Đau khớp ngón tay là biểu hiện của bệnh gì?

Đau khớp ngón tay là biểu hiện của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Thanh. Thời gian gần đây tôi xuất hiện triệu chứng đau các khớp ngón tay, đôi khi khó cử động các ngón tay. Tôi không biết mình đang mắc phải bệnh gì, mong bác sĩ giải thích giúp tôi nguy nhân vì sao tôi bị như vậy và tôi cần phải làm gì để điều trị vvà khắc phục. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Thanh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xác định là bạn đang có triệu chứng đau khớp ngón tay, đây là triệu chứng có thể xuất hiện trong một số bệnh lý. Bạn có thể tham khảo thông tin về triệu chứng mà mình đang mắc phải dưới đây:

1. Định nghĩa triệu chứng đau khớp ngón tay

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau khớp ngón tay

3. Biến chứng của triệu chứng đau khớp ngón tay

4. Cách chăm sóc bệnh nhân bị đau khớp ngón tay

5. Xét nghiệm sàng lọc

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Định nghĩa triệu chứng đau khớp ngón tay

Đôi bàn tay có vai trò to lớn trong thực hiện các công việc hằng ngày. Các ngón tay bao gồm nhiều xương, các dây chằng và gân cơ kết nối với nhau để tạo ra các khớp ngón tay hoạt động hoàn chỉnh. Các khớp này được đặt tên theo vị trí của chúng: khớp đốt gần, khớp đốt xa và khớp bàn – ngón. Các dây chằng kết nối xương này với xương kia, giúp tạo hình khớp ngón tay. Các gân cơ gấp của bàn tay hoạt động khi ta nắm vật gì đó trong tay, trong khi các gân cơ duỗi làm nhiệm vụ duỗi các ngón tay. Sự phối hợp của xương, gân cơ và dây chằng làm cho bàn tay trở thành 1 trong những cấu trúc phức tạp nhất của cơ thể.

Khớp ngón tay có thể bị đau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể cảm nhận cơn đau ở các khớp một cách đầy đau đớn, như dao đâm, âm ỉ hoặc đau nhói. Triệu chứng này có thể thay đổi tùy từng người, dao động từ nhẹ tới cực kì nặng và gây đau đớn mỗi khi cử động khớp. Cử động các khớp ngón tay đang đau hoặc các khớp gần đó có thể làm cơn đau nặng hơn hoặc làm giảm cơn đau hiện có.

Triệu chứng đau khớp ngón tay có thể đi chung với các triệu chứng khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó và các bệnh nền bạn hiện có. Các triệu chứng đi kèm đó là:

  • Chảy máu hoặc bầm tím
  • Cảm giác ngứa ran hoặc nóng rần (dị cảm)
  • Khó cử động các khớp, các ngón tay hoặc bàn tay
  • Đau khớp khác
  • Tê liệt chi
  • Sưng tay, ngón tay hoặc khớp ngón tay
  • Đau lưng
  • Cứng khớp toàn cơ thể kéo dài hơn 1 tiếng sau khi thức dậy vào buổi sáng
  • Đau chân
  • Co cơ hoặc chuột rút
  • Khớp nóng, đỏ hoặc sưng phù

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau khớp ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp ngón tay, bao gồm các bệnh về khớp, do sử dụng tay quá nhiều và do chấn thương vùng bàn – ngón tay. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp nhất gây đau khớp ngón tay:

Viêm khớp: đây là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay thường gặp nhất. Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn đi theo tuổi già và làm lộ các đầu xương bên dưới sụn khớp ra, các đầu xương này cọ xát với nhau khi bạn hoạt động các ngón tay và gây ra cảm giác đau nhói. Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vẩy nến là hai bệnh tự miễn thường gặp gây đau các khớp ngón tay do tình trạng viêm gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các tế bào lành mạnh ở vùng khớp và 2 bệnh này ảnh hưởng tới nhiều khớp ngón tay cùng một lúc. Cơn đau tăng dần khi bạn hoạt động và giảm khi bạn nghỉ ngơi.

Giãn dây chằng: xảy ra khi các ngón tay bị kéo ra quá xa về một hướng, gây tổn thương các dây chằng ở hướng ngược lại. Tổn thương này thường được gọi là “ngón tay bị kẹt”, gây đau đớn lúc đầu, sau đó ngón tay sẽ nhanh chóng bị sưng và có thể thấy một vài vết bầm tím. Việc di chuyển hay hoạt động các ngón tay bị hạn chế do tình trạng sưng khớp và đau. Giãn dây chằng nặng có thể làm rách dây chằng và có thể phải phẫu thuật tái tạo dây chằng.

Tổn thương gân cơ: các ngón tay không có các cơ vận hành, thay vào đó là các gân cơ kéo dài từ vùng cẳng tay tới bám vào mặt trước và mặt sau của ngón tay. Các gân cơ này bám gần các khớp và tổn thương cấu trúc gân cơ – khớp này có thể làm bạn bị đau khớp ngón tay. Các tổn thương này thường do chấn thương hoặc do nâng vật nào đó quá nặng. Các ngón tay sẽ bị sưng, bầm tím và cứng khớp khi bị tổn thương gân cơ.

Gãy xương: thường do chấn thương như đập ngón tay vào cửa. Các chấn thương này lập tức gây ra cơn đau nhói và các ngón tay của bạn có thể bị biến dạng. Tình trạng sưng phù và bầm tím thường xuất hiện ngay sau khi chấn thương. Tuy nhiên gãy xương ngón tay thường không thể hiện rõ ràng. Chấn thương dây chằng và gân cơ có thể làm nứt xương, nơi mà 2 cấu trúc này bám vào. Bạn có thể gặp khó khăn khi sử dụng các ngón tay và thường cần phải được phẫu thuật để chỉnh lại xương, giúp xương lành đúng vị trí và đảm bảo chức năng của khớp ngón tay.

Ngoài các nguyên nhân đã kể trên, đau khớp ngón tay còn có thể xảy ra do:

3. Biến chứng của triệu chứng đau khớp ngón tay

Trong hầu hết trường hợp, nếu tìm ra và khắc phục được các nguyên nhân gây đau khớp ngón tay, bạn sẽ ngăn ngừa được sự xuất hiện của các biến chứng. Nếu như không điều trị kịp thời, các biến chứng có thể xảy ra là:

  • Biến dạng và phá hủy khớp
  • Hoại tử và hoại thư vùng mô tổn thương
  • Nhiễm trùng máu
  • Nhiễm trùng lan ra các cấu trúc xung quanh

4. Cách chăm sóc bệnh nhân bị đau khớp ngón tay

Có rất nhiều cách để làm giảm bớt cơn đau do đau khớp ngón tay mang lại cho bạn. Dưới đây là những cách tốt nhất để làm giảm cơn đau mà bạn có thể tự thực hiện là:

Sử dụng túi chườm đá hoặc túi nhựa đựng vài loại rau quả đông lạnh có thể giúp bạn giảm được cơn đau. Ngoài việc giảm đau, phương pháp này còn chống lại được quá trình viêm và ngăn ngừa các ngón tay bạn sưng phù lên. Phương pháp này có thể thực hiện 30 phút/ lần và khoảng 4 – 5 lần/ngày.

Tập thể dục thường xuyên cho bàn tay và các ngón tay rất quan trọng, việc này giúp bàn tay và các ngón tay của bạn linh hoạt hơn. Bạn cũng cần để các khớp bị đau nghỉ ngơi bằng cách sử dụng dụng cụ nâng đỡ ngón tay. Để tập thể dục cho ngón tay và bàn tay, bạn có thể sử dụng một quả bóng mềm, nắm nó trong tay và thả ra nhiều lần.

Điều trị đau khớp ngón tay

5. Xét nghiệm sàng lọc giúp tìm ra nguyên nhân

- Công thức máu

- Xét nghiệm máu tìm:

  • Yếu tố thấp RF, kháng CCP, tốc độ lắng máu (VSS), CRP: sử dụng trong viêm khớp dạng thấp
  • Acid uric: sử dụng trong bệnh Gut
  • Nhóm HLA: HLA-DR4 liên quan viêm khớp dạng thấp,…

- X-quang và MRI trong thoái hóa khớp, viêm khớp vẩy nến, gãy xương và tổn thương gân cơ - dây chằng.

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trong một vài trường hợp, triệu chứng đau khớp ngón tay xảy ra chung với các triệu chứng khác có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Trong trường hợp này, bạn cần gọi số 115 để được hỗ trợ cấp cứu kịp thời khi có các triệu chứng sau:

  • Liệt hoặc không thể cử động một phần cơ thể
  • Khó thở, thở khò khè hoặc sặc nước, sặc đồ ăn
  • Đột ngột thay đổi thị giác, mù đột ngột hoặc đau mắt
  • Đột ngột tê hoặc yếu nửa bên người
  • Đột ngột đau đầu dữ dội

Nếu triệu chứng đau khớp ngón tay kéo dài dai dẳng, tái lại nhiều lần hoặc làm bạn lo lắng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và thực hiện các phương pháp điều trị thích hợp.

Trước mắt, bạn Thanh có thể áp dụng các biện pháp mà chúng tôi đưa ra để làm giảm bớt cơn đau do khớp ngón tay mang lại. Bạn cần tiếp tục theo dõi và nếu thấy khớp ngón tay vẫn bị đau thì bạn nên đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng và có biện pháp điều trị kịp thời. Bạn có thể đặt khám bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung