Cần phải điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em như thế nào?

Cần phải điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em như thế nào?

Trầm cảm có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho trẻ em nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám và áp dụng nhiều phương pháp để điều trị.

Cha mẹ nên có cái nhìn tổng quan về bệnh trầm cảm để hỗ trợ con mình một cách tốt nhất. Bạn có thể xem thêm thông tin tại bài viết "Trầm cảm là bệnh gì".

Những thông tin mà bạn có thể tìm thấy trong bài viết:

  1. Hậu quả bệnh trầm cảm ở trẻ em
  2. Chẩn đoán bệnh trầm cảm ở trẻ em
  3. Điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Hậu quả mà bệnh trầm cảm ở trẻ em gây ra

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể để lại hậu quả lâu dài và nặng nề cho trẻ về mặt phát triển xã hội, phát triển cảm xúc và học tập. Nếu không được điều trị, một đợt trầm cảm có thể kéo dài 9 tháng, tương đương một năm học thậm chí có thể lâu hơn, như vậy rất khó để trẻ theo kịp các bạn. Trẻ trầm cảm cũng dễ gây nghiện rượu, thuốc lá, ma túy.

Một nghiên cứu của Mỹ so sánh giữa nhóm người bắt đầu trầm cảm ở độ tuổi trưởng thành với nhóm người từng bị trầm cảm ở tuổi ấu thơ đã chỉ ra rằng nhóm thứ hai gặp nhiều thiệt hòi hơn. Trầm cảm có thể khiến cho họ có thu nhập trung bình thấp hơn, tỷ lệ tốt nghiệp đại học thấp hơn, khó tìm việc làm hơn, quan hệ gia đình và xã hội ít thành công hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Chẩn đoán bệnh trầm cảm ở trẻ em ra sao?

Bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu:

Trẻ nhỏ và tuổi mẫu giáo thường chưa có khả năng thể hiện tốt cảm xúc bằng ngôn ngữ. Vì vậy các triệu chứng của bệnh trầm cảm cần phải được suy ra từ hành vi nhìn thấy được, thông tin thu được từ các cuộc trao đổi với phụ huynh, quan sát tương tác của trẻ với những người khác. Chỉ các bác sĩ tâm thần nhi khoa và các chuyên gia tâm lý nhi khoa mới có thể đánh giá đúng mức tình trạng bệnh.

Với vị thành niên, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe nhằm loại bỏ các nguyên nhân thực thể dẫn tới hành vi được nghi là trầm cảm. Khám thực thể bao gồm đánh giá thị lực và thính lực. Rối loạn thị lực, thính lực không được phát hiện có thể khiến trẻ có vẻ trầm cảm hay thậm chí khiến trẻ trở nên trầm cảm. Với trẻ lớn hơn, cần sàng lọc việc lạm dụng rượu và ma túy vì tình trạng này có thể cho các biểu hiện tương tự hoặc làm khởi phát các đợt trầm cảm. Bị các đợt trầm cảm nhiều gấp đôi, tiên lượng bệnh nặng nề hơn.

Tỷ lệ toan tính tự tử và tự tử thành công cao hơn (34% người bị trầm cảm khi còn nhỏ có toan tính tự vẫn và 7% tự vẫn thành công, so với tỷ lệ 0% ở nhóm trầm cảm khi trưởng thành).

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh trầm cảm cho trẻ em

Việc chẩn đoán và điều trị trầm cảm ở trẻ đòi hỏi sự tham gia của các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu

3. Cách điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em như thế nào?

Việc chữa trị bệnh trầm cảm cho trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của cha mẹ. Hãy làm mọi thứ vì con nhé:

Điều chỉnh mối quan hệ gia đình: Cha mẹ nên quan tâm, trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Hãy lắng nghe con nói, chú ý những thay đổi bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời.

Thường xuyên đưa con tham gia các hoạt động bên ngoài: Những hoạt động vui chơi giải trí giúp giảm bớt căng thẳng cho trẻ rất nhiều, đặc biệt là những hoạt động ngoài trời khi cả nhà cùng tham gia.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ vitamin cho trẻ: Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ tập trung học, tinh thần hưng phấn hơn.

Không tạo cho trẻ nhiều áp lực: Cha mẹ có thể dẫn bé đi chơi, xem phim, đi nhà sách hay bất cứ đâu mà trẻ thích vào ngày cuối tuần. Đồng thời cha mẹ cần  phải đồng cảm, động viên khi bé học tập không tốt.

Không đánh trẻ: khi trẻ phạm sai lầm không nên đánh trẻ, cũng không nên hỏi dồn, bắt buộc trẻ phải trả lời ngay.

Đừng bỏ rơi khi trẻ không chịu chia sẻ: Thông thường, khi thấy trẻ có vấn đề các bậc cha mẹ sẽ hỏi trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ không chịu nói thì cha mẹ cũng cho qua, không hỏi han, quan sát gì trẻ nữa. Bạn hãy cố gắng hỏi đến khi trẻ chịu chia sẻ thì lần sau trẻ tiếp tục chia sẻ nỗi lo với cha mẹ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chú ý đến mối quan hệ ở trường của trẻ (với thầy cô và bạn bè): Một số trường hợp trẻ rất sợ cô giáo, không muốn đi học tuy nhiên cha mẹ lại phớt lờ việc này, cho rằng rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Xin đừng thờ ơ với điều này, hãy tìm hiểu để giải quyết vấn đề!

Tạo cho con những thói quen tốt trong đời sống thường ngày: như đi ngủ đúng giờ, chơi thể thao, ca hát nhảy múa.

Một phần quan trọng không kém nằm ngay trong chính bản thân các bậc phụ huynh đó là: Cha mẹ hãy tạo cho mình một tâm hồn thoải mái, khỏe mạnh để giáo dục trẻ một cách hợp lí nhất.

Ngoài ra, việc trị liệu bằng thuốc là cách phổ biến nhưng cách này không khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ bởi lâu dài không tốt có sức khỏe.

Để việc điều trị bệnh trầm cảm cho trẻ được hiệu quả và an toàn, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán xác định mức độ bệnh cũng như có phương án điều trị phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cảnh giác với bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em, xem thông tin chi tiết trong bài viết "Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em". Liên hệ đến phòng khám chúng tôi để được tư vấn thêm hoặc đặt khám với bác sĩ chuyên khoa tâm lý điều trị trầm cảm giỏi theo số 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Trầm cảm

Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
8 biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm dễ nhận biết nhất
Các dấu hiệu trầm cảm nhận biết nhanh gồm: chán ăn, mất ngủ, tâm trạng bất an, ngại giao tiếp, chán nản, bi quan, tự ti, và nặng nhất là suy nghĩ đến tự...
Mối liên hệ giữa bệnh trầm cảm và sa sút tâm thần
Đã có rất nhiều nghiên cứu và bằng chứng khoa học chứng minh rằng có mối tương quan giữa sa sút tâm thần và trầm cảm và đây...
Làm sao để phân biệt bệnh tự kỷ và trầm cảm ở trẻ em?
Trầm cảm và tự kỷ đều là những rối loạn về tâm lý khiến trẻ phát triển không bình thường. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý...
Mách bạn phương pháp điều trị trầm cảm không dùng thuốc
Điều trị trầm cảm là cần thiết và chủ yếu bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên một số loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Văn Hào

    Bài viết rất tốt, mang đến nhiều thông tin mới mẻ và có ích cho mọi người

    29/09/2017
  • Nguyễn Duy Phương

    Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Thế nhưng nhiều gia đình lại không biết cách nhận biết và sớm có biện pháp xử lý khiến cho bệnh tình của đứa nhỏ ngày càng nặng hơn.

    22/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung