Phác đồ điều trị bệnh tự kỷ thường được áp dụng hiện nay

Phác đồ điều trị bệnh tự kỷ thường được áp dụng hiện nay

Các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân tự kỷ để đánh giá mức độ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các cách chữa trị thường gặp là dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Mục đích của việc điều trị bệnh tự kỷ

- Các liệu pháp điều trị nhắm đến tăng các hành vi xã hội, giảm các triệu chứng hành vi lạ và tăng giao tiếp ngôn ngữ và học tập cần được khắc phục.

- Giảm các hành vi gây rối mà có thể trở nên tệ hại hơn trong quá trình di chuyển và ở trường.

2. Nguyên tắc điều trị bệnh tự kỷ

  • Phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh tự kỷ, can thiệp kịp thời, toàn diện.
  • Nâng cao kỹ năng xã hội cho trẻ
  • Tạo môi trường sống thích hợp.
  • Phương pháp can thiệp dựa trên học thuyết nhận thức và hành vi, sử dụng phương tiện thị giác để dạy trẻ.
  • Chương trình giáo dục bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất: từ 2-4 tuổi.
  • Không có thuốc đặc trị chữa tự kỷ. Chỉ có thuốc điều trị những triệu chứng, rối loạn đi kèm: tăng động, hung tính, tự gây thương tích, hành vi định hình nặng. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ

a. Sử dụng thuốc

Mục tiêu sử dụng thuốc :

- Điều chỉnh hành vi và cảm xúc, làm tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ để tạo điều kiện và tối ưu hóa sự tiếp nhận các phương pháp can thiệp trên bệnh nhân.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia đình:

  • Escitalopram (Lexapro): cải thiện ở 61% bệnh nhân các triệu chứng khó chịu, thờ ơ, định hình, tăng động và các câu nói không phù hợp.
  • Methylphenidate (ritalin): điều trị tăng động nhận thấy ở 49% bệnh nhân.
  • Các thuốc chống loạn thần như Haloperidol, Risperidon, Olanzapin, Quetiapine: làm giảm các triệu chứng hành vi như tăng động, định hình, thu hẹp, bồn chồn, cáu kỉnh, cảm xúc không ổn định và học nhanh. Tuy nhiên cần cân nhắc các tác dụng phụ của thuốc.
  • Các thuốc hỗ trợ khác: Piracetam, Citicolin, vitamine nhóm B, C, Pho -L, Canxi, Magne B6, … : giúp tăng cường tuần hoàn não và bồi bổ thần kinh.

Đối với bệnh tự kỷ ở trẻ em, bác sĩ sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng trong việc có cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay không.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

b. Vật lí trị liệu và phục hồi chức năng

Phân tích hành vi ứng dụng

Việc phân tích hành vi ứng dụng bao gồm:

  • Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ.
  • Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi.
  • Đo lường hành vi bất thường (tần xuất, thời gian, mức độ, địa điểm,..)
  • Phân tích chức năng mối liên hệ giữa môi trường và hành vi.
  • Dựa vào các kết quả mô tả và phân tích chức năng của hành vi để thiết lập thực hành về thay đổi hành vi.

Mô hình ABC - Là cơ sở của phương pháp “Phân tích hành vi ứng dụng” 

Bước đầu tiên của “Phân tích hành vi ứng dụng” là phân tích hành vi bằng sử dụng Mô hình ABC gồm:

  • A. Trước hành vi (Antecedent): là một hướng dẫn hoặc một yêu cầu trẻ thực hiện một hành động.
  • B. Hành vi (Behavior): là hành vi hoặc đáp ứng của trẻ.
  • C. Sau hành vi (Consequence): là đáp ứng của người chăm sóc/ trị liệu trẻ có thể dao động từ các củng cố hành vi dương. 

Dựa vào kết quả Phân tích hành vi ABC người can thiệp tiến hành thực hiện các kỹ thuật can thiệp phân tích hành vi ứng dụng cho trẻ tự kỷ.

Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp

Huấn luyện về giao tiếp sớm:

  • Kỹ năng tập trung
  • Kỹ năng bắt chước
  • Kỹ năng chơi đùa
  • Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh.
  • Kỹ năng xã hội.

Huấn luyện các kỹ năng ngôn ngữ:

  • Kỹ năng hiểu ngôn ngữ
  • Kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
  • Ngoài ra có thể lựa chọn chương trình huấn luyện theo mức độ tập trung vào các kỹ năng: chú ý; bắt chước; tiếp nhận ngôn ngữ; thể hiện ngôn ngữ; kỹ năng trước khi đến trường; tự chăm sóc; ngôn ngữ trừu tượng; kỹ năng trường học và kỹ năng xã hội.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Hoạt động trị liệu 

Là kỹ năng vận động tinh liên quan đến các cử động nhỏ của bàn tay, cổ tay, ngón tay, ngón chân, môi và lưỡi. Bao gồm:

  • Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: kỹ năng ăn uống (dùng dao, dĩa, thìa, uống nước bằng cốc), tắm rửa, mặc quần áo, đi giầy và tất, đi vệ sinh.
  • Kỹ năng của bàn tay: Cầm vật nhỏ, viết, vẽ, dùng kéo cắt, dán.

Một đặc điểm thường thấy ở trẻ tự kỷ là thiếu các kỹ năng chơi phù hợp với lứa tuổi. Với trẻ nhỏ, chơi cũng là phương tiện chủ yếu để dạy các kỹ năng xã hội và nhiều trị liệu khác.

Phương pháp chơi trị liệu

Hiện nay có nhiều loại hình chơi được áp dụng cho trẻ tự kỷ:

- Chơi tập thể nhóm nhỏ: trẻ tự kỷ bị hạn chế kỹ năng chơi tập thể, chính vì vậy việc cho trẻ chơi trong một nhóm khoảng năm đến sáu bạn theo một chủ đề nào đó (gia đình, thầy thuốc, xây dựng, nấu nướng…) với sự hướng dẫn của giáo viên giúp trẻ hoà nhập với bạn bè.

- Chơi tập thể nhóm lớn hơn: giúp trẻ tự kỷ hiểu được các luật lệ của trò chơi, luật lệ giao tiếp xã hội, phát triển kỹ năng cá nhân - xã hội tốt hơn. 

Các điều trị hỗ trợ khác

- Trị liệu tâm lý:

Hầu hết trẻ tự kỷ đều có ít nhiều cảm giác lo sợ vì trẻ không hiểu nhiều về thế giới xung quanh.
Những lo sợ này càng khiến trẻ xa lánh mọi người và thế giới xung quanh, thu mình vào thế giới của riêng chúng.

Do vậy trị liệu tâm lý là rất cần thiết cho trẻ tự kỷ. Trẻ sẽ làm việc với chuyên gia tâm lý một đến hai lần mỗi tuần, mỗi lần 45 phút.

- Các câu chuyện xã hội:

Các câu chuyện xã hội là một cách tiếp cận cung cấp cấu trúc sắp xếp hình ảnh để dạy các kỹ năng xã hội và làm giảm hành vi bất thường

Bên cạnh đó trẻ có thể học thông qua việc theo dõi và bắt chước hành vi của người khác. 

- Thủy trị liệu:

Thủy trị liệu là một trị liệu có ý nghĩa hỗ trợ rất tích cực cho trẻ tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ giảm căng thẳng, giảm bớt những hành vi không mong muốn, tăng khả năng tương tác và giao tiếp. Nước có tác động tích cực đến giác quan của trẻ tự kỷ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn. 

Thủy trị liệu có thể được thực hiện hai tuần một lần, mỗi lần 30 phút (cần lưu ý: sử dụng nước ấm vào mùa đông).

- Âm nhạc trị liệu:

Mục đích của âm nhạc trị liệu là gắn kết đứa trẻ vào quá trình tương tác, xây dựng sự mong muốn giao tiếp với người khác. Huấn luyện hội nhập về âm thanh cho trẻ bị quá mẫn cảm về âm thanh hoặc tăng nhạy cảm với âm thanh. Âm nhạc có thể được lồng ghép trong các hoạt động chơi. 

Âm nhạc trị liệu thường được áp dụng trong mô hình trị liệu nhóm. Mỗi buổi trị liệu nhóm, trẻ được nghe hai đến ba bài hát liên quan đến nội dung học hoặc các hoạt động chơi. Phương pháp này có thể thực hiện hai đến ba lần mỗi tuần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

- Điều hòa cảm giác:

Trị liệu điều hòa cảm giác là một công cụ có giá trị để dạy trẻ tự kỷ làm thế nào tương tác với môi trường xung quanh.

Điều hoà cảm giác là một phương pháp điều trị trẻ bị rối loạn cảm giác xúc giác, thị giác, thính giác, mùi vị, sờ, thăng bằng.

Kỹ thuật này dùng để tăng hoặc giảm đáp ứng của trẻ với các kích thích khác nhau với mục đích là điều chỉnh các hành vi bất thường ở trẻ tự kỷ và giúp trẻ tự kỷ đáp ứng thích hợp với những thông tin cảm giác, điều hợp, định hướng tạo cho trẻ cảm giác thích thú và thư giãn.

- Máy tính và trò chơi:

Hầu hết các trẻ tự kỷ đều rất thích máy vi tính và có khả năng học trên máy vi tính. Trong giờ học giáo viên sẽ lựa chọn cho trẻ những phần mềm thích hợp với khả năng phát triển trí tuệ. Khuyến khích gia đình nên có máy vi tính và các phần mềm hỗ trợ học tập. 

Chương trình này nên được thực hiện vào buổi tối sau khi đã thực hiện các hoạt động trị liệu khác và người hướng dẫn nên là mẹ trẻ. Thời gian học trên máy vi tính là khoảng 30 phút đến 45 phút mỗi ngày.

Xem thêm: Tự kỷ có chữa được không



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Tự kỷ

Bệnh tự kỷ có mấy giai đoạn - biểu hiện theo từng giai đoạn
Bệnh tự kỷ thường được phát hiện sớm ở trẻ trong những giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Chỉ một số ít trường hợp có các biểu hiện tự kỷ khi trưởng thành....
Bệnh tự kỷ có di truyền không - Tư vấn từ chuyên gia
Chào bác sĩ, trong gia đình tôi có một người mắc bệnh tự kỷ. Tôi sắp sinh bé đầu lòng nhưng vẫn cảm thấy rất băn khoăn không biết...
Bệnh tự kỷ có chữa được không - giải đáp từ chuyên gia
Chào bác sĩ, cháu trai tôi mới đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ khiến cho gia đình tôi hiện đang rất lo lắng. Xin...
Tự kỷ nhẹ - hội chứng Asperger - làm thế nào để nhận biết?
Tự kỷ nhẹ hay còn được gọi là tự kỷ có chức năng cao hoặc hội chứng Asperger. Các triệu chứng của loại tự kỷ này thường không rõ ràng như...
Nhận biết trẻ bị bệnh tự kỷ nặng thông qua các dấu hiệu
Một đứa trẻ bị bệnh tự kỷ nặng có thể gặp nhiều rắc rối, thậm chí còn cảm thấy đau đớn bởi sự bất bình thường trong suy nghĩ và cảm nhận của mình....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Quỳnh Ngân

    Con tôi mới phát hiện có các triệu chứng tự kỷ trong thời gian gần đây. Những chia sẻ của bác sĩ giúp tôi có thêm kiến thức để giúp đỡ con khắc phục bệnh. Cảm ơn bs.

    05/10/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung