4 dấu hiệu điển hình giúp nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em

4 dấu hiệu điển hình giúp nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em

Bệnh tự kỷ ở trẻ em thực sự là một nỗi lo lắng đối với các bậc phụ huynh. Những biểu hiện triệu chứng của bệnh tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời. Việc nắm được các dấu hiệu của bệnh giúp phụ huynh có định hướng sớm để giúp đỡ con mình.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Khái niệm và phân loại bệnh tự kỷ ở trẻ em

Bệnh tự kỷ là tên gọi của hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ. Tự kỷ hay gặp ở các bé trai với tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với bé gái. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự mất cân bằng của hệ thần kinh, gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển não bộ.

Theo phân loại của Hội tâm thần Mỹ, bệnh tự kỷ chia thành 5 hội chứng bao gồm:

  • Hội chứng Asperger: Trẻ thường chậm phát triển tâm thần, thường gào khóc,...nhưng gần 10% trong số đó có khả năng phi thường về âm nhạc, hội họa, điêu khắc, tính toán... dù không hề được học hay luyện tập.
  • Hội chứng Rett: Chỉ được ghi nhận ở bé gái, từ 6-18 tháng phát triển bình thường, nhưng sau đó não và đầu không tiếp tục phát triển, gây chậm phát triển về mặt xã hội và trí tuệ.
  • Hội chứng thoái phát triển ở trẻ em: Trẻ phát triển về giao tiếp, xã hội bình thường ở độ tuổi 3-4 tuổi, nhưng sau đó bị khiếm khuyết nặng nề về vận động, giao tiếp và quan hệ xã hội.
  • Các rối loạn phát triển không đặc hiệu: Trẻ bị rối loạn trong tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Xuất hiện sau tháng thứ 30, các dấu hiệu chủ yếu bao gồm loạn thần, loạn ngữ nghĩa…
  • Chứng tự kỷ điển hình: Trẻ gặp khó khăn trong quan hệ xã hội, khiếm khuyết về ngôn ngữ và giao tiếp, học nói muộn, có hành vi và mối quan tâm bất thường…

Về chứng tự kỷ thông thái (hội chứng Asperger) có các giả thuyết về khả năng đặc biệt của người tự kỷ đã được đưa ra. Một trong số đó là bán cầu não phải của những trẻ tự kỷ này rất phát triển, còn bán cầu não trái lại kém phát triển hơn nhiều. Như ta được biết, não phải kiểm soát sự phân tích các hình dạng trong không gian, trí nhớ âm thanh và sự hiểu biết âm nhạc. Đó chính là những khả năng nổi trội nơi những người mắc chứng tự kỷ thông thái. Còn não trái kiểm soát sự diễn đạt, thông hiểu ngôn ngữ và trí nhớ cảm xúc, lại là những nhược điểm của họ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Một số nguy cơ của bệnh tự kỷ

  • Người mẹ trong khi mang thai bị nhiễm một số loại virus.
  • Khi sinh bị ngạt, sang chấn não, can thiệp sản khoa, sinh non.
  • Khuyết tật tâm thần, tổn thương hệ thần kinh bẩm sinh.
  • Các tình trạng nhiễm sắc thể bất thường.
  • Gia đình ít quan tâm

3. Các dấu hiệu và biểu hiện điển hình của bệnh tự kỷ ở trẻ em 

Khác với bệnh tự kỷ ở người lớn, các dấu hiệu của chứng tự kỷ ở trẻ em thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường.

Khiếm khuyết về mặt quan hệ xã hội:

Đây là đặc điểm trung tâm của bệnh tự kỷ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự lưu tâm đến giọng nói của người khác. Chúng không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như trẻ bình thường. Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ, vẻ mặt không diễn cảm.

Khiếm khuyết giao tiếp phi ngôn ngữ:

Lúc nhỏ, trẻ tự kỷ thường biểu lộ nhu cầu qua tiếng khóc. Lớn lên, trẻ biểu lộ ý muốn bằng cách kéo tay người lớn đến vật mong muốn. Thường khi đó, trẻ không diễn cảm qua nét mặt. Tuy nhiên, trẻ không biết chỉ tay, không biết gật đầu, lắc đầu.

Khiếm khuyết về phát triển lời nói:

Nhiều trẻ tự kỷ ít bập bẹ trong năm đầu tiên. Nhiều trẻ gần như câm nín cho đến 5 tuổi. Khoảng 1/2 trẻ tự kỷ sẽ bị câm nín suốt đời.

Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. bên cạnh đó, trẻ tự kỷ thường nói rập khuôn, lặp đi lặp lại.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chống lại sự thay đổi:

Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể làm trẻ nổi giận. Ví dụ như nhiều trẻ hay xếp đồ chơi và vật dụng thành hàng dài và rất khó chịu nếu như trật tự này bị thay đổi. 

Khi thấy trẻ có dấu hiệu tự kỷ, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để tránh trẻ tự kỷ nặng. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nếu:

  • 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô.
  • 12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ,…với đồ chơi
  • 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào.
  • 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.
  • Ở mọi độ tuổi, đều có sự mất/ suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội. 

Hiện nay, chưa có thuốc chữa trị chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và can thiệp sớm thì vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng. Cha mẹ có thể tham khảo ngay cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Xem thêm:



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Tự kỷ

Bệnh tự kỷ có mấy giai đoạn - biểu hiện theo từng giai đoạn
Bệnh tự kỷ thường được phát hiện sớm ở trẻ trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Chỉ một số ít trường hợp có các biểu hiện tự kỷ khi trưởng thành....
Bệnh tự kỷ có di truyền không - Tư vấn từ chuyên gia
Chào bác sĩ, trong gia đình tôi có một người mắc bệnh tự kỷ. Tôi sắp sinh bé đầu lòng nhưng vẫn cảm thấy rất băn khoăn không biết...
Bệnh tự kỷ có chữa được không - giải đáp từ chuyên gia
Chào bác sĩ, cháu trai tôi mới đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ khiến cho gia đình tôi hiện đang rất lo lắng. Xin...
Tự kỷ nhẹ - hội chứng Asperger - làm thế nào để nhận biết?
Tự kỷ nhẹ hay còn được gọi là tự kỷ có chức năng cao hoặc hội chứng Asperger. Các triệu chứng của loại tự kỷ này thường không rõ ràng như...
Nhận biết trẻ bị bệnh tự kỷ nặng thông qua các dấu hiệu
Một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ nặng có thể gặp nhiều rắc rối, thậm chí còn cảm thấy đau đớn bởi sự bất bình thường trong suy nghĩ và cảm nhận của mình....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lan Anh

    Những chia sẻ của bác sĩ rất là hữu ích

    05/10/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung