Có nên uống thuốc chống trầm cảm khi mang thai không?
Chào bác sĩ! Tôi bị trầm cảm đã 4 năm và đang dùng thuốc chống trầm cảm SSRI theo chỉ định của bác sĩ. Hiện tại tôi đang muốn có con nhưng không biết việc sử dụng thuốc SSRI có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mong bác sĩ tư vấn giúp có nên tiếp tục uống thuốc chống trầm cảm khi mang thai không.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, việc điều trị bệnh trầm cảm mang ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu phụ nữ không điều trị trầm cảm khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Khi chào đời trẻ có thể sẽ trở nên thờ ơ, dễ cáu kỉnh và nhẹ cân. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp điều trị nào là điều vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần cân nhắc.
Hiện nay, những thông tin nghiên cứu về việc sử dụng thuốc chống trầm cảm khi mang thai chưa có một kết quả thống nhất. Thuốc được dùng phổ biến trong điều trị trầm cảm là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). SSRI bao gồm fluoxetine (Prozac), sertraline (Zoloft), citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), fluvoxamine (Luvox) và paroxetin (Paxil). Tuy nhiên dù kết quả như thế nào thì bạn cần cân nhắc cả những rủi ro và lợi ích có thể gặp phải khi dùng và không dùng thuốc chống trầm cảm.
Một lựa chọn khác dành cho người trầm cảm nói chung và phụ nữ mang bầu trầm cảm nói riêng là liệu pháp nhận thức hành vi. Đây là một hình thức điều trị bằng cách nói chuyện, giúp bạn rèn luyện cách suy nghĩ tích cực cũng như giải quyết vấn đề. Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp này, bạn có thể giảm liều hoặc rút ngắn thời gian sử dụng thuốc chống trầm cảm xuống một cách đáng kể.
Bạn có thể tham khảo thêm về liệu pháp này trong bài viết Cách chữa bệnh trầm cảm bằng tâm lý.
Ngoài ra, biện pháp hỗ trợ điều trị không dùng thuốc như việc tập thể dục, phương pháp chánh niệm cũng là biện pháp hữu hiệu điều trị trầm cảm, phương pháp này có thể kiểm soát bệnh lý trầm cảm.
Đối với câu hỏi của bạn, liệu thuốc SSRI có gây nguy hiểm cho thai nhi hay không. Trên thực tế chưa có công trình nào chứng minh được rằng SSRI có thể gây dị tật thai nhi. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng cho thấy một lượng nhỏ bệnh nhân điều trị bằng SSRI gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khá quy mô được công bố năm 2015 cũng đã tiến hành thống kê dữ liệu trên 30.000 trẻ sơ sinh. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã so sánh các loại thuốc mà trẻ sơ sinh khỏe mạnh hoặc bị dị tật bẩm sinh bị ảnh hưởng.
Theo đó, hầu hết các loại thuốc SSRI (kể cả các SSRI phổ biến nhất như sertraline) đều không gắn liền với dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, paroxetine và fluoxetine có trong SSRI có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe đối với thai phụ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng cho rằng, paroxetin không an toàn nếu như sử dụng khi mang thai.
Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra trẻ có nguy cơ bị bệnh tự kỷ do mẹ sử dụng thuốc chống trầm cảm. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin Tại đây.
Hiệp hội Tâm thần Mỹ và Hội sản và phụ khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc khi mắc trầm cảm nặng. Tuy nhiên trong trường hợp trầm cảm từ nhẹ đến trung bình, người bệnh nên ưu tiên áp dụng biện pháp tâm lý trị liệu trầm cảm.
Nếu trong hơn 1 năm trước khi mang thai, bệnh lý trầm cảm của bạn diễn biến nặng hơn, bạn có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý trong suốt thai kỳ. Trong trường hợp này, nguy cơ sức khỏe của bạn và em bé khi không dùng thuốc lớn hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm.
Tuy nhiên bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám trực tiếp. Chỉ có bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn mới có những lời khuyên cụ thể nhất.
Chúc bạn khỏe.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi