22 dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ giúp nhận biết nhanh
Bệnh tự kỷ thường được phát hiện khi người bệnh còn nhỏ dựa và các triệu chứng và biểu hiện trong cuộc sống, công việc và học tập. Nhận biết được các dấu hiệu của bệnh tự kỷ giúp người bệnh sớm nhận được sự điều trị hơn.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Tự kỷ là một bệnh lí tâm thần phức tạp, bao gồm các hạn chế về các mặt như tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ cũng như các kĩ năng giao tiếp, đi kèm với các hành vi lặp lại một cách cứng nhắc. Mức độ nặng của bệnh thay đổi từ nhẹ như hạn chế một phần cuộc sống của người bệnh tới hạn chế hoàn toàn các hoạt động giao tiếp, suy nghĩ, hành động, có thể cần tới sự chăm sóc đặc biệt.
Thường những trẻ mắc bệnh tự kỷ xuất hiện triệu chứng của bệnh trong năm đầu tiên của cuộc đời. Tuy nhiên một số trẻ xuất hiện triệu chứng trễ hơn. Những trẻ này có thể phát triển tâm thần – vận động bình thường trong năm đầu tiên, nhưng tới khoảng từ tháng thứ 18 đến tháng 24, các triệu chứng của bệnh mới xuất hiện.
Một số trẻ tự kỷ biểu hiện triệu chứng của bệnh từ thời thơ ấu như giảm giao tiếp bằng mắt, không phản ứng lại với lời nói hay thờ ơ với người chăm sóc bé (cha mẹ, ông bà,..). Những đứa trẻ khác có thể phát triển bình thường trong một vài tháng đầu, sau đó đột ngột trở nên lầm lì, trốn tránh hay giận dữ hay mất hết các kĩ năng ngôn ngữ đã học được. Các dấu hiệu này thường được thấy vào lúc trẻ được 2 tuổi. Mỗi trẻ mắc bệnh tự kỷ có một dấu hiệu hành vi đặc trưng và mức độ nặng của bệnh khác nhau, từ kém hoạt động tới hoạt động mạnh. Một số trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc học tập và có các dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ. Một số trẻ tự kỷ khác lại có trí thông minh ở mức bình thường hoặc cao - chúng học tập rất nhanh, thế nhưng lại gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và áp dụng những thứ chúng biết vào cuộc sống hàng ngày cũng như gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh bản thân phù hợp với các tình huống xã hội.
Vì các triệu chứng tự kỷ ở mỗi trẻ là khác nhau nên độ nặng của bệnh có thể rất khó để xác định trong một số trường hợp. Do đó, các bác sĩ sẽ xác định độ nặng của bệnh dựa vào mức độ hạn chế và mức độ ảnh hưởng của bệnh tới các hoạt động của người bệnh. Người ta cũng dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng để định danh các dạng tự kỷ. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở người mắc bệnh tự kỷ.
Các triệu chứng về khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của người tự kỷ.
- Không phản ứng lại khi bị gọi tên hoặc tỏ ra không nghe thấy người khác gọi mình
- Chống cự lại khi được ôm, nắm tay và có vẻ thích ở một mình, sống khép kín trong thế giới riêng của họ
- Kém giao tiếp bằng mắt và không biểu hiện cảm xúc trên mặt
- Không nói chuyện hoặc nói ngắt quãng, hay mất khả năng phát âm các từ hoặc nói một câu hoàn chỉnh
- Không thể mở đầu một cuộc đối thoại hoặc kéo dài cuộc đối thoại, hoặc chỉ nói chuyện để yêu cầu người khác làm một việc gì đó cho mình hoặc để đọc tên các đồ vật
- Nói chuyện với âm giọng bất thường, có thể sử dụng giọng đơn âm hoặc nói chuyện như robot
- Lặp lại các từ hoặc các cụm đúng nguyên văn dù không hiểu được khi nào có thể sử dụng các từ ngữ này
- Có vẻ như không hiểu được các câu hỏi đơn giản hoặc các chỉ dẫn đơn giản
- Không biểu lộ cảm xúc và có vẻ như không nhận thức được cảm xúc của người khác
- Không chỉ vào hoặc không giữ các đồ vật mà họ quan tâm tới
- Tương tác xã hội không phù hợp, thụ động hoặc giận dữ hoặc gây rối người khác
- Khó nhận ra các tín hiệu không lời nói như nét mặt, các cử chỉ cơ thể hoặc giọng điệu của người khác
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các dấu hiệu hành vi đặc trưng ở người bị bệnh tự kỷ
Tự kỷ ở người lớn hay tự kỷ ở trẻ em cũng đều có những dấu hiệu đặc trưng. Người mắc bệnh có thể bị hạn chế hoạt động, có các hành vi, hứng thú hay hoạt động đặc trưng, lặp đi lặp lại, ví dụ như:
- Thực hiện các cử động lặp đi lặp lại như giật cục, xoay tròn hay vỗ tay
- Thực hiện các hoạt động có thể gây tổn thương bản thân như cắn hay đập đầu
- Gặp khó khăn khi kết hợp các động tác hay có những cử động kì lạ như vụng về, đi nhón gót, có các cử chỉ, điệu bộ cơ thể kì lạ, phóng đại
- Hình thành các thói quen đặc biệt hay “nghi lễ” cụ thể và dễ nóng nảy khi bị thay đổi, dù là thay đổi nhỏ nhất
- Bị thu hút bởi các chi tiết của một vật, như tay lái của xe đồ chơi, nhưng không hiểu được mục đích hay chức năng của vật đó
- Thường nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hay sự đụng chạm, nhưng có thể không cảm thấy đau hay cảm giác nóng lạnh
- Không tham gia vào các trò chơi đóng vai hay trò chơi cần sự tin tưởng
- Sửa chữa các đồ vật với sự tập trung cao độ bất thường
- Có sở thích ăn uống riêng như chỉ ăn một vài loại thức ăn nhất định, hoặc từ chối ăn các loại thức ăn “không thích hợp”.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi lớn lên, một vài trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể hòa nhập hơn với cộng đồng và bớt biểu hiện các hành vi gây khó chịu. Một vài trẻ tự kỷ mức độ nhẹ có thể có một cuộc sống bình thường hoặc gần như bình thường. Nhưng số khác vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc giao tiếp hoặc khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội, và những năm tháng vị thành niên có thể làm nặng hơn các triệu chứng về hành vi và cảm xúc. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu tự kỷ ở người bệnh, nên đưa người đó đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh tự kỷ phù hợp
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi