao mắc rối loạn phổ tự kỷ hay triệu chứng giống tự kỷ hơn bình thường. Chẳng hạn như hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, một rối loạn di truyền gây ra các vấn đề trí tuệ; bệnh xơ cứng củ (tuberous sclerosis) là một tình trạng u lành trong não; hội chứng Rett một tình trạng di truyền thường xảy ra ở trẻ em gái, gây chậm phát triển vùng đầu, khiếm khuyết trí tuệ và mất khả năng sử dụng tay có mục đích.

Trẻ sanh quá non tháng: các trẻ sinh trước 26 tuần mang thai có thể có một nguy cơ lớn mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Tuổi cha mẹ: Có thể có sự liên kết giữa trẻ em sinh bởi cặp bố mẹ cao tuổi và rối loạn phổ tự kỷ nhưng cần có nhiều nghiên cứu cần để chứng minh mối liên hệ này. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp iều trị bệnh rối loạn phổ tự kỷ

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu về sự trì trệ trong phát triển bằng các kiểm tra thường lệ. Nếu trẻ có những triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ, bạn sẽ được đề nghị đến bác sĩ chuyên khoa nhi về rối loạn phổ tự kỷ (bác sĩ tâm lý nhi hay bác sĩ tâm lý, bác sĩ nội thần kinh nhi hay bác sĩ về sự phát triển của trẻ em) để kiểm tra kỹ hơn.

Bởi vì rối loạn phổ tự kỷ rất đa dạng về triệu chứng và mức độ, việc chẩn đoán là rất khó khăn. Không có xét nghiệm chuyên biệt để xác định rối loạn phổ tự kỷ. Thay vào đó, các bác sĩ chuyên khoa có thể:

  • Quan sát trẻ và hỏi sự phát triển và thay đổi về tương tác xã hội, giao tiếp, hành vi của trẻ theo thời gian.
  • Kiểm tra sự nghe, nói, ngôn ngữ, sự phát trển và giao tiếp cững như các vấn đề hành vi của trẻ.
  • Tiến hành các bài tập tương tác và giao tiếp cho con bạn và chấm điểm biểu hiện.
  • Sử sụng tiêu chuẩn Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì.
  • Kết hợp các chuyên khoa để chẩn đoán
  • Thực hiện xét nghiệm di truyền nếu trẻ có một rối loạn di truyền như hội chứng Rett hay hội chứng X dễ vỡ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh rối loạn phổ tự kỷ cho trẻ

Điều trị

Hiện tại không có điều trị cho rối loạn phổ tự kỷ và không có điều trị phù hợp cho tất cả mọi người. Mục đích của điều trị là tối đa khả năng của trẻ bằng việc giảm triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ và hỗ trợ phát triển và học hỏi.

Can thiệp sớm trong độ tuổi trẻ đi mẫu giáo có thể giúp trẻ học tối đa kỹ năng xã hội, giao tiếp, các kỹ năng về hành vi và chức năng.

Các điều trị ở mức độ gia đình và nhà trường cũng như các can thiệp rối loạn phổ tự kỷ có thể quá mức, nhu cầu của con bạn có thể thay đổi theo thời gian. Bác sĩ có thể đề nghị các lựa chọn giúp đỡ từ các nguồn lực ở khu vực của bạn.

Nếu con bạn được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, hãy bàn bạc với chuyên gia về việc thiết kế một chiến lược điều trị thích hợp và xây dựng một đội ngữ chuyên gia cần thiết cho các nhu cầu của bé.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

Liệu pháp về hành vi và giao tiếp: Nhiều chương trình giải quyết các khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi liên quan với rối loạn phổ tự kỷ. Nhiều chương trình khác tập trung vào việc giảm các vấn đề về hành vi và dạy trẻ các kĩ năng mới. Các chương trình khác tập trung vào dạy trẻ cách xử lý các tình huống xac hội hay giao tiếp tốt hơn. Áp dụng phân tích hành vi (ABA) có thể giúp trẻ học các kĩ năng mới và áp dụng các kĩ năng này vào một số tình huống thông qua một hệ thống phần thưởng động viên.

Liệu pháp giáo dục: Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường đáp ứng tốt với các chương trình học có cấu trúc tốt. Các chương trình thành công thường bao gồm một đội các chuyên gia và các hoạt động tăng cường kĩ năng xã hội, giao tiếp và hành vi. Trẻ em độ tuổi mẫu giáo nhận các can thiệp tích cực và phù hợp thường cho những kết quả tốt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Liệu pháp gia đình: Cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có thể học cách chơi và tương tác với trẻ như một cách điều chỉnh hành vi, kiềm chế các vấn đề hành vi và dạy trẻ các kĩ năng sống hằng ngày cũng như cách giao tiếp.

Các liệu pháp khác: Tùy vào nhu cầu, liệu pháp ngôn ngữ để trao dồi kĩ năng giao tiếp, liệu pháp việc làm để dạy các kĩ năng sống hằng ngày và vật lý trị liệu để tăng cường vận động và tăng bằng đều có thể cần thiết. Một nhà tâm lý có thể đề ra các cách để điểu chỉnh các vấn đề hành vi.

Thuốc: Không thuốc nào có thể điều trị tận gốc các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ nhưng một số thuốc cụ thể có thể giúp kiếm soát các triệu chứng. Có thể ví dụ như: một vài thuốc được kê nếu trẻ bị tăng động; thuốc chống loạn thần đôi lúc dùng để chữa các vấn đề hành vi nghiêm trọng hoặc thuốc chống bệnh trầm cảm có thể được kê cho các trường hợp lo âu. Một vài thuốc và chất bổ sung có thể tương tác gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Quản lý các bệnh thể chất và tâm thần khác

Cùng với rối loạn phổ tự kỷ trẻ em, thanh niên và người lớn có thể đối mặt với:

  • Các vấn đề sức khỏe: trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể có các vấn đề y khoa như mắc bệnh động kinh, rối loạn giấc ngủ, hạn chế sở thích ăn uống hay các vấn đề về bao tử. Hãy hỏi bác sĩ cách tốt nhất để đối phó các vấn đề này cùng một lúc.
  • Những vấn đề trong giai đoạn trưởng thành: thanh thiếu niên và người trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể khó khăn để hiểu sự thay dổi của cơ thể. Cũng như các tình huống xã hội sẽ phức tạp hơn khi là người lớn và sự khoan dung về những khác biệt cá nhân cũng giảm. Các vấn đề về hành vi có thể là thử thách suốt tuổi thiếu niên.
  • Các rối loạn tâm thần khác: Trẻ vị thành niên và người lớn mắc rối loạn phổ tự kỷ thường trải qua các rối loạn sức khỏe tâm thần khác như lo âu, suy sụp. Bác sĩ gia đình, chuyên gia sức khỏe tâm thần, hiệp hội cộng đồng và tổ chức xã hội có thể giúp đỡ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Kế hoạch cho tương lai

Trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ thường tiếp tục học hỏi và bồi đắp những vấn đề suốt cuộc đời, nhưng đa số sẽ cần tiếp tục một số sự trợ giúp bắt buộc. Lên kế hoạch cho các cơ hội tương lai của trẻ như nghề nghiệp, trường đại học, tình trạng sống, sự tự lập và các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ quá trình diễn ra thuận lợi.

Các gia đình có trẻ rối loạn phổ tự kỷ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị bệnh và sớm đưa trẻ hòa nhập lại với cuộc sống bình thường. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thị Dương

    Gia đình tôi có một đứa cháu bị bệnh này, bố mẹ nó đã đưa đi chữa nhưng chưa thấy đỡ

    05/10/2017
  • Nguyễn Thị Thùy

    Con cháu cũng đang có dấu hiệu của tự kỷ, cháu không chịu giao tiếp và thường ngồi một chỗ, ngại vận động. Cháu không biết nên đưa con đi điều trị ở đâu.

    28/09/2017
Ngô Thị Thư (24/07/2018)
Con em cũng bị chuẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, không phản ứng với các yêu cầu hay gọi của người khác, chậm nói, hiện tại bé 28thang. hiện tại cháu cũng đi học ở trung tâm giáo dục trẻ em hòa nhập nhưng không thấy tiến triển ạ.
Lê đình phong(18/05/2018)
Em bi roi loạn ngôn ngữ không có nào diễn đạt suy nghĩ uốn nói. Chắc bị ton thương thùy trước trán a có cách nào điều trị hết không. Chi phí điều trị bao nhiêu ạ! Xin cảm ơn

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Hầu hết các trường hợp tự kỷ liên quan đến đột biến
Kinh nghiệm - chia sẻ
Theo một nghiên cứu mới tại Khoa Y thuộc Đại học Washington (Hoa Kỳ), hầu hết các trường hợp mắc chứng tự kỷ không phải do thừa hưởng từ cha mẹ mà liên...
Chơi đùa có thể khiến cho trẻ em bị tự kỷ trở nên căng thẳng
Kinh nghiệm - chia sẻ
Theo một nghiên cứu gần đây, trẻ mắc chứng tự kỷ dường như có cách vui chơi khác với trẻ phát triển bình thường. Và việc tham gia chơi...
Bệnh tự kỷ có liên quan gì đến tình trạng kinh tế xã hội
Kinh nghiệm - chia sẻ
Một nghiên cứu thú vị mới đây đã cho ra kết quả rằng trẻ em sống trong những khu phố có thu nhập thấp và không có học vị cao có khả năng...