Đau họng do những nguyên nhân nào gây ra

Đau họng do những nguyên nhân nào gây ra

Chào bác sĩ, tôi tên là An. Thời gian tôi thường cảm thấy đau họng, phải nói thêm là trước đây tôi rất ít bị đau và cũng không kéo dài như vậy. Vậy bác sĩ có thể cho tôi biết đau họng nguyên nhân là do bệnh gì và tôi phải là sao để chữa trị, phòng ngừa đau họng. Mong bác sĩ sớm hồi đáp cho tôi. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn An, trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đau họng là một triệu chứng mà rất nhiều người mắc phải và quả đúng là có rất nhiều nguyên nhân gây ra nó. Để giải đáp cho những thắc mắc của bạn An, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Đau họng là gì

2. Nguyên nhân gây ra đau họng

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

4. Điều trị đau họng

5. Phòng chống đau họng

1. Đau họng là gì?

Đau họng có thể gây khó chịu, đau và ngứa họng, thậm chí làm bạn khó nuốt thức ăn hay uống nước. Đau họng thường đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Cảm giác khô họng
  • Sưng tuyến ở vùng cổ
  • Những mảng trắng ở vùng amidan
  • Khàn giọng

Đau họng có thể ảnh hưởng nhiều lứa tuổi nhưng nguy cơ cao ở những người có các yếu tố sau:

  • Trẻ em
  • Người hút thuốc lá
  • Người bị dị ứng
  • Người bị suy giảm hệ  miễn dịch

Tiếp xúc gần với những người khác cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và khởi phát bằng triệu chứng đau họng.

2. Những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau họng

Có nhiều nguyên nhân gây đau họng như:

Nhiễm siêu vi

Hầu hết đau họng do nhiễm siêu vi, là loại nhiễm trùng gây ra bởi virus ví dụ như những bệnh thường gặp như cảm cúm.

Những loại virus khác có thể gây bệnh bao gồm:

  • Loại virus làm tăng bạch cầu đơn nhân: lây truyền qua nước bọt
  • Sởi: là bệnh lây nhiễm có đặc trưng là sốt kèm phát ban đặc hiệu 
  • Thủy đậu: cũng là bệnh lây nhiễm gây những tổn thương da hay ban da đặc trưng
  • Viêm thanh khí phế quản do nhiễm trùng thanh quản cấp

Nhiễm trùng

Hay nhiễm vi khuẩn có thể gây viêm và đau họng. Một số kiểu nhiễm trùng thường gặp như:

  • Viêm họng do liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes
  • Bạch hầu: cũng gây viêm họng
  • Ho gà: ảnh hưởng đến lớp màng nhày đường hô hấp

Các yếu tố môi trường bên ngoài

Không phải tất cả các trường hợp đau họng đều do vi khuẩn hay virus. Có những nguyên nhân khác có thể gây đau họng:

  • Nếu bạn bị dị ứng với bụi, lông thú, phấn hoa hay những chất gây dị ứng khác thì khi bạn vô tình tiếp xúc với những chất này đều có thể khởi phát chảy dịch từ vùng hầu – họng – mũi, sự chảy dịch này có các dịch này được tiết ra tích tụ ở vùng sau hầu họng, và điều này có thể khởi phát đau họng và viêm họng.
  • Không  khí khô có thể làm cổ họng bạn ngứa, xây xước da niêm gây chảy máu
  • Hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc lá có thể làm khởi phát đau họng.
  • Lớn tiếng qúa nhiều cũng gây đau họng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau họng. Đây vốn là bệnh lí tiêu hóa khi mà dịch dạ dày chạy ngược lên trên thực quản. Và tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng khác ngoài đau họng như:

Những nguyên nhân khác

Hiếm gặp hơn, đau họng có thể là dấu hiệu của HIV hoặc ung thư vùng hầu họng.

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết đau họng không cần điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn cần khám bác sĩ khi đau họng kéo dài hơn một tuần hoặc có các triệu chứng sau:

  • Khó thở
  • Đau khớp
  • Khó nuốt
  • Đau tai
  • Nổi ban da
  • Sốt trên 38.3°C
  • Có tiết nhày lẫn máu từ vùng hầu họng
  • Có nổi những nốt hay cục, khối u trong họng
  • Khàn giọng kéo dài hơn 2 tuần

4. Các phương pháp điều trị đau họng

Chẩn đoán

Xác định được nguyên nhân gây đau họng sẽ giúp bác sĩ điều trị triệu chứng này dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ khám và quan sát họng của bạn bằng đèn pin. Sau đó họ sẽ tìm những dấu hiệu chỉ điểm viêm như các những mảng trắng hay đỏ họng. Bác sĩ cũng sẽ khám cổ để kiểm tra xem các tuyến ở vùng này có sưng hay không và đồng thời cũng sẽ quan sát cách bạn hít thở.

Bởi vì liên cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp của đau họng nên bác sĩ có thể dùng gạc thấm ở vùng sau họng và lấy mẫu kiểm tra xem có liên cầu S.pyogenes hay không. Họ cũng có thể lấy máu xét nghiệm để hướng đến nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn hay do virus.

Nếu bác sĩ khám tổng quát không thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau họng, họ sẽ chuyển bạn sang bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên gia về dị ứng. Những chuyên gia này sẽ giúp bạn xác định xem dị ứng hay bệnh vùng hầu họng là nguyên nhân gây đau họng của bạn.

Điều trị đau họng

Điều trị

Điều trị đau họng còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, thông thường bạn có thể tự chữa khỏi đau họng tại nhà. Những biện pháp điều trị sau có thể áp dụng tại nhà như:

  • Súc miệng với nước muối
  • Uống những loại nước ấm như trà, nước canh và nước lọc
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng và kích thích như khói thuốc lá và các hóa chất khác
  • Dùng viên kẹo ngậm giảm đau
  • Thuốc làm giảm viêm như ibuprofen
  • Hoặc thuốc hạ sốt, giảm đau như acetaminophen (paracetamol)

Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra đau họng thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt các vi khuẩn. Bạn cần uống đúng và đủ liều theo toa trong quá trình điều trị, thậm chí ngay cả khi các triệu chứng đã khỏi vì như vậy thuốc kháng sinh mới có hiệu quả. Đau họng có thể quay trở lại nếu bạn đột nhiên bỏ uống thuốc trước khi bệnh hết hẳn.

Nếu đau họng do virus thì bác sĩ sẽ không dùng thuốc diệt virus đặc hiệu vì đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi trong vài ngày. Trong suốt thời gian này, bác sĩ sẽ kê những thuốc giúp làm giảm triệu chứng như thuốc giảm tiết dịch nhày ở họng, thuốc giảm đau… Tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, có thể bác sĩ sẽ phải dùng đến thuốc diệt virus đặc hiệu.

5. Phòng chống đau họng

Hầu như những nguyên nhân gây đau họng là do nhiễm siêu vi và vi khuẩn, do đó bạn cần biết những cách giúp phòng ngừa việc nhiễm trùng cũng như làm giảm khả năng triệu chứng đau họng quay trở lại. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân hằng ngày ví dụ như rửa tay sẽ giúp bạn diệt được hay loại bỏ được một phần các vi sinh vật thường trú ở tay. Những phương pháp khác bao gồm:

  • Không dùng chung những dụng cụ hay uống chung bình nước
  • Dùng nước rửa tay nhanh có thể mang theo bên mình, rất có ích khi không có xà phòng và nước tại chỗ
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp hay sờ da và đặc biệt là vùng da mặt của người khác
  • Giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa và lông thú
  • Tránh khói thuốc lá
  • Giữ không khí trong nhà mát mẻ, không để không khí quá khô.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giải đáp được những thắc mắc của bạn An. Nếu bạn cần giúp đỡ, bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Văn Phong

    Từ bé đến lớn tôi hay bị đau họng, đau họng không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài thì các bạn hãy đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, để cho an tâm nhé.

    06/10/2017
  • Nguyễn Hải

    Đến mùa đông là tôi lại thường bị đau họng. Cảm ơn bác sĩ đã đưa ra những biện pháp điều trị và phòng chống.

    26/09/2017
Minh anh(13/02/2020)
Chào bác sĩ
Cháu năm nay 18 tuổi
Cổ họng cháu so với mng cháu cảm thấy to hơn rất nhiều và cháu hay có cảm giác khó nuốt , việc cổ họng cháu khá to khiến mỗi lần cháu ngẩng đầu lên đều khó nuốt. Vùng cổ khá cứng và cháu có sờ thấy hạch nhỏ ẩn dưới cằm ko đau khi sờ vào thì hạch di chuyển ko thấy hết sau 1 thời gian dài cháu có đi khám và hỏi thì bác sĩ nói đấy là bình thường nhưng hạch ko hề biến mất, dạo gần đây họng cháu sưng tấy khó nuốt và miệng suốt hiện bạch sản cháu đã nhiều lần đi nội soi và siêu âm tuyến giáp tuyến nước bọt nhưng đều bình thường.bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị gì và để biết chính xác thì cần khám những gì ? Cháu xin cảm ơn
Hùng (19/02/2020)
Bạn nên đi khám bác sĩ Tai Mũi Họng để bác sĩ tư vấn kĩ hơn nhé.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung