Trẻ thở khò khè là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi là Linh, cháu nhà tôi năm nay được 17 tháng tuổi. Bắt đầu từ khoảng 1 tuần trước đây, bé thường xuyên thở khò khè nhưng không ho. Ban đầu tôi cho rằng cháu bị cảm nên đã cố gắng không cho cháu ăn, uống các đồ lạnh nhưng việc hít thở của cháu vẫn gặp khó khăn, tiếng thở khò khè. Rất mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!
Trả lời:
Chào chị Linh!
Để biết rõ về tình trạng bệnh của cháu, chị nên cho con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn cụ thể. Chúng tôi xin cung cấp tới chị một số thông tin liên quan đến việc cháu nhà chị có biểu hiện của việc thở khò khè như sau:
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng thở khò khè
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
1. Triệu chứng thở khò khè ở trẻ em là gì?
Trước tiên cần hiểu thở khò khè là tiếng rít có âm vực cao khi thở qua miệng hay mũi. Thở khò khè được hiểu đơn giản là khi bé thở phát ra những tiếng khò khè. Các mẹ có thể nhận được ra dấu hiệu này bằng các áp tai gần miệng hoặc mũi của bé, đặc biệt là khi bé ngủ, sẽ thấy tiếng thở lạ, có thể không đều và gần giống với tiếng ngáy nhẹ.
Mặc dù, triệu chứng thở khò khè thường xuất hiện khi thở ra, nhưng có những trẻ có biểu hiện nay ngay cả khi hít vào. Triệu chứng thở khò khè không chỉ xảy ra ở trẻ em mà còn có thể gặp ở người lớn tuổi.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng thở khò khè ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thở khò khè. Những nguyên nhân gây nên hiện tượng thở khò khè mà trẻ em hay mắc là bị dị ứng; Phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng, ví dụ như côn trùng cắn hoặc thuốc) hoặc do bệnh hen suyễn tạo ra.
Ngoài ra ở trẻ nhỏ có thể kể đến các nguyên nhân như trẻ bị viêm tiểu phế quản hoặc viêm phế quản, viêm nắp thanh quản (sưng phù “nắp” của khí quản), trẻ hít phải vật thể lạ, GERD (trào ngược dạ dày thực quản), vi trùng hợp bào hô hấp RSV (đặc biệt ở trẻ nhỏ), nhiễm trùng đường hô hấp (đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi)… Trẻ bị suy tim hoặc dùng nhiều thuốc có chứa aspirin cũng có thể dẫn đến thở khò khè.
Nếu trẻ còn nhỏ, dưới 1 tuổi, trẻ sơ sinh thở khò khè còn là dấu hiệu của việc bị mềm sụn thanh quản, hoặc các mạch máu lớn chèn vùng thanh quản của bé làm cho bé khó thở. Nếu bé bị viêm thanh phế quản cấp tính thì ngoài thở khò khè, bé còn có các dấu hiệu khác như ho nhiều và bị khàn tiếng.
3. Nên đưa trẻ đi gặp khám bác sĩ khi nào?
Dựa vào các thông tin trên, chị cần cho trẻ tới gặp bác sĩ hoặc các cơ sở y tế gần nhất ngay khi trẻ gặp các trường hợp như sau:
- Trẻ có biểu hiện khó thở
- Trẻ có biểu hiện thở nhanh
- Nước da của trẻ trở nên xanh xao
- Thở khò khè đột ngột sau khi bị ong chích, uống thuốc hoặc ăn thức ăn gây dị ứng cần đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện.
- Trẻ có biểu hiện thở khò khè cùng với khó thở nghiêm trọng hoặc da trông xanh xao cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nhất để gặp bác sĩ kịp thời.
- Nếu trẻ thở khò khè sau khi bị nghẹn thức ăn hoặc những vật nhỏ cũng hết sức nguy hiểm, cần nhận được sự trợ giúp từ bác sĩ một cách nhanh nhất có thể.
Để giúp trẻ giảm thiểu các tình trạng thở khò khè, chị có thể áp dụng các biện pháp tại nhà như sau:
- Làm ẩm không khí bằng cách sử dụng máy xông hơi, hoặc cho trẻ tắm vòi hoa sen hoặc ngồi trong phòng tắm, đóng kín cửa trong khi đang mở vòi nước nóng. Không khí ẩm có thể giúp triệu chứng được cải thiện phần nào.
- Cho trẻ uống nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh giúp cổ họng dễ chịu hơn và làm tan chất nhầy dính trong cổ họng của trẻ.
- Tuyệt đối không cho trẻ hít phải khói thuốc. Nếu cha, mẹ hoặc người thân hút thuốc, cần ra vị trí cách xa trẻ, khói thuốc có thể làm tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn.
Điều cuối cùng chị cần lưu ý đó là không tự ý cho trẻ uống thuốc, hãy làm theo sự hướng dẫn và điều trị của bác sĩ. Chị có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được hỗ trợ và giúp đỡ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Bình luận, đặt câu hỏi