Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở những người cao tuổi. Mặc dù lượng giấc ngủ cần thiết không đổi trong suốt quá trình trưởng thành, từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.
1. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi?
3. Triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
4. Cách trị liệu cho rối loạn giấc ngủ
5. Những loại thuốc nào làm giảm rối loạn giấc ngủ?
6. Các phương pháp điều trị y tế khác
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Các vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở những người cao tuổi. Mặc dù lượng giấc ngủ cần thiết không đổi trong suốt quá trình trưởng thành, từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Nhưng ở người cao tuổi, giấc ngủ ít sâu hơn và khó ngủ hơn so với những người trẻ tuổi.
2. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người lớn tuổi?
Khi tuổi càng cao, các tế bào, cơ quan trong cơ thể dần bị lão hóa theo thời gian, cơ thể cũng dễ mắc phải nhiều căn bệnh khiến các tế bào thần kinh bị hủy hoại và suy giảm chức năng. Từ đó dẫn đến rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh...
Rối loạn giấc ngủ không xuất phát từ nguyên nhân bệnh tật hoặc hội chứng tâm thần:
Mất ngủ, khó ngủ, hoặc ngủ quá say
Ngưng thở hoặc thở đứt đoạn khi ngủ
Hội chứng chân bồn chồn (RLS) là một rối loạn vận động thần kinh được đặc trưng bởi một yêu cầu không thể cưỡng lại để di chuyển chân tay. RLS trở nên tồi tệ hơn vào buổi tối và gây mất ngủ.
Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học, hoặc chu kỳ ngủ-thức bị gián đoạn
Rối loạn hành vi REM, hoặc diễn xuất sinh động của những giấc mơ trong khi ngủ
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các nguyên nhân như trầm cảm, lo lắng và chứng mất trí có thể làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là chứng mất ngủ.
Rối loạn giấc ngủ do bệnh tật
|
Thuốc men: Những người cao tuổi đang dùng thuốc chịu tác động của thuốc làm rối loạn giấc ngủ, bao gồm:
Thuốc lợi tiểu cho cao huyết áp hoặc tăng nhãn áp
Thuốc kháng cholinergic cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Thuốc chống cao huyết áp
Corticosteroids (prednisone) dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chẹn H2(Zantac, Tagamet) chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét dạ dày tá tràng
Levodopa chữa bệnh Parkinson
Thuốc adrenergic cho các tình trạng đe dọa tính mạng như cơn hen suyễn hoặc ngừng tim
Ngoài ra, các chất gây nghiện phổ biến như caffeine, rượu và hút thuốc lá cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Triệu chứng
Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
Khó ngủ
Khó khăn nhận thức sự khác biệt giữa đêm và ngày
Buổi sáng thức dậy sớm
Thức dậy thường xuyên trong đêm
4. Cách trị liệu cho rối loạn giấc ngủ
Đối với người cao tuổi có xu hướng đã dùng nhiều loại thuốc trước đó, bạn nên sử dụng phương pháp trị liệu xây dựng thói quen thay vì tiếp tục dùng thuốc. Bạn có thể tập thói quen ngủ đúng cách bằng cách:
Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày
Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng
Tránh ngủ trưa
Tránh các chất kích thích như caffein sau giữa buổi chiều
Tránh các bữa ăn lớn ngay trước khi đi ngủ
Chỉ sử dụng giường ngủ để ngủ chứ không dùng trong các hoạt động khác như làm việc
Tắm nước ấm để thư giãn
Tránh tiếp xúc với ánh đèn sáng trước khi ngủ
Giữ môi trường phòng ngủ dễ chịu và thoải mái
Nếu sau 20 phút mà vẫn không ngủ được, bạn hãy ra khỏi giường và thực hiện một hoạt động yên tĩnh, nhẹ nhàng như đọc sách hoặc nghe nhạc.
Nếu những thay đổi này vẫn không giúp bạn ngủ tốt hơn, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Những loại thuốc nào làm giảm rối loạn giấc ngủ?
Nếu bạn có các bệnh tiềm ẩn gây trở ngại cho giấc ngủ, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Tuy nhiên, thuốc không phải là giải pháp tốt trong điều trị lâu dài.
Ví dụ: Melatonin là một hormone tổng hợp, giúp giấc ngủ nhanh hơn và phục hồi chu kỳ ngủ-thức của bạn. Nhưng melatonin không cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Thuốc ngủ có thể giúp giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ của bạn, đồng thời góp phần xây dựng thói quen ngủ tốt hơn. Bác sĩ có thể đề nghị loại thuốc sẽ có tác dụng tốt nhất cho bạn và bạn nên uống bao lâu, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ.
Các khuyến cáo chỉ ra nên uống thuốc ngủ ngắn hạn. Ví dụ thuốc benzodiazepine như triazolam uống ít hơn hai đến ba tuần và chỉ sáu đến tám tuần đối với thuốc nonbenzodiazepine (thuốc Z) như zolpidem, hoặc ambien.
Ngoài các lợi ích như thiết lập lại chu kỳ giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn, thuốc ngủ sử dụng trong thời gian dài gây ra các tác hại như sự lệ thuộc thuốc và có thể làm cho vấn đề rối loạn tồi tệ hơn nếu bạn không sử dụng đúng cách. Bạn cũng gặp các nguy cơ về tâm thần (nhận thức), tăng nguy cơ té ngã và gây ra các cơn buồn ngủ vào ban ngày.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Các phương pháp điều trị y tế khác
Các phương pháp điều trị y tế khác bao gồm:
Thiết bị áp lực dương liên tục (CPAP) để điều trị ngưng thở khi ngủ
Thuốc chống trầm cảm để điều trị chứng mất ngủ
Dopamine cho hội chứng chân bồn chồn và rối loạn vận động chân tay định kỳ
Liệu pháp thay thế sắt cho các triệu chứng chân bồn chồn
Tóm lại, ở người cao tuổi, rối loạn giấc ngủ liên tục có thể dẫn đến những mối lo ngại lớn hơn như trầm cảm và nguy cơ té ngã. Nếu chất lượng giấc ngủ là vấn đề chính, liệu pháp xây dựng thói quen có thể có lợi hơn. Bạn nên tạo thói quen sống tích cực, hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Thường xuyên vận động, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và thúc đẩy lưu thông máu phòng chống bệnh tật và tránh bị rối loạn giấc ngủ.
Nếu liệu pháp thói quen không hiệu quả, bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Nhưng thuốc ngủ không phải là một giải pháp lâu dài. Cách tốt nhất để có được giấc ngủ tốt là kiểm soát thói quen ngủ của bạn.
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 24 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 13 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 16 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 20 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 8 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi