Triệu chứng cứng khớp là dấu hiệu của những bệnh gì
Chào bác sĩ, tôi tên là Thúy, năm nay 27 tuổi. Mẹ tôi hiện đã hơn 60 tuổi và bà thường bị cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng và buổi đêm. Xin hỏi bác sĩ mẹ tôi liệu mẹ tôi có đang mắc bệnh không và phải xử lý như thế nào. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Thúy, trước tiên xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Triệu chứng cứng khớp là triệu chứng mà những người lớn tuổi thường gặp. Vì vậy, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời thông qua một số thông tin dưới đây:
2. Nguyên nhân gây ra cứng khớp
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Triệu chứng cứng khớp là gì?
Theo tuổi tác, triệu chứng cứng khớp sẽ xuất hiện càng nhiều. Nhiều người bị cứng khớp sau khi ngủ dậy. Nằm lâu trong nhiều giờ đồng hồ khi ngủ sẽ làm giảm lượng dịch có trong khớp, do đó gây trở ngại cho khớp chuyển động vào buổi sáng.
Cứng khớp có thể chỉ ở mức độ nhẹ và chỉ ảnh hưởng trong một thời gian ngắn vào mỗi buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu. Tuy nhiên sự cứng khớp có thể trở nên nặng hơn và làm hạn chế vận động của bạn.
Trong một vài trường hợp, cứng khớp còn đi kèm với triệu chứng đau và viêm. Điều này có thể gây khó khăn việc đi lại, đứng hay khiêng vác nặng và những hoạt động này làm đau khớp tăng lên.
>>>Xem thêm thông tin về một số triệu chứng đi cùng cứng khớp:
Không phải tất cả các trường hợp cứng khớp đều do tuổi tác. Nhiều bệnh khác cũng có thể gây cứng khớp như viêm khớp, lupus và viêm bao hoạt dịch. Các yếu tố khác như lối sống bao gồm cả chế độ ăn, cân nặng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vận động của khớp.
2. Nguyên nhân gây ra cứng khớp
Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm khớp dạng thấp. Bệnh này chủ yếu xuất hiện ở 30 tuổi đến 60 tuổi. Đây là bệnh mạn tính kéo dài và đồng thời cũng là một bệnh tự miễn (những bệnh rối loạn hệ miễn dịch và tự tấn công các cơ quan trong cơ thể ví dụ như khớp. Bệnh này gây viêm, đau và cứng khớp. Dần dần theo thời gian sẽ làm biến dạng khớp và làm mòn xương. Viêm khớp dạng thấp khó chữa trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có thể điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Và một khi bệnh đã trở nên nặng thì rất khó ngăn ngừa các biến chứng.
Bệnh thoái hóa khớp (OA)
Một dạng thường gặp khác của cứng khớp là thoái hóa khớp. Đây là bệnh thường gặp và chủ yếu xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Bệnh này cũng được xem là do viêm khớp gây ra, cuối cùng dẫn đến tổn thương khớp. Sụn khớp – mô mỏng bao quanh các đầu tận khớp sẽ bị bào mòn dần theo thời gian. Cuối cùng chúng sẽ không thể bảo vệ xương được nữa.
Thoái hóa khớp có thể bị ở bất kì khớp nào trong cơ thể, tuy nhiên thường gặp nhất ở:
- Thoái hóa khớp gối
- Thoái hóa khớp háng
- Thoái hóa khớp vai
- Thoái hóa khớp ngón tay
- Thoái hóa đốt sống cổ
- Thoái hóa đốt sống lưng
Khi thoái hóa khớp trở nên nặng hơn, có thể gây ra các triệu chứng khác ngoài cứng khớp như:
- Đau khớp
- Sưng khớp
- Tiếng lạo xạo khớp khi khớp cử động
Bởi vì tình trạng nặng hơn nên xương của bạn có nguy cơ gãy cao hơn, và có thể xuất hiện gai xương. Trong giai đoạn nặng của thoái hóa khớp, sụn có nguy cơ bị hủy hoàn toàn và giữa các đầu xương hay các khớp sẽ cọ xát với nhau, gây ra cảm giác đau đớn dữ dội, cứng khớp và bất động khớp.
Điều trị thoái hóa khớp có thể dùng cách thay khớp hoặc dịch khớp. Tuy nhiên thay đổi lối sống cũng rất quan trọng, bằng cách giảm cân và làm giảm áp lực lên các khớp tỏ ra khá hiệu quả trong điều trị. Trong một số trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật thay khớp.
Lupus là một bệnh tự miễn tương tự với bệnh viêm khớp dạng thấp. Hệ miễn dịch tự tấn công các cơ quan trong cơ thể, và trong đó có khớp, có thể gây cứng, đau và sưng khớp.
Lupus chẩn đoán tương đối khó bởi vì triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ tương tự với rất nhiều bệnh khác. Cần phải sau vài tháng, sau khi đã làm xét nghiệm loại trừ các bệnh khác thì việc chẩn đoán lupus mới chính xác.
Tương tự viêm khớp dạng thấp, lupus cũng là bệnh mạn tính. Một khi đã mắc bệnh thì các triệu chứng có thể kéo dài suốt đời. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cho lupus nhưng có thể điều trị làm giảm và kiểm soát các triệu chứng.
Viêm màng hoạt dịch
Bao khớp hay bao hoạt dịch là túi nhỏ chứa đầy dịch quanh khớp, có vai trò như là lớp đệm cho xương, các dây chằng và gân cơ quan khớp. Viêm màng hoạt dịch xảy ra khi các bao hoạt dịch bị viêm. Và tình trạng này có thể gây cứng và đau khớp.
Viêm màng hoạt dịch có thể xảy ra ở bất kì khớp nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất ở những khớp lớn mà xung quanh có bao hoạt dịch như:
- Khuỷu tay
- Khớp vai
- Khớp háng
- Khớp gối
- Mắt cá
- Khớp ngón lớn
Viêm màng hoạt dịch thường chỉ xảy ra một lúc và điều trị còn tùy thuộc vào khớp bị ảnh hưởng. Điều này có thể đồng nghĩa với việc bạn cần giảm các hoạt động thể lực và giữ cho khớp bất động trong một thời gian, sẽ giúp phục hồi bệnh nhanh chóng và cứng khớp cũng không còn.
Không giống với những bệnh kể trên, gout thường xuất hiện rất đột ngột. Các triệu chứng của bệnh Gout xảy ra chủ yếu khi đang ngủ, có thể làm cho khớp đau và đau nhiều hơn khi bạn ngủ dậy.
Những đợt đau đột ngột và dữ dội kèm theo sưng khớp là những biểu hiện đặc trưng của bệnh gout. Gout có thể xảy ra ở bất kì khớp nào nhưng khớp ngón chân cái là thường gặp nhất.
Gout cũng là một dạng viêm khớp mà chủ yếu xuất hiện ở nam giới nhiều hơn, nhưng nguy cơ bị gout ở nữ giới sẽ tăng sau khi đã mãn kinh. Hầu hết người bị gout sẽ trải qua nhiều đợt gout cấp tuy nhiên có thể điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Bệnh này khá hiếm gặp và cũng là nguyên nhân ít gặp trong cứng khớp, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Người bị ung thư xương có thể bị đau khớp hoặc đau xương, và đồng thời có thể kèm theo sưng xương hoặc khớp.
Ung thư xương có thể điều trị được nhưng hiệu quả sau đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí xuất hiện, kích thước và loại khối u. Các phương pháp điều trị bao gồm xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.
3. Điều trị triệu chứng cứng khớp
Cách điều trị cứng khớp hiệu quả còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây cứng khớp. Nếu cứng khớp kéo dài quá 30 phút khi mới ngủ dậy hay bạn nhận thấy triệu chứng ngày càng nặng lên thì bạn cần đến các trung tâm y tế để khám và điều trị.
Chẩn đoán nguyên nhân nền sẽ giúp bạn cũng như các bác sĩ tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho cứng khớp đi kèm với các triệu chứng khác.
Chườm nóng hay chườm lạnh
Dùng nhiệt độ cao hay thấp đều có thể có hiệu quả với cứng khớp.
Chườm túi đá vào khớp bị cứng từ 15 – 20 phút vài lần mỗi ngày có thể giúp làm giảm viêm hay sưng khớp, đồng thời cũng làm khớp dễ cử động hơn và giảm đau khớp.
Dùng miếng dán nhiệt hay nước ấm để làm thư giãn cơ và tăng tuần hoàn tại chỗ, có thể giúp giảm đau và cứng khớp.
Thuốc có bán trên thị trường
Các triệu chứng nhẹ của đau khớp có thể được điều trị với kháng viêm non-steroid (NSAIDS), thường dùng trong giảm đau do viêm khớp.
Thuốc kháng viêm, giảm đau có chứa steroid
Tập thể dục
Những thuốc giảm đau khác
- Dầu cá
- Glucosamin
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu cứng khớp và đau khớp xuất hiện đột ngột thì bạn cần báo với bác sĩ. Hoặc nếu như cứng khớp và đau khớp không giảm sau 5 – 7 ngày thì bạn cũng nên đến khám tại các cơ sở y tế.
Nếu có một trong các triệu chứng sau thì bạn đừng chần chừ mà hãy đến khám bác sĩ ngay:
- Cơn đau dữ dội
- Sưng khớp đột ngột
- Biến dạng khớp
- Bất động khớp (khớp không cử động được)
- Đỏ và nóng khớp
Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể yêu cầu:
- Xquang- CT- MRI khớp
- Xét nghiệm máu
Bạn Thúy thân mến, chúng tôi hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên để có thể điều trị cho mẹ bạn thì cần biết được nguyên nhân chính xác gây ra cứng khớp. Vì vậy, bạn nên đưa mẹ đi khám để được chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời. Hãy liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 nếu bạn cần được các bác sĩ hỗ trợ và giúp đỡ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi