Chơi đùa có thể khiến cho trẻ em bị tự kỷ trở nên căng thẳng

Chơi đùa có thể khiến cho trẻ em bị tự kỷ trở nên căng thẳng

Theo một nghiên cứu gần đây, trẻ mắc chứng tự kỷ dường như có cách vui chơi khác với trẻ phát triển bình thường. Và việc tham gia chơi cùng những người khác khiến cho trẻ bị tự kỷ cảm thấy căng thẳng.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Giáo sư tâm thần học của Đại học Vanderbilt ở Nashville, cho biết: "Trẻ em mắc chứng tự kỷ thiếu tính tập thể trong trò chơi của chúng và không biết "điều chỉnh" trò chơi cho phù hợp khi có người khác tham gia. Ví dụ, chúng có khuynh hướng ít tương tác hơn với những đứa trẻ khác và có khuynh hướng thích chơi một mình hoặc với đồ vật gần đó  ngay cả khi có những đứa trẻ khác ở gần", cô nói.

Bệnh tự kỷ là tình trạng rối loạn phát triển khiến trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp với người khác và có hành vi ám ảnh hoặc lặp đi lặp lại. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ thì có khoảng một trong số 68 trẻ em ở Hoa Kỳ đã được chẩn đoán bị rối loạn phổ tự kỷ.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một loạt các thí nghiệm với 42 trẻ em từ 8 đến 12 tuổi, những đứa trẻ này đã mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc có nguy cơ phát triển bệnh. Các nhà nghiên cứu thu thập mẫu cortisol, một hoocmon liên quan đến stress, từ nước bọt của trẻ trước và sau khi chơi trên sân chơi với một đứa trẻ khác.

Mức độ kích thích của trẻ có chứng tự kỷ trong quá trình chơi cho thấy việc tương tác với những người đồng lứa có thể khá căng thẳng. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ giữa hoạt động của não trong khi chơi, hành vi và mức độ căng thẳng.

Tất cả các trẻ em trải qua quét não trong khi chơi một trò chơi máy tính trong đó chúng tin rằng chúng đã chơi một nửa thời gian với người thực và nửa thời gian còn lại với máy tính.

Corbett nói: "Những đứa trẻ bình thường cho thấy sự khác biệt rất lớn khi chơi đùa với người thực và với máy tính. Chúng ta biết rằng trẻ em bị chứng tự kỷ gặp khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội, và nghiên cứu hiện tại cho thấy mô hình não của trẻ em mắc chứng rối loạn tự kỷ sẽ cùng kích hoạt các vùng não tương tự nhau bất kể khi chúng đang chơi với một đứa trẻ khác hay chơi với máy tính."

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Trẻ bị tự kỉ có thể gặp khó khăn khi chơi đùa với trẻ khác

Tuy nhiên, một chuyên gia cho biết nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Social Cognitive and Affective Neuroscience đang có những hạn chế.

Tiến sĩ Glen Elliott, nhà tâm lý học và giám đốc y tế của Hội đồng Y tế Trẻ em ở Palo Alto, Calif cho biết: "Nghiên cứu này đang cố gắng cung cấp những bằng chứng về mặt sinh lý để đánh giá xem trong khi chơi thì trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có phản ứng khác với trẻ có chức năng thần kinh bình thường hay không".

Nhưng ông đã chỉ ra các khía cạnh hạn chế của nghiên cứu, chẳng hạn như chỉ đánh giá trẻ mắc chứng tự kỷ có IQ cao (ít nhất 80). Nghiên cứu cũng chỉ cho thấy những thay đổi có trong bộ não của trẻ có chứng tự kỷ, nhưng không giải thích được nguyên nhân.

Elliott nói: "Chúng ta không thể sử dụng dữ liệu để suy ra, để hiểu được trí não của trẻ em mắc chứng rối loạn tự kỷ khác biệt như thế nào so với những trẻ không có chứng tự kỷ. "Trẻ có chứng tự kỷ có thể hiểu các quy tắc theo những cách khác so với trẻ bình thường. Nếu vậy, sự khác biệt trong cách lý giải vấn đề có thể đến từ sự khác biệt trong kết quả hình ảnh scan não".

Vậy đối với trẻ tự kỷ "chơi đùa " là gì? Elliott nói rằng phụ thuộc vào tình trạng tự kỷ của trẻ , sự quan tâm của trẻ đối với hoạt động và mức độ thực hiện chức năng tâm thần của trẻ. Nhìn chung, trẻ em có chứng tự kỷ ít có khả năng  giả vờ “chơi đùa” và không thể tự đặt mình vào vị trí người khác để cố gắng hiểu những gì người khác có thể nghĩ hoặc cảm nhận.

Shannon Des Roches Rosa, thuộc Redwood City, California, người có con trai 14 tuổi bị chứng tự kỷ, nói rằng nghiên cứu có những khía cạnh đúng, bà nhận thấy con mình gặp nhiều căng thẳng trong việc giao tiếp xã hội. Sự căng thẳng đó thậm chí có thể lớn hơn trong điều kiện nhân tạo, chẳng hạn như phòng thí nghiệm, cô nói.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

"Tôi đã học cách để con trai tôi chơi các trò chơi khiến nó hạnh phúc hơn là hướng nó đến những trò chơi mà nó" nên chơi ", Des Roches Rosa nói. "Điều đó có thể không giống một trò chơi đối với những đứa trẻ bình thường nhưng khiến cho những đứa trẻ như con trai của tôi cực kì thích thú."

Trò chơi của con trai cô thường bao gồm các hoạt động có cảm giác mạnh, chẳng hạn như đá bóng qua lại hoặc nhảy lên một tấm bạt lò xo, cô nói. Cậu bé cũng thích iPad của mình, đặc biệt là các ứng dụng có thể được kích hoạt bằng việc chạm liên tục, cô nói thêm.

Corbett nói rằng trò chơi của trẻ em bị chứng tự kỷ có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều hơn, tập trung vào máy tính, video và công nghệ hơn là tham gia với các trẻ em khác. Cô cũng gợi ý là đối với trẻ em mắc chứng tự kỷ, một số chương trình kỹ năng xã hội với bạn đồng lứa có thể giúp tăng sự hứng thú đối với các trò chơi tập thể mà không gây căng thẳng

Cha mẹ có thể tạo cơ hội cho trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ chơi với những người bạn đồng lứa hoạt bát, cảm thông để nâng cao sở thích, động lực và khả năng của mình để chơi đùa với những người khác. Nó có thể giúp giảm thời lượng sử dụng máy tính và xem video của trẻ.

Elliott cho biết nghiên cứu này có thể không cung cấp nhiều hiểu biết sâu sắc cho cha mẹ của trẻ em có chứng tự kỷ bởi vì họ đã biết rằng cho con họ chơi với bạn bè đồng trang lứa là một điều khó khăn.

Những người làm cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến con, đặc biệt là trẻ bị tự kỉ. Việc tìm ra sở thích của trẻ và giúp trẻ hòa nhập hơn với cộng đồng là điều mà cha mẹ cần làm. 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn phổ tự kỷ

Hầu hết các trường hợp tự kỷ liên quan đến đột biến
Theo một nghiên cứu mới tại Khoa Y thuộc Đại học Washington (Hoa Kỳ), hầu hết các trường hợp mắc chứng tự kỷ không phải do thừa hưởng từ cha mẹ mà liên...
Bệnh tự kỷ có liên quan gì đến tình trạng kinh tế xã hội
Một nghiên cứu thú vị mới đây đã cho ra kết quả rằng trẻ em sống trong những khu phố có thu nhập thấp và không có học vị cao có khả năng...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung