Thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối là một bệnh tự miễn, tiến triển từ từ nhưng sức tàn phá cơ thể của nó lại không hề nhỏ, các cách điều trị không cho hiệu quả vĩnh viễn.
1. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì
2. Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối
4. Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
5. Phòng chống bệnh thoái hóa khớp gối
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
1. Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp đầu gối là một thuật ngữ y học dùng để chỉ hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa thoái hóa và tái tạo sụn khớp. Nó khiến cho lớp sụn bị mòn đi, khớp gối bị lệch trục và biến dạng. Bệnh có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ môi trường sống, các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại, yếu tố di truyền hoặc quá trình chuyển hóa.
Theo các nghiên cứu của y học, thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp đầu gối nói riêng đều là bệnh tự miễn. Chúng ta có thể miêu tả quá trình thoái hóa này như một trận nội chiến của cơ thể.
Trong quá trình vận động, khớp gối phải làm việc nhiều, do đó nó rất dễ bị tổn thương. Khi đó các mô sụn bao bọc ở đầu khớp có thể bị sứt mẻ, viêm nhiễm. Cơ chế miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để loại bỏ sụn khớp, cho dù đó là sụn bị viêm nhiễm hay vẫn còn lành lặn. Vì vậy sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn, dịch khớp cạn kiệt khiến cho các cử động của vùng khớp gối hết sức khó khăn.
2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối
Tùy theo từng giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ mà có các triệu chứng khác nhau. Nhưng triệu chứng đặc trưng nhất là cảm giác đau nhức khớp gối mỗi khi di chuyển, đặc biệt là mỗi khi bạn bước lên cầu thang. Ngoài ra, cọ có các triệu chứng như khớp gối sưng to, có dấu hiệu viêm: sưng đau, nóng đỏ,...
Hãy chú ý nếu như bạn có các biểu hiện dưới đây bởi vì rất có thể bạn đã bị thoái hóa khớp gối:
- Đau vùng khớp gối, lúc đầu cơn đau không quá gay gắt, cơn đau thường gặp vào ban đêm.
- Cảm giác cứng khớp gối, đặc biệt là vào lúc sáng mới ngủ dậy. Nhưng sau khi nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng một lúc thì cảm giác này đỡ dần.
- Đau quanh khớp gối hoặc chỉ một vài điểm, cơn đau tăng khi đi cầu thang hoặc ngồi xổm.
- Khớp gối có thể bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong.
- Gập duỗi gối gặp khó khăn, việc đi lại cũng đem đến cảm giác đau.
- Khớp gối có thể bị biến dạng vẹo vào trong.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối
Khớp gối có vai trò cực kỳ quan trọng, nó gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể, là khớp phải vận động nhiều nhất vì thế nó có nguy cơ bị thoái hóa cao nhất. Nguyên nhân khiến cho thoái hóa khớp gối có thể là tuổi cao sức yếu, dị tật bẩm sinh, chấn thương, nhiễm trùng do vi khuẩn lậu, lao, nhiễm trùng gối, thay đổi nội tiết, thừa cân, béo phì,...
4. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Theo bác sĩ Lại Quốc Thái thì hiện nay có thể điều trị bệnh thoái hóa khớp gối theo phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa tùy thuộc theo mức độ bệnh và tình trạng của bệnh nhân.
- Điều trị nội khoa trị thoái hóa khớp gối
- Điều trị vật lý trị liệu
Dùng thuốc trị thoái hóa khớp gối
- Điều trị ngoại khoa trị thoái hóa khớp gối
- Điều trị nội soi khớp
- Thay khớp gối nhân tạo
5. Phòng chống bệnh thoái hóa khớp gối
Để phòng chống bệnh thoái hóa khớp gối, bạn cần chú ý những điều sau:
- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Tránh xa chất kích thích
- Lao động vừa sức
- Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh
Những thông tin sau sẽ hữu ích cho bạn:
- Triệu chứng, biểu hiện, dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối
- Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp gối
- Các cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
- Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả
Trong trường họp thấy mình có các triệu chứng của thoái hóa khớp gối, bạn có thể gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi