Triệu chứng mệt mỏi kéo dài báo hiệu bệnh gì?

Triệu chứng mệt mỏi kéo dài báo hiệu bệnh gì?

Xin chào bác sĩ, tôi là Phương (36 tuổi) – nhân viên văn phòng. Gần đây tôi thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài, thường xuyên trong trạng thái lơ lửng mất tập trung, không thể tỉnh táo để làm việc, điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống gia đình tôi. Tình trạng này đã hơn 1 tuần liên tục làm tôi rất lo lắng, mong bác sĩ cho tôi lời khuyên để cải thiện sức khỏe. Xin cảm ơn!

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Trả lời:

Xin chào chị Phương, rất cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho Hello Doctor. Trường hợp của chị là triệu chứng mệt mỏi và rơi vào trạng thái kiệt sức. Vấn đề này nhiều người thường gặp phải trong cuộc sống, thường do yếu tố tâm thần gây nên như: Trầm cảm, Stress, và ít hơn là những bệnh lý phức tạp nguy hiểm hơn. Bên dưới là các chi tiết về triệu chứng mệt mỏi :

1. Mệt mỏi kéo dài là gì?

Mệt mỏi là cảm giác thường gặp, xuất hiện sau lao động với cường độ cao, stress v.v... thường dễ khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, lao động hợp lý. Đối với cơ thể, mệt mỏi là một phản ứng có lợi, vì chúng cảnh báo cho chúng ta giới hạn chịu đựng của cơ thể. Thông thường, mệt mỏi chỉ kéo dài khoảng 1-2 ngày hoặc trong thời gian diễn ra công việc cường độ cao, hoặc trong một đợt bệnh cấp tính.

Hội chứng Mệt hỏi mạn tính (Chronic Fatigue Syndrome) hay còn gọi là mệt mỏi kéo dài, được định nghĩa là cảm giác mệt mỏi kéo dài ở người bệnh mà không hiểu rõ nguyên nhân. 

Như trường hợp của chị miêu tả, cảm giác mệt mỏi chỉ mới xuất hiện khoảng 1 tuần nay thì có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, kể cả nguyên nhân thực thể (do bệnh lý của cơ thể) và cả nguyên nhân tâm thần (do bệnh lý tâm thần thần). Do đó, theo tôi, chị nên đi khám Tổng quát để tìm các nguyên nhân bệnh lý thực thể trước.

Nếu khi bác sĩ đã loại trừ hết các trường hợp mà mệt mỏi vẫn kéo dài trên 6 tháng thì lúc này chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mạn tính mới được nghĩ đến.

>>> Đọc thêm: hội chứng mệt mỏi

2. Dấu hiệu nhận biết Hội chứng mệt mỏi mạn tính

Theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh của Mỹ (CDC) về hội chứng mệt mỏi kéo dài, một người được chẩn đoán là mệt mỏi mạn tính khi:

  • Có cảm giác mệt mỏi kéo dài từ 6 tháng trở lên
  • Kèm theo thêm các triệu chứng:
    • Mệt nhiều, kéo dài hơn 24 giờ khi vận động ở mức gắng sức nhẹ, trung bình
    • Than phiền về đau cơ, đau khớp , mà không có bất kỳ bằng chứng xét nghiệm gợi ý tình trạng viêm cơ, khớp
    • Suy giảm trí nhớ, tập trung
    • Cảm giác mệt mỏi, thiếu sảng khoái sau khi ngủ dậy
    • Đau họng
    • Nổi hạch ở vùng nách hoặc cổ.

Nếu có trên 5 triệu chứng, khả năng mắc Hội chứng mệt mỏi mạn tính của người bệnh là rất cao.

Bên cạnh các triệu chứng trên, một số yếu tố gợi ý giúp khẳng định chẩn đoán cũng được CDC đưa ra:

  • Nữ từ 30-55 tuổi.
  • Có tiền sử mắc bệnh lo âu, trầm cảm không điển hình.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng mệt mỏi kéo dài

Tuy nhiên, như tôi đã nói, dù có các các triệu chứng như trên thì chúng ta vẫn chưa thể vội kết luận rằng đây là Hội chứng mệt mỏi mạn tính. Vì một số bệnh lý tự miễn, ung thư, rối loạn chuyển hóa ở giai đoạn sớm cũng có các triệu chứng tương tự.

4. Mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Trước khi đi vào các nguyên nhân, tôi sẽ làm rõ hơn về triệu chứng “mệt mỏi kéo dài” và “hội chứng mệt mỏi mạn tính”.

Triệu chứng “mệt mỏi kéo dài”, chỉ đơn thuần nói về cảm giác mệt mỏi, không rõ nguyên nhân, và cảm giác chủ quan của người bệnh về thời gian xuất hiện của triệu chứng.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính,hay hội chứng mệt mỏi kéo dài, đây là một hội chứng bệnh cần điều trị. Trong đó, người bệnh phải có cảm giác mệt mỏi kéo dài hơn 6 tháng và đã được loại trừ hết các nguyên nhân bệnh lý thực thể. 

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, do trường hợp của chị là mới bị gần đây khoảng 1 tuần nên tôi sẽ đi sâu vào các bệnh lý thực thể hơn.

#5 Nguyên nhân Tâm thần - Nguyên nhân hàng đầu gây ra mệt mỏi kéo dài

- Trầm cảm

Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra mệt mỏi. Người mắc trầm cảm thường sẽ kèm theo các triệu chứng như:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Các cảm giác tiêu cực
  • Dễ nổi nóng, bực bội
  • Cảm giác chán nản, mất hứng thú
  • Rối loạn thói quen ăn uống

Xem thông tin cụ thể về bệnh tại Bệnh trầm cảm là gì.

- Chán ăn Tâm thần

- Stress

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

#2 Nguyên nhân nhiễm trùng

- Nhiễm virus

Thường kéo dài trong vòng 1 tuần, với các triệu chứng nổi bật như sốt, tổn thương cơ quan bị virus tấn công. Các triệu chứng sẽ tự biến mất sau 7-10 ngày nếu người bệnh không bị nhiễm thêm vi khuẩn khác.

- Nhiễm khuẩn

Triệu chứng tương tự như tình trạng nhiễm virus, nhưng thời gian bệnh kéo dài hơn. Kháng sinh thường là điều trị ưu tiên đối với nhóm nguyên nhân này.

- Nhiễm ký sinh trùng

Ký sinh trùng thường là tác nhân thầm lặng hơn 2 nhóm trên. Ở giai đoạn đầu, sốt nhẹ và mệt mỏi là hai triệu chứng thường gặp nhất. Thiếu máu cũng là yếu tố giúp gợi ý chẩn đoán nguyên nhân bệnh do tác nhân này gây ra. Để tìm ký sinh trùng, bác sĩ thường cần phải làm xét nghiệm máu, soi các dịch, bài tiết của cơ thể để chẩn đoán.

#3 Nguyên nhân chuyển hóa

Đường huyết

Hạ đường huyết và đái tháo đường đều khiến người bệnh dễ có cảm giác mệt mỏi. Nguyên nhân là do đường là chất chuyển hóa của tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh của não. Do đó, bất kỳ thay đổi, rối loạn đường huyết đều gây ảnh hưởng đến các tín hiệu và hoạt động thần kinh nói riêng, hoạt động chuyển hóa của toàn cơ thể nói chung.

Thiếu Vitamin

Thiếu Vitamin, đặc biệt là nhóm B sẽ khiến người bệnh dễ có cảm giác mệt mỏi, tê, khó chịu. Bổ sung vitamin B cũng khá dễ dàng và không sợ quá liều như bổ sung các loại vitamin khác. Nếu lo lắng, chị có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình các thực phẩm chứa nhiều vitamin B, hoặc thuốc viên B1, B6, B12.

Thiếu Sắt

Ở phụ nữ có kinh nguyệt từ 16-45 tuổi, thì thiếu sắt là tình trạng rất phổ biến. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới năm 2005, có đến 50% phụ nữ trong nhóm độ tuổi này có thiếu máu và thiếu sắt. Chị có thể bổ sung bằng chế độ ăn hoặc uống viên sắt bổ sung vào những ngày hành kinh. Điều này có thể giúp chị giảm cảm giác mất tập trung, trí nhớ kém.

Thiếu máu

Như đề cập ở trên, thiếu máu cũng là tình trạng phổ biến ở nữ trẻ và cũng là nguyên nhân thường gặp như mệt mỏi. 

Để nhận biết nhanh tình trạng này, chị có thể xem niêm mạc trong của mí dưới mắt hoặc so sánh lòng bàn tay mình với người khác. Nếu niêm mạc, lòng bàn tay chị nhợt nhạt hơn thì khả năng chị bị thiếu máu là khá cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng khá hạn chế khi nhận biết ở người có thiếu máu nhẹ. Để chính xác nhất, chị có thể đi xét nghiệm máu để xem có bị thiếu máu hay các bệnh lý về máu không.

Điện giải

Điện giải là chất giúp cho các hoạt động vận chuyển trong tế bào, co cơ được diễn ra bình thường. Khi thiếu hụt các chất này, cơ thể sẽ dễ có cảm giác mệt mỏi. Nguyên nhân này thường đi kèm với các triệu chứng thần kinh.

Cơ bắp 

  • Run
  • Vọp bẻ,
  • Giật, máy cơ
  • Yếu cơ

Thông thường, rối loạn điện giải thường xuất hiện sau một đợt vận động ra mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy, nôn ói. Nếu nó là nguyên nhân gây tình trạng mệt mỏi kéo dài khoảng 1 tuần như chị thì thường là sẽ có một nguyên nhân bệnh lý nội tiết tiềm ẩn khiến mất cân bằng giữa lượng điện giải thải ra và hấp thu vào của cơ thể.

#4 Nguyên nhân tại các cơ quan

Tim

Suy tim cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có các triệu chứng kèm theo như phù, khó thở về đêm và khi gắng sức.

Gan

Các bệnh lý tại gan như viêm gan, suy tế bào gan cũng gây cảm giác mệt mỏi. Chị có thể để ý nếu có các triệu chứng kèm theo như: vàng da, chán ăn, đau bụng vùng hạ sườn phải thì nhiều khả năng có thể là do các bệnh lý tại gan.

Phổi

Các bệnh lý như lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể gây mệt mỏi. Nguyên nhân do giảm nồng độ Oxy trong máu, giảm dung tích sống và trao đổi khí. Tuy nhiên, mệt mỏi do nguyên nhân này thường kèm theo các triệu chứng viêm hô hấp như: ho, sốt, khạc đàm, khó thở…

Nội tiết

Đây là nhóm nguyên nhân gây mệt mỏi thường gặp ở phụ nữ trẻ, đứng sau nhóm thiếu máu. 

  • Suy giáp: Người bệnh sẽ có mệt mỏi, kèm tăng cân, táo bón, yếu cơ.
  • Suy thượng thận:
    • Mệt mỏi nhiều vào đầu sáng 8h và 16h chiều
    • Cảm giác buồn ngủ
    • Nôn ói nhiều, ngay sau khi uống nước hoặc ăn
    • Tiền sử dùng nhiều Corticoid 
  • Suy tuyến yên: Hệ quả của suy tuyến yên sẽ là suy giáp, khiến người bệnh mệt mỏi. Người mắc Suy tuyến yên không chỉ có các biểu hiện của suy giáp mà còn có các biểu hiện như Trễ kinh, vô kinh, hiếm muộn…

Dạ dày - ruột

Các bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, Viêm dạ dày cũng thường gây cảm giác mệt mỏi. Nhưng người bệnh sẽ kèm theo cảm giác  ợ chua, ợ nóng hoặc tăng tiết nước bọt.

Cơ - xương - khớp

Các bệnh lý xương khớp cũng có thể là nguyên nhân gây ra mệt mỏi.

#5 Nguyên nhân miễn dịch

- Các bệnh lý tự miễn

Viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ là các bệnh lý miễn dịch thường gặp ở nữ trẻ. Trong giai đoạn đầu, chúng thường gây cảm giác mệt mỏi và các phản ứng viêm thoáng qua. Các để chị nhận biết sớm thường phải dựa vào tiền sử bệnh của Gia đình. Chị nên hỏi xem gia đình mình trước giờ có bị mắc các bệnh lý di truyền gì không. Xem thêm thông tin về bệnh lý tự miễn Tại đây.

- Suy giảm hệ miễn dịch

Suy giảm hệ miễn dịch cũng gây ra mệt mỏi. Nhưng bệnh nhân thường sẽ kèm theo các bệnh lý nhiễm trùng và các yếu tố nguy cơ khác. Đồng thời, nhận biết bệnh này đòi hỏi phải nhiều xét nghiệm chuyên sâu và chuyên gia về bệnh Miễn dịch, truyền nhiễm giàu kinh nghiệm.

#6 Nguyên nhân do thuốc

- Thuốc điều trị

Các thuốc như lợi tiểu, PPI, chống loạn thần, chống trầm cảm, kháng sinh, statin, hạ áp.. đều có thể gây ra cảm giác mệt mỏi. Nếu chị có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, thì khi đi khám bác sĩ hãy đem theo chúng. Điều này sẽ giúp bác sĩ có đủ thông tin và chẩn đoán tốt nhất cho chị.

- Chất gây nghiện

Sử dụng chất gây nghiện và ngưng đột ngột cũng khiến người dùng có cảm giác mệt mỏi, chán chường. Do đó, nếu như chị đang vô tình hay đang sử dụng bất kỳ chất nào có hoạt chất gây nghiện, hãy kiểm tra kỹ và tham vấn từ nhân viên y tế.

#7 Nguyên nhân khác

Ngưng thở khi ngủ

Đây cũng là nguyên nhân khiến người lớn tuổi từ 60 trở lên mệt mỏi thường xuyên. Chị có thể nhờ người nhà, hoặc người thân ngủ chung với chị kiểm tra xem khi chị ngủ có ngáy lớn không. Tiếng ngáy có bị ngắt quảng giữa chừng không, có đoạn ngưng thở khi ngủ không, nếu có, khả năng mệt mỏi có thể do nguyên nhân này.

- Môi trường làm việc thiếu Oxy

Môi thường làm việc hoặc phòng ngủ có quá nhiều cây xanh, về đêm khi cây sử dụng Oxy sẽ cạnh tranh với cơ thể khiến cơ thể thiếu Oxy. Hoặc chị có thể kiểm tra nơi ở có kín gió không. Vì Không có sự thông khí thường xuyên cũng làm giảm lượng Oxy trong không khí. Kết quả là giảm lượng Oxy máu, khiến chị dễ có cảm giác mệt mỏi.

TÓM LẠI:

Mệt mỏi kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn, cần phải được chẩn đoán nguyên nhân sớm.

Mệt mỏi kéo dài chưa chắc là hội chứng mệt mỏi mạn tính. Để chẩn đoán chính xác bệnh này, bác sĩ cần chắc chắn loại trừ các bệnh ký khác có thể gây ra mệt mỏi.

Lời khuyên cho chị:

Cảm giác mệt mỏi kéo dài của chị có thể là do bệnh lý thực thể hoặc tâm thần gây ra. Để biết chính xác chỉ có cách là đi khám bác sĩ . 

Chị có thể đến các phòng khám Tổng quát để được khám và xét nghiệm.

Vì mệt mỏi kéo dài có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, việc khám và tìm ra nguyên nhân sẽ khá phức tạp. Để buổi khám được hiệu quả tốt nhất, tôi khuyên chị nên xem các nguyên nhân và các triệu chứng gợi ý tôi đã đề cập ở trên để gợi nhớ triệu chứng nào mình đang có. Từ đó, báo cho bác sĩ điều trị biết để họ có thể thu hẹp lại phạm vi chẩn đoán nhằm tiết kiệm được phần nào thời gian và chi phí điều trị. Liên hệ để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám với bác sĩ theo số 1900 1246

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Chúc chị sớm khỏe!



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đọc thêm

KHÁM TÂM THẦN KHI NÀO? 5 dấu hiệu cần đi khám
Đi khám tầm thần được nhận định khi có các nhóm dấu hiệu: cảm xúc, giác quan, suy nghĩ – tư duy, trí nhớ - tập trung chú ý, mặt...
Điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ và những điều cần lưu ý
Phụ nữ là đối tượng đặc biệt dễ bị mắc bệnh trầm cảm. Biểu hiện trầm cảm ở nữ giới khá dễ nhận biết nên nếu thấy người thân của mình có nguy cơ bị trầm cảm,...
Chia sẻ: Top 3 Bác sĩ tâm lý giỏi Hà Nội địa chỉ ở đâu?
Bác sĩ tâm lý tại Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm điều trị thành công nhiều bệnh nhân, ngoài ra các bác sĩ cũng tham...
Cách ngủ nhanh - làm sao ngủ dậy khỏe
Một giấc ngủ tốt quan trọng như bạn tập thể dục đều đặn mỗi ngày hoặc như chế độ ăn đầy đủ, cân bằng. Những nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng...
7 lý do khiến bạn thường bị thức giấc giữa đêm
Có rất nhiều lý do khiến bạn thức giấc giữa đêm. Chứng mất ngủ ban đêm này gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như các khía cạnh trong...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Anh Huy

    Chia sẻ cảu bác sĩ thực sự rất hữu ích và cụ thể

    13/04/2019
  • Phạm Thanh Trúc

    Tôi đã chữa khỏi bệnh và khuyên mọi người nên kiên trì điều trị bệnh này.

    16/10/2017
  • Lê Thị Ngọc

    Tôi lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, không biết có phải mắc bệnh không. Dù sao cũng cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ, tôi sẽ thử đi khám xem sao.

    06/10/2017
  • Nguyễn Xuân Mạnh

    Thấy người bạn chia sẻ bài này trên Facebook nên tôi vào xem thử. Bài viết khá hay, hữu ích cho nhiều người.

    29/09/2017
  • Đinh Tuấn Anh

    Tôi cũng đang cảm thấy cơ thể dạo rất mệt mỏi, không thể làm được việc gì cả. Tôi cũng có định đi khám nhưng không biết phải đến đâu khám

    28/09/2017
Xem thêm đánh giá

Huỳnh văn đô(19/09/2022)
Chào bác sĩ,trong người tôi lúc nào cũng mệt mỏi,ngủ dậy không tỉnh táo và mệt mỏi muốn ngủ thêm nữa,kéo dài 7-8 năm,đi khám khoa thần kinh bác sĩ bảo rối loạn lo Âu mà uống thuốc không bớt.
Trịnh văn thủy (19/08/2020)
Em có chứng mệt mỏi toàn thân,tay chân mỏi ,ngủ ko sâu giấc
Xuân (21/08/2020)
Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để được điều trị sớm.
Nguyễn Mai Tuyết (11/09/2019)
Chào BS.
Con trai tôi năm nay 12 tuổi, khoảng 4 tháng nay cháu cứ bị đau bụng thường xuyên, đau vùng xung quanh rốn, có những lúc chướng bụng muốn đi vệ sinh nhưng lại không đi được.Tôi đã đưa cháu đi khám một số BV: siêu âm tổng quát ổ bụng, siêu âm tim, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nội soi dạ dày nhưng không phát hiện ra bệnh nào cụ thể mà chỉ được chẩn đoán là Hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân và hỏ van hai lá độ 1/4. Về đau bụng đã được bs kê đơn thuốc uồng nhưng không thấy đỡ, đến nay cháu vẫn cứ đau thường xuyên vậy. Về hở van hai lá thì BS bảo như thế không có vấn đề gì nghiêm trọng và chưa cần phải điều trị. Nhờ BS tư vấn cho tôi xem tôi cần khám cho cháu như thế nào để tìm bệnh điều trị? và hở van hai lá như vậy có nguy hiểm không? đã cần điều trị chưa? Tôi nên đưa cháu đi khám ở đâu? mong BS tư vấn giúp để tôi đưa cháu đi khám kịp thời.
Cảm ơn BS rất nhiều!
Quốc Tâm(13/11/2018)
Chào bạn Phạm Thanh Trúc bạn có thể cho mình biết nơi bạn đã khám không , mẹ mình đang rất mệt mỏi mà mình cũng chẳng biết dẫn mẹ đi khám ở đâu , rất mong bạn chia sẻ giúp mình địa chỉ nơi khám nha , cảm ơn bạn trước nhé
Hello Doctor (17/11/2018)
Chào bạn Tâm, mệt mỏi là triệu chứng của rất nhiều bệnh. Chỉ khi nào điều trị được căn nguyên gây ra mệt mỏi thì tình trạng này mới kết thúc. Bạn nên đưa mẹ bạn đi khám tổng quát để xem đang mắc bệnh gì và có phương án điều trị thích hợp. Mệt mỏi không nhất thiết xuất phát từ các bệnh lý cơ thể, nó cũng xuất hiện ở các bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ,...
Phương Trần (17/07/2018)
Chào bác sĩ!
Dạo này tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, thường có những triệu chứng như:
- Mệt mỏi triền miên, dai dẳng và không lý giải được, dù đã nghỉ ngơi cũng không bớt mệt.
- Khó tập trung và mau quên ảnh hưởng đến công việc.
- Đau họng, đôi khi rối trí
- Đau đầu
- Thức dậy sau một giấc ngủ dài cũng không thấy tỉnh táo hơn.
- Đầy bụng, đi cầu phân lỏng và đi từ 2-3 lần/ngày
Tôi đã đi khám một số nơi nhưng không có kết quả, tôi rất mong được sự tư vấn của bác sĩ, tôi chân thành cảm ơn.
DS.Trọng Nghĩa (27/08/2018)
Chào bạn. Những biểu hiện triệu chứng của bạn có thể gợi ý tới chứng trầm cảm. Bạn nên thăm khám bác sỹ chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được chuẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng.
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung