Bệnh trầm cảm ở trẻ em - dấu hiệu nhận biết theo từng độ tuổi

Bệnh trầm cảm ở trẻ em - dấu hiệu nhận biết theo từng độ tuổi

Trước đây người ta vẫn tin rằng trầm cảm là bệnh chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng khoảng 2 thập kỷ trở lại đây khoa học đã nhìn nhận nghiêm túc rằng trẻ em, kể cả trẻ nhỏ, cũng có thể mắc bệnh trầm cảm.

Theo nghiên cứu của Viện hàn lâm Tâm thần Nhi khoa Mỹ, trung bình cứ 10 trẻ thì có một bị trầm cảm khi lên 16 tuổi. Bạn sẽ hiểu rõ hơn bệnh trầm cảm là gì khi tham khảo bài viết "Bị trầm cảm" mà chúng tôi đã trình bày trước đó.

Những thông tin bạn có thể tham khảo trong bài viết:

  1. Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở trẻ em
  2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Rạn nứt trong mối quan hệ với gia đình: Lúc này trẻ bị hụt hẫng và có xu hướng nghĩ là do lỗi của mình. Chẳng hạn như cha mẹ ly dị trẻ sẽ nghĩ là vì mình mà cha mẹ ly dị, “Tại sao mẹ (cha) lại sống với em mà không sống với mình?”, “Mẹ vì mình nên phải ly dị với cha!”. Bên cạnh đó, khi cha mẹ ly thân trẻ sẽ sống với một trong hai người vì thế thiếu vắng tình cảm của gia đình, dẫn đến hụt hẫng tinh thần ở trẻ.

Trong gia đình có người thân mất hay thú cưng chết, và trẻ luôn cảm thấy lo lắng và cho rằng mình có lỗi.

Trẻ bị bạn bè bắt nạt tuy nhiên không thể nói với ai, cha mẹ cũng không quam tâm hỏi han khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và thường hay sợ đám đông.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ em

Chất lượng quan hệ trong gia đình giảm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm

Áp lực học tập: Cha mẹ luôn muốn con học giỏi, thông minh vì thế đặt cho bé mục tiêu học tập quá cao, bắt trẻ học nhiều, khi không đạt được kết quả tốt như điểm kém thì cha mẹ tỏ thái độ không hài lòng, có khi phạt trẻ.

Áp lực còn ở trong trường học, chẳng hạn giáo viên yêu cầu bé tả cây cau; nhưng trong khi bé ở thành phố nên không thể biết cây cau thế nào để làm bài, từ đó dễ dẫn đến căng thẳng từ việc học.

Thất bại trong học tập hay thi cử mặc dù trước đó trẻ học rất giỏi.

Thay đổi môi trường sống đột ngột: Bố mẹ chuyển nhà hay chuyển trường tuy nhiên không cho bé biết. Trong trường hợp này nhiều bé cho rằng do mình học dở không bằng chị (em) bạn bè nên bị chuyển trường. Đồng thời, với việc lạ chỗ ở trẻ rất sợ khi ngủ.

Đa phần cha mẹ tự quyết định và áp đặt cho trẻ, không hỏi xem thái độ, ý kiến là bé có đồng ý, có muốn đi hay không. Bé cảm thấy mình không có quyền quyết định, ba mẹ không tôn trọng mình.

Tiền căn bệnh của gia đình: Cha hay mẹ hoặc trong gia đình có người từng bị trầm cảm, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dễ bị ảnh hưởng theo.

>>>Để biết đầy đủ nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm nói chung, bạn có thể tham khảo tại Nguyên nhân của bệnh trầm cảm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm ở trẻ em

Buồn rầu không đồng nghĩa với trầm cảm. Cũng là điều bình thường nếu trẻ đau khổ khi bị mất mát hoặc buồn bã vì bị bạn bè chơi xấu, chuyện này thường chỉ kéo dài vài ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng rầu rĩ kéo dài vài tuần hoặc có vẻ ảnh hưởng tới các hoạt động thường kỳ và quan hệ của trẻ thì cần chú ý và nghĩ tới trầm cảm.

Trầm cảm không phải là sự thay đổi nhất thời của cảm xúc, đó là cảm giác vô vọng kéo dài, là sự thiếu hụt năng lượng và nhiệt tình kéo trường diễn trong vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm. 

Một trong những biểu hiện quan trọng của trầm cảm đó là sự bực bội mạn tính. Các biểu hiện trầm cảm ở trẻ em có một số điểm khác biệt so với Triệu chứng trầm cảm nói chung. Trẻ bị trầm cảm có thể gặp khó khăn trong quan hệ với bạn bè và gia đình, hoặc bị thay đổi cảm xúc quá mức. Chúng thường tỏ ra lãnh đạm, không tập trung, thiếu sức sống, thiếu nhiệt huyết và ít khi vui vẻ. Đôi khi trẻ tỏ ra cáu bẳn, hờn dỗi, thậm chí là hung hăng. Khi đủ lớn chúng thường tự cho mình là đồ ngốc, là người vô dụng và vô phương cứu chữa… Trẻ có thể bận rộn với các ý tưởng về chết chóc và thậm chí còn tìm cách tự tử. Trẻ vị thành niên bị trầm cảm có thể lạm dụng rượu hay ma túy, dùng những thứ này để cảm thấy dễ chịu hơn.

Các dấu hiệu thường gặp của trầm cảm ở trẻ em:

  • Buồn rầu, khóc lóc, tuyệt vọng trường diễn.
  • Cô lập, thu mình khỏi các hoạt động từng được ưa chuộng.
  • Khó chịu, bực bội, giận dữ ngày càng gia tăng.
  • Uể oải, mệt mỏi mạn tính.
  • Thường xuyên bỏ học hoặc học kém. 
  • Thường xuyên phàn nàn về sức khỏe như đau đầu, đau dạ dày.
  • Khó khăn trong xây dựng các mối quan hệ xã hội.
  • Không nhiệt tình, năng nổ.
  • Quá nhạy cảm khi bị từ chối hay thất bại.
  • Không quyết đoán, thiếu khả năng tập trung, hay quên.
  • Nói về chuyện bỏ nhà hay đã tìm cách bỏ nhà.
  • Tự ti, mặc cảm tội lỗi quá mức.
  • Thay đổi lớn trong thói quen ăn uống, ngủ nghỉ (ví dụ sụt cân mạnh, mất ngủ).
  • Thường xuyên nghĩ về cái chết hay có ý định tự tử, tự hủy hoại cơ thể.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm khác nhau tùy theo lứa tuổi:

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ sơ sinh đến 3 tuổi:

  • Kém ăn, chậm lớn không do nguyên nhân thể lực.
  • Lãnh đạm, không thích chơi đùa, có những cơn cáu giận, ít thể hiện các cảm xúc tích cực nói chung.

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ 3-5 tuổi:

  • Lóng ngóng, hay gặp tai nạn.
  • Ám ảnh sợ hay có những nỗi sợ hãi quá mức.
  • Chậm trễ hoặc thoái lui trong các mốc phát triển.
  • Xin lỗi quá mức vì những sai phạm nhỏ như đánh đổ thức ăn, quên dọn đồ chơi...

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ 6-8 tuổi:

  • Có những than phiền rất mơ hồ về thể lực.
  • Hành vi hung bạo.
  • Bám chặt bố mẹ, tránh xa người lạ, ngại đối đầu với thách thức.

Biểu hiện trầm cảm ở trẻ 9-12 tuổi:

  • Nói về chuyện chết chóc.
  • Lo ngại quá mức về việc học ở trường.
  • Mất ngủ, tự buộc tội mình vì đã khiến cha mẹ và thầy cô thất vọng.

Việc trẻ thể hiện một vài hay thậm chí tất cả biểu hiện nói trên không có nghĩa là trẻ mắc chứng rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, khi có các biểu hiện này, đặc biệt là ở mức độ nặng và/hoặc kéo dài một tháng trở lên, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên gia tâm thần nhi khoa. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp rút ngắn các đợt trầm cảm, tránh xảy ra các đợt mới và ngăn ngừa việc trẻ học kém, tự gây tổn thương hoặc tự tử.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm ở trẻ em

Khi trẻ có dấu hiệu trầm cảm, hãy đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám

Khi gia đình thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh trầm cảm thì tốt nhất nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ chữa trầm cảm sớm hoặc liên hệ đến số của phòng khám tâm lý trầm cảm 1900 1246 để được điều trị kịp thời, tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Gia đình có thể tham khảo thêm cách điều trị bệnh trong bài viết: Điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
8 biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm dễ nhận biết nhất
Các dấu hiệu trầm cảm nhận biết nhanh gồm: chán ăn, mất ngủ, tâm trạng bất an, ngại giao tiếp, chán nản, bi quan, tự ti, và nặng nhất là suy nghĩ đến tự...
Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và sa sút tâm thần
Đã có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng có mối tương quan giữa sa sút tâm thần và trầm cảm và đây...
Làm sao để phân biệt bệnh tự kỷ và trầm cảm ở trẻ em?
Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý...
Mách bạn phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc
Điều trị trầm cảm là cần thiết và chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thiên Doanh

    em từng có những dấu hiệu và biểu hiện trên, không biết em phải bị trầm cảm không nữa. cảm ơn các thông tin của bác sĩ ạ.

    04/01/2019
  • Nguyễn Thị Thùy Dương

    Tôi thấy con mình có những biểu hiện như trong bài. Tôi thực sự rất lo lắng nên đã liên lạc với bác sĩ Phú, bác sĩ đã tư vấn cách chăm sóc và phương pháp điều trị. Nay con tôi đã khỏi bệnh, cảm ơn bác sĩ Phú.

    29/09/2017
  • Nguyễn Mỹ Hạnh

    Trẻ em tưởng là chỉ bị tự kỉ thôi chứ cũng bị mắc bệnh trầm cảm thì khổ thân quá. Tốt nhất là đưa các bé đi khám sớm để điều trị cho mau khỏi.

    22/09/2017
Nguyễn trúc phương(17/09/2019)
Con mình nam nay 12 tuổi dạo gần đây bé có biểu hiện như trên hay buồn và cáu gắt vô cớ .

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung