Suy tuyến yên
Trong bệnh suy tuyến yên, bạn bị thiếu một hoặc nhiều hormone của tuyến yên. Sự thiếu hụt này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ chức năng sinh hoạt nào của cơ thể, chẳng hạn như sự tăng trưởng, huyết áp và chức năng sinh sản.
2. Triệu chứng của bệnh suy tuyến yên
3. Tác hại của bệnh suy tuyến yên
4. Nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến yên
5. Điều trị bệnh suy tuyến yên
1. Bệnh suy tuyến yên là gì?
Suy tuyến yên (tên tiếng Anh Hypopituitarism) là một bệnh rối loạn hiếm gặp, khi đó tuyến yên của bạn không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ một hay nhiều hormone của tuyến yên.
Tuyến yên là một tuyến có kích thước như hạt đậu nhỏ nằm ở nền não, phía sau mũi và giữa hai tai. Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng tuyến này tiết ra những hormone ảnh hưởng đến gần như mọi phần trên cơ thể.
Khi bị bệnh suy tuyến yên, bạn gần như sẽ cần dùng thuốc trong cả phần đời còn lại của mình để điều trị bệnh, khi đó các triệu chứng sẽ có thể được kiểm soát.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh suy tuyến yên
Suy tuyến yên thường tiến triển một cách từ từ. Mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng của chúng có thể xuất hiện đột ngột, nhưng thường chúng phát triển một cách từ từ. Đôi khi các triệu chứng chỉ thoáng qua và không thể nhận biết qua hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Các dấu hiệu và triệu chứng của suy tuyến yên sẽ thay đổi và tùy thuộc vào hormone tuyến yên nào bị thiếu và mức độ thiếu hụt của nó là bao nhiêu. Các triệu chứng bao gồm:
- Mệt mỏi
- Sút cân
- Giảm ham muốn tình dục
- Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh hoặc khó giữ ấm
- Chán ăn
- Mặt phù nề
- Thiếu máu
- Vô sinh
- Nóng bừng mặt, kinh nguyệt không đều hoặc không có, rụng lông mu và không có khả năng sản xuất sữa ở phụ nữ đang cho con bú
- Rụng râu hoặc lông trên cơ thể ở nam giới
- Tầm vóc thấp ở trẻ em
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện và tiến triển các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bệnh suy tuyến yên.
Liên hệ với bác sĩ ngay nếu những dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh phát triển một cách đột ngột hoặc đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu dữ dội, rối loạn thị giác, cảm giác mơ hồ hoặc tụt huyết áp. Những dấu hiệu và triệu chứng như trên có thể biểu hiện cho sự xuất huyết đột ngột vào tuyến yên (đột quỵ tuyến yên), đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
3. Tác hại của bệnh suy tuyến yên
Bệnh suy tuyến yên là căn bệnh nguy hiểm. Những triệu chứng của bệnh suy tuyến yên khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi, sức khỏe suy yếu và không tập trung tinh thần vào công việc. Bệnh suy tuyến yên nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến yên
Suy tuyến yên có thể là kết quả của các rối loạn di truyền, nhưng thường nó là bệnh mắc phải. Suy tuyến yên thường bị gây ra bởi một khối u ở tuyến yên. Khi khối u này tăng kích thước, nó có thể gây chèn ép và tổn thương các mô tuyến yên, gây trở ngại cho việc sản xuất hormone. Khối u cũng có thể chèn ép lên dây thần kinh thị giác, gây rối loạn thị giác.
Nguyên nhân của bệnh suy tuyến yên cũng có thể là do các bệnh lý khác và các sự tổn hại đến tuyến yên, chẳng hạn như:
- Chấn thương đầu
- U não hoặc u tuyến yên
- Phẫu thuật não
- Xạ trị
- Viêm do bệnh tự miễn (hypophysitis)
- Đột quỵ
- Nhiễm trùng não, ví dụ như viêm màng não
- Bệnh lao
- Bệnh thâm nhiễm, chẳng hạn như bệnh Sarcoidosis, là một bệnh viêm nhiễm xảy ra ở những cơ quan khác nhau trong cơ thể; Hội chứng mô bào (Langerhans cell histiocytosis), khi đó các tế bào bất thường sẽ gây ra sẹo ở nhiều cơ quan trong cơ thể, như phổi và xương; và bệnh Hemochromatosis, gây ra hiện tượng dư thừa sắt trong gan và các mô khác
- Mất máu nghiêm trọng trong khi sanh, cũng có thể gây tổn hại cho thuỳ trước của tuyến yên (hội chứng Sheehan hoặc hoại tử tuyến yên sau sinh)
- Các đột biến gen trong di truyền gây ra sự suy giảm sản xuất hormone tuyến yên
Bệnh ở vùng dưới đồi, phần não nằm ngay phía trên tuyến yên, cũng có thể gây ra bệnh suy tuyến yên. Vùng dưới đồi tạo ra hormone ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến yên. Trong một số trường hợp, người ta cũng không xác định được nguyên nhân gây ra bệnh suy tuyến yên.
5. Các phương pháp điều trị bệnh suy tuyến yên
Chuẩn bị trước khi đi khám
Đầu tiên, bạn có thể gặp bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể được giới thiệu thẳng đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn chuẩn bị trước khi đi gặp bác sĩ.
- Nhận biết những việc nên hạn chế trước khi đi khám bệnh. Trước khi đi khám bệnh, hãy hỏi có bất cứ điều gì bạn cần làm để chuẩn bị cho các xét nghiệm chung.
- Viết ra tất cả các triệu chứng và thay đổi mà bạn đang trải qua, ngay cả khi chúng có vẻ không liên quan với nhau.
- Viết ra các thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm bất kỳ sự thay đổi nào trong cuộc sống gần đây hoặc một sự khác biệt đáng lưu ý trong khả năng chịu đựng của bạn.
- Lập danh sách về các thông tin y tế quan trọng, bao gồm những cuộc phẫu thuật gần đây, tên của tất cả các loại thuốc bạn đang dùng và những bệnh bạn đã được điều trị. Bác sĩ cũng sẽ muốn biết về bất kì chấn thương đầu nào bạn gặp gần đây.
- Đi cùng một người thân hoặc bạn bè đi cùng, nếu có thể. Ai đó đi cùng có thể giúp bạn nhớ những gì mà bác sĩ nói với bạn.
- Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ.
Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có rối loạn tuyến yên, họ sẽ yêu cầu một số xét nghiệm định lượng các hormone khác nhau trong cơ thể. Họ cũng có thể yêu cầu kiểm tra nếu bạn có nguy cơ bị tổn thương tuyến yên trong khoảng thời gian gần đây như gặp chấn thương đầu hoặc xạ trị.
Các xét nghiệm mà bác sĩ có thể yêu cầu bao gồm:
- Xét nghiệm máu: giúp phát hiện sự thiếu hụt hormone do suy yếu tuyến yên. Ví dụ, xét nghiệm máu có thể phát hiện lượng thấp hormone tuyến giáp, tuyến thượng thận và hormone giới tính, lượng hormone thấp này sẽ được xem xét xem có liên quan đến sự thiếu sản xuất hormone của tuyến yên hay không.
- Xét nghiệm bằng kích thích hoặc kiểm thử động: Bác sĩ có thể đề nghị bạn đến một phòng mạch chuyên khoa nội tiết để kiểm tra sự tiết hormone của cơ thể sau khi bạn đã dùng một số thuốc kích thích sản xuất hormone.
- Hình ảnh não: Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) của não có thể phát hiện ra khối u tuyến yên hoặc các cấu trúc bất thường khác.
- Kiểm tra thị giác: nhằm xác định sự tăng trưởng của khối u tuyến yên có làm suy giảm thị lực hoặc thị trường không.
Điều trị
Điều trị thành công suy tuyến yên là làm hồi phục hoàn toàn hoặc hồi phục một phần sự sản xuất hormon tuyến yên bình thường của cơ thể. Điều trị bằng các hormone tương ứng thường là phương pháp điều trị ưu tiên. Những loại thuốc này có tác dụng là để "thay thế" hơn là để điều trị vì liều lượng của thuốc sẽ được thiết lập để phù hợp với lượng mà cơ thể bình thường sản xuất khi không có vấn đề về tuyến yên. Điều trị có thể kéo dài suốt đời.
Điều trị u tuyến yên có thể bằng phẫu thuật để loại bỏ sự phát triển của u. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng khuyên điều trị bằng phóng xạ.
Thuốc hormone thay thế có thể bao gồm:
- Corticosteroid: Những loại thuốc này, như hydrocortisone hoặc prednisone, thay thế các hormonetuyến thượng thận không được sản sinh do thiếu hụt hormone adrenocorticotropic (ACTH). Thuốc dùng bằng đường miệng
- Levothyroxine (Levoxyl, Synthroid, các loại khác): Thuốc này dùng để thay thế cho sự thiếu hụt hormone tuyến giáp gây ra do sự thiếu hụt hormone TSH
- Hormone giới tính: Chúng bao gồm testosterone ở nam giới và estrogen hoặc estrogen kết hợp với progesterone ở phụ nữ. Testosterone được đưa vào cơ thể thông qua da bằng miếng dán hoặc gel hoặc bằng đường tiêm. hormone thay thế của nữ có thể được đưa vào cơ thể qua đường thuốc uống, gel hoặc miếng dán.
- Hormone tăng trưởng. Còn được gọi là somatropin, hormone tăng trưởng được tiêm qua da. Nó thúc đẩy sự tăng trưởng, nhằm tạo ra một chiều cao bình thường ở trẻ em. Người trưởng thành khi bị thiếu hormone tăng trưởng cũng có thể sử dụng hormone tăng trưởng thay thế, nhưng sẽ làm chiều cao tăng hơn.
Nếu bạn bị vô sinh, LH và FSH (gonadotropins) có thể được tiêm vào cơ thể để kích thích sự rụng trứng ở phụ nữ và sản sinh tinh trùng ở nam giới.
Theo dõi và điều chỉnh
Bác sĩ chuyên về rối loạn nội tiết (chuyên khoa nội tiết) sẽ theo dõi mức độ của các hormone trong máu để đảm bảo bạn nhận được lượng hormone đầy đủ - nhưng không quá nhiều.
Bác sĩ sẽ điều chỉnh lại liều lượng corticosteroid nếu bạn bị ốm nặng hoặc có những căng thẳng về mặt thể chất. Trong thời gian này, cơ thể của bạn sẽ tự sản xuất thêm lượng hormone cortisol. Sự điều chỉnh như vậy cũng là cần thiết khi bạn bị cảm cúm, tiêu chảy hoặc nôn mửa, hoặc có phẫu thuật hoặc có vấn đề về răng miệng. Việc điều chỉnh liều cũng có thể cần thiết trong thời gian mang thai hoặc thay đổi trọng lượng. Bạn cũng cần chụp CT hoặc MRI định kỳ để theo dõi khối u tuyến yên hoặc các bệnh khác gây suy tuyến yên.
Trường hợp khẩn cấp
Cảnh báo với mọi người bằng cách mang một vòng tay, một mặt dây chuyền hoặc đeo một thẻ chuyên biệt, nhằm thông báo cho người khác rằng bạn đang dùng corticosteroid và các thuốc khác.
Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh suy tuyến yên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi