Ho có đờm là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hương. Con gái tôi năm nay 6 tuổi và cháu 6 ngày nay cháu thường bị họ và có đờm. Tôi đã thử cho cháu uống Si rô trị ho cho trẻ em nhưng không thấy đỡ. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Hương, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ho có đờm hay còn gọi là ho có đàm là triệu chứng xuất hiện trong nhiều bệnh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng mà con mình đang mắc phải, chị có thể tham khảo trong bài viết dưới đây:
2. Nguyên nhân gây ra ho có đờm
6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Ho có đờm là bệnh gì?
Ho là một phản xạ quan trọng để làm sạch và loại bỏ đàm hoặc các vật lạ có trong cổ họng và đường hô hấp của bạn. Nhưng ho quá nhiều và dai dẳng đồng nghĩa với việc bạn đăng mắc một bệnh lý về đường hô hấp.
Một số cơn ho không có kèm theo tống suất chất nhầy gọi là ho khan, những cơn ho có kèm theo sự tống xuất chất nhầy gọi là ho đàm. Cơn ho đàm giúp làm sạch nhầy và loại bỏ các vật ngoại lai trong đường thở. Chất nhầy có thể được tạo ra trong phổi do các bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tuỳ các bệnh lý khác nhau cũng như mức độ nặng nhẹ khác nhau mà màu sắc đàm có thể thay đổi.
Cảm và dị ứng cũng có thể làm tăng tiếng đàm, dịch nhầy hô hấp làm chúng chảy xuống thành họng sau gây ra ho có đàm. Đối với các trường hợp này bạn có thể tự chăm sóc tại nhà mà không cần đến sự can thiệp của y tế chuyên sâu.
Tuy nhiên nếu ho có đàm dai dẳng diễn ra trên người hút thuốc lá thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo đã có tổn thương ở phổi. Cách tốt nhất để điều trị ho trên người hút thuốc lá là khuyên họ ngừng hút.
Ho có thể là cấp tính hoặc mạn tính:
- Ho cấp tính thường khởi đầu nhanh và thường do nhiễm trùng hô hấp trên, cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm xoang. Cơn họ thường biến mất sau 3 tuần.
- Cơn ho bán cấp nếu kéo dài từ 3 đến 8 tuần.
- Ho mãn tính khi kéo dài hơn 3 tuần.
Cơn ho đàm có thể là dấu hiệu nặng khi:
- Đàm xuất phát từ phổi chứ không phải từ thành họng sau
- Đàm có màu rỉ sắt hoặc có máu đỏ tươi
- Ho đàm kéo dài trên 10 ngày
- Ho có xuất hiệm kèm với các triệu chứng khác như:
- Sốt và lạnh run
- Khó thở
- Đau tức ngực
- Đổ mồ hôi đêm
- Sụt cân
- Bạn có tiếp xúc với người bệnh lao trước đó.
Bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng và khuyến cáo phác đồ điều trị thích hợp.
2. Nguyên nhân gây ra ho có đờm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho có đàm. Trong đó, một số nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp do virus hoặc vi khuẩn như các trường hợp cảm thông thường. Khi thời tiết thay đổi, số người bị ho, cảm cúm đến khám bác sĩ gia tăng. Một khi trời lạnh, mưa, mùa hè nóng bức, các tác nhân ở đường hô hấp sẽ có cơ hội gây ra bệnh. Hơn nữa, suy yếu hệ miễn dịch, thay đổi thói quen ăn uống hay vệ sinh kém sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn:
- Mùa đông đến, ngày ngắn lại, cơ thể sẽ ít có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Từ đó gây ra tình trạng giảm sản xuất vitamin D trong cơ thể gây suy yếu hệ miễn dịch. Do đó, các loại virus có thể sống sót, phát triển và sống trong cơ thể với thời gian lâu hơn.
- Không khí lạnh, khô trong mùa đông sẽ làm khô đường thở và gây kích thích họng, phổi từ đó gây ra triệu chứng ho. Một số người có thể gặp khó thở do sự tắc nghẽn đường thở.
- Trong mùa hè, không khí trở nên nóng và chúng ta sẽ ra mồ hôi nhiều hơn. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho các tắc nhân gây bệnh hoành hành.
- Ho do nguyên nhân dị ứng với không khí nhiều khói bụi rất thường gặp. Khói bụi chứa các chất ô nhiễm, chúng sẽ tấn công phổi. Từ đó rây ra hiện tượng viêm trên bề mặt của phổi và còn có thể gây ra hen.
- Ho xảy ra trong mùa hè là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, vì thế, triệu chứng này sẽ rất lâu hết. Ví dụ như trong mùa đông, chúng ta thường sẽ giữ ấm cơ thể, nghỉ ngơi thường xuyên và uống các thức uống ấm, chính những điều này giúp bệnh mau khỏi. Nhưng trong mùa hè, chúng ta thường uống nước lạnh; ngoài ra, mùa hè còn tạo cơ hội cho cơ hội cho cho bệnh nhiễm trùng bùng phát, hay làm nặng thêm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) (bệnh này cũng gây ra triệu chứng ho).
- Mùa mưa là mùa rất dễ làm cho bệnh cảm lan rộng. Triệu chứng thường gặp kèm theo theo là nhức đầu, đau họng. Các triệu chứng khác như: sổ mũi, nghẹt mũi thường kèm theo nếu thời tiết ẩm ướt.
- Khi có gió mùa, các tác nhân gây viêm phổi sẽ có cơ hội phát triển, đặc biệt là những người đã có bệnh ở phổi từ trước. Do trong khoảng thời gian này, có nhiều cơn mưa đột ngột, không báo trước nên chúng ta dễ bị mắc mưa. Từ đó, số trường hợp mắc bệnh thường gia tăng.
Điều đáng nói là triệu chứng ho đàm không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự thay đổi thời tiết. Sự thay đổi khí hậu liên tục cũng có thể khiến cho những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh mắc bệnh. Ngoài ra, khi có gió mùa, sau những cơn mưa nặng hạt, khí hậu trở nên nóng bức. Điều này cũng xảy ra đối với mùa đông và mùa hè. Sự thay đổi khí hậu này có thể gây ra ho đàm do nhiễm trùng, dị ứng và các vấn đề về hô hấp.
Một số bệnh đường hô hấp nghiêm trọng khác cũng có thể gây ra ho đàm như:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): nguyên nhân do tăng đáp ứng viêm của phổi. Hiện tượng viêm xảy ra trên bề mặt của phế quản, nơi dẫn khí vào phổi. Triệu chứng: thở ngắn, khó thở. Mặc dù bệnh gây ra các thay đổi không thể hồi phục, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị thích hợp, các tổn thương ở phổi có thể giảm bớt.
- Hen suyễn.
- Viêm phổi.
- Áp-xe phổi.
- Các tình trạng khác như viêm phế quản,....
Ngoài ra, thói quen sống cũng gây ra ho có đàm: hút thuốc lá.
3. Biến chứng của ho có đờm
Ho có đàm rất dễ chẩn đoán. Nhưng nếu không được chẩn đoán kịp thời, bệnh có thể sẽ lan ra các cơ quan xung quanh và dẫn đến biến chứng. Các bệnh nhân nếu kèm theo hen hay COPD có thể sẽ kèm theo triệu chứng khó thở.
Ho nhiều có thể gây đau ngực, đau bụng, chóng mặt, lơ mơ, ảnh hưởng đến các cơ quan khác như đứt thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày), phổi (gây tràn khí ra da) và làm tăng huyết áp.
4. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán ho có đàm rất dễ dàng. Bác sĩ sẽ hỏi các tính chất của triệu chứng, nghe tiếng phổi và tiếng thở để xem có dấu hiệu nào cho thấy sự tắc nghẽn đường thở không.
Trong trường hợp nghi ngờ nguyên nhân nào đó, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm khác để kiểm tra như xét nghiệm đàm, xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực.
Như đã nói, việc chẩn đoán sớm sẽ giúp làm giảm các biến chứng của bệnh.
Bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi như sau:
- Bạn bắt đầu ho khi nào?
- Lúc ho phát ra âm thanh thế nào?
- Ho có đàm không?
- Có làm gì để giảm ho hay ho nhiều hơn không?
- Có các triệu chứng khác? Như là sốt?
Sau đó bác sĩ sẽ khám tai, mũi, họng và ngực bạn. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ho ở bạn.
5. Biện pháp tự chăm sóc
Nếu bạn bị hen hay bệnh phổi mạn tính khác, phải chắc rằng bạn dùng thuốc theo toa bác sĩ.
Sau đây là vài mẹo nhỏ giúp bạn làm dịu cơn ho:
- Uống nhiều nước, nước sẽ làm loãng đàm giúp bạn dễ khạc đàm hơn
- KHÔNG hút thuốc và tránh xa người đang hút thuốc
- Dùng máy xông hơi hay tắm vòi sen có thể giúp tăng độ ẩm không khí và làm dịu triệu chứng khô họng
Các thuốc bạn có thể tự mua dùng:
Nếu bạn bị dị ứng theo mùa như là sốt cỏ khô, bạn nên:
- Ở trong nhà cả ngày hay chỉ khoảng thời gian (thường là buổi sáng) khi các chất gây dị ứng trong không khí ở nồng độ cao.
- Đóng cửa sổ và sử dụng máy điều hòa không khí.
- KHÔNG dùng quạt hút không khí từ ngoài trời vào.
- Tắm và thay quần áo sau khi ra ngoài về.
Nếu bạn bị dị ứng quanh năm, hãy che chắn kỹ gối và nệm bị bụi phủ, sử dụng máy lọc không khí, tránh xa thú cưng có lông.
6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn hãy đến khám khi bạn có các triệu chứng sau:
- Ho ra máu (máu đỏ tươi hay máu khô có màu như hạt cà phê)
- Khó thở hay hắt hơi
- Sốt > 38ºC
- Ho chủ yếu về đêm
- Thay đổi tính chất cơn ho, thay đổi màu sắc đàm
- Đau đầu đang tiếp diễn, đau tai, nổi ban
- Sụt cân gần đây
- Ho đàm kéo dài hơn 5 ngày
- Trẻ em <5 tuổi
- Ho có đàm ở những người hút thuốc lá hay tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp (như hen), bệnh dạ dày, glaucoma, hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh khác.
Bạn Hương thân mến, nếu những cách tự chữa trị không hiệu quả thì bạn nên đưa cháu đi khám với bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị bệnh thích hợp. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi