Bệnh tự kỷ có di truyền không - Tư vấn từ chuyên gia

Bệnh tự kỷ có di truyền không - Tư vấn từ chuyên gia

Chào bác sĩ, trong gia đình tôi có một người mắc bệnh tự kỷ. Tôi sắp sinh bé đầu lòng nhưng vẫn cảm thấy rất băn khoăn không biết là bệnh tự kỷ có di truyền hay không. Mong bác sĩ của Hello Doctor sẽ giải đáp giúp cho tôi.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Trả lời:

Chào bạn, trước hết cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời dựa trên những thông tin sau:

1. Một số khái niệm và phân loại bệnh tự kỷ

Tự kỷ thường hay gặp ở các bé trai, với tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với bé gái.

Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường. Dựa theo thời điểm mắc tự kỷ, có thể phân loại chứng tự kỷ thành 2 dạng là dạng bẩm sinh (điển hình) và dạng mắc phải (không điển hình).

- Tự kỷ điển hình - hay tự kỷ bẩm sinh: các triệu chứng của bệnh tự kỷ xuất hiện dần dần trong 3 năm đầu đời của trẻ.

- Tự kỷ không điển hình - hay tự kỷ mắc phải: trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp bình thường trong 3 năm đầu đời, sau đó các triệu chứng của bệnh tự kỷ xuất hiện dần dần và bắt đầu có sự thoái triển trong khả năng ngôn ngữ cũng như giao tiếp.

Các triệu chứng điển hình của bệnh tự kỷ:

  • Giảm khả năng giao tiếp, rối loạn ngôn ngữ
  • Giảm khả năng tương tác xã hội
  • Không nhìn mắt người đối diện khi giao tiếp
  • Hành vi lặp lại, bất thường
  • Phản ứng chống lại sự thay đổi
  • Bận tâm hoặc ám ảnh quá mức về một sự vật, sự việc

Để hiểu rõ hơn về bệnh tự kỷ, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Tự kỷ là gì?

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Bệnh tự kỷ có di truyền không?

Như đã trình bày trong bài "nguyên nhân tự kỷ", có thể thấy nguyên nhân chủ yếu của chứng tự kỷ bắt nguồn từ sự mất cân bằng của hệ thần kinh, gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển não bộ.

Nhiều người quan niệm, việc cha mẹ thiếu quan tâm con cái là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tự kỷ. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm từ những năm 60, khoa học hiện đại đã bác bỏ điều này, hành vi của cha mẹ không nhất thiết gây ra chứng tự kỷ ở trẻ. Dựa theo những số liệu, dữ kiện thống kê trong thực tế, chứng tự kỷ được ghi nhận có khả năng di truyền, tức là do vật liệu di truyền (gen) quy định và có thể truyền từ đời này sang đời sau. Sở dĩ như vậy là do người có anh chị em mắc bệnh tự kỷ có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 45 lần so với người bình thường. 

Bên cạnh đó, thông qua những nghiên cứu thu thập từ những gia đình có trẻ bị tự kỷ thì cha mẹ của những đứa trẻ này có nhiều dấu hiệu mang trong mình căn bệnh này hơn so với những phụ huynh có con em không mắc bệnh. Một đặc điểm phổ biến ở những phụ huynh này được tìm thấy là họ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận các kĩ năng xã hội. Họ thường có xu hướng cô lập mình khỏi những người xung quanh và hay có những suy nghĩ luẩn quẩn. 

Nhưng không hẳn gen gây bệnh tự kỷ là một gen duy nhất, hay nói cách khác di truyền không phải là nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ duy nhất của chứng bệnh tự kỷ. 

Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không phải một gen duy nhất, mà là một chuỗi gen quy định. Ta cũng có thể thấy rõ điều đó thông qua sự đa dạng các kiểu hình biểu hiện của bệnh, có người gặp khó khăn trong giao tiếp nhưng lại bộc lộ tài năng sáng tạo ở một lĩnh vực khác như hội họa, lại có người cực kỳ tăng động. 

Ngoài ra, không chỉ yếu tố di truyền mà bệnh tự kỷ còn có góp phần của yếu tố môi trường. Điển hình là những sang chấn lúc mang thai cũng như sanh con là những yếu tố nguy cơ cao góp phần gây ra bệnh. Trên thực tế, để xác định được trẻ có mắc phải hội chứng tự kỷ hay không, mức độ thế nào hiện tại vẫn dựa vào sự tương tác của trẻ với môi trường xã hội. Đặc biệt, ở trẻ tự kỷ, ngoài việc bị chậm nói, phải bao gồm thêm những biểu hiện bất thường khác kèm theo. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Một số yếu tố nguy cơ thúc đẩy chứng tự kỷ

  • Nhiễm virus lúc mang thai như virus Rubella
  • Sang chấn lúc sanh
  • Khuyết tật tâm thần, tổn thương hệ thần kinh bẩm sinh
  • Các tình trạng nhiễm sắc thể bất thường
  • Gia đình có người bị tự kỷ

Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh tự kỷ, tuy nhiên nếu được phát hiện và can thiệp sớm, sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp xã hội. Điều này cũng sẽ phần nào giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản than, hòa nhập  cộng đồng.

Nếu can thiệp sớm từ 1 đến 3 tuổi với những trẻ tự kỷ nhẹ và trung bình sẽ giúp cải thiện và gia tăng khả năng giao tiếp qua ngôn ngữ, hành vi. Giới nghiên cứu cũng cho biết nếu phát hiện sớm, 80% trẻ tự kỷ có thể đi học với các bạn bình thường.

Do vậy, cha mẹ hãy quan tâm, chú ý tới những hành vi của trẻ, và đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường của bệnh. Cha mẹ có thể dựa trên các Triệu chứng tự kỷ ở trẻ em để nhận biết con mình có đang mắc bệnh tự kỷ hay không.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tự kỷ

Bệnh tự kỷ có mấy giai đoạn - biểu hiện theo từng giai đoạn
Bệnh tự kỷ thường được phát hiện sớm ở trẻ trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Chỉ một số ít trường hợp có các biểu hiện tự kỷ khi trưởng thành....
Bệnh tự kỷ có chữa được không - giải đáp từ chuyên gia
Chào bác sĩ, cháu trai tôi mới đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ khiến cho gia đình tôi hiện đang rất lo lắng. Xin...
Tự kỷ nhẹ - hội chứng Asperger - làm thế nào để nhận biết?
Tự kỷ nhẹ hay còn được gọi là tự kỷ có chức năng cao hoặc hội chứng Asperger. Các triệu chứng của loại tự kỷ này thường không rõ ràng như...
Nhận biết trẻ bị bệnh tự kỷ nặng thông qua các dấu hiệu
Một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ nặng có thể gặp nhiều rắc rối, thậm chí còn cảm thấy đau đớn bởi sự bất bình thường trong suy nghĩ và cảm nhận của mình....
3 nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em và người lớn
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất được hỏi sau khi chẩn đoán chứng tự kỷ đó là nguyên nhân từ đâu? Mời bạn cùng Hello Doctor đi tìm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Anh Tuấn

    Gia đình tôi cũng có người mắc bệnh tự lỷ nên tôi cũng có cùng thắc mắc như vậy, cảm ơn bác sĩ đã giải đáp vấn đề này.

    05/11/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung