Dấu hiệu nhận biết hội chứng hoang tưởng tuổi dậy thì

Dấu hiệu nhận biết hội chứng hoang tưởng tuổi dậy thì

Hoang tưởng tuổi dậy thì là một bệnh tâm lý không phổ biến, nó còn có các tên gọi khác như "hội chứng tuổi dậy thì", "hội chứng tuổi teen" hay “hội chứng Chuunibyou”. 

Những thông tin mà bạn có thể tham khảo trong bài viết:

  1. Chứng hoang tưởng tuổi dậy thì là gì
  2. Dấu hiệu chứng hoang tưởng tuổi dậy thì
  3. Nguyên nhân hoang tưởng tuổi dậy thì
  4. Điều trị hoang tưởng tuổi dậy thì

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Chứng hoang tưởng tuổi dậy thì là gì?

Tuổi dậy thì ở con gái bắt đầu vào khoảng 10-11 tuổi cho đến 15-17 tuổi; con trai bắt đầu dậy thì lúc 11-12 tuổi và kết thúc vào khoảng 1-17 tuổi. 

Đây là khoảng thời gian các em đang học trung học, vì thế nó mới có tên tiếng nhật là “hội chứng Chuunibyou”- có nghĩa là căn bệnh của những học sinh trung học. Bước ngoặt lớn của dậy thì đối với phụ nữ là có kinh nguyệt - lần hành kinh đầu tiên, độ tuổi trung bình diễn ra vào khoảng 12-13 tuổi; đối với nam giới là lần xuất tinh đầu tiên, trung bình diễn ra vào tuổi 13. Tuổi dậy thì là sự biến đổi lớn về tâm lý, sinh lý của con người. Ở giai đoạn này, tâm lý các em chưa ổn định, kèm theo sự thay đổi các hormone trong cơ thể khiến những căn bệnh về tâm lý dễ xảy ra hơn.

Hoang tưởng là một triệu chứng tâm thần. Trong đó, người bệnh xuất hiện các suy nghĩ sai lệch mà họ luôn cho là đúng, người khác không thể đả thông hay giải thích được. Hoang tưởng có nhiều loại, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để hiểu rõ hơn về bệnh hoang tưởng, bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết "Tổng quan về bệnh hoang tưởng".

Ở tuổi dậy thì, các bạn thường gặp 3 loại hoang tưởng chính sau đây:

  • Hoang tưởng phạm tội: luôn chán ghét cuộc sống, muốn phá bỏ những quy tắc, luật lệ trong cuộc sống. Họ tự tạo cho mình lớp vỏ bọc là luôn phá vỡ luật lệ, thậm chí vi phạm pháp luật.
  • Kì thị đám đông: Đây được gọi là nhóm Anti Social, họ là người luôn  phản đối những thứ được nhiều người yêu thích, những thứ được cho là xu hướng chung, và chọn cho mình những sở thích “không giống ai” để tạo sự khác biệt, gây sự chú ý.
  • Hoang tưởng mình có năng lực siêu nhiên: Đây là loại hoang tưởng dễ mắc phải, họ luôn cho mình là người siêu phàm, có năng lực siêu nhiên ẩn giấu. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại hoang tưởng này trong bài Hoang tưởng tự cao ở nam giới trẻ tuổi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Dấu hiệu và biểu hiện nhận biết của chứng hoang tưởng tuổi dậy thì

Các triệu chứng bệnh hoang tưởng ở thiếu niên có thể xảy ra dần dần qua nhiều ngày, hàng tuần, vài tháng hoặc hơn. Các triệu chứng sớm của hoang tưởng tuổi dậy thì đôi khi có thể giống như những vấn đề khác như lo âu hoặc trầm cảm.

Đặc biệt là lúc đầu, các triệu chứng có thể trông giống như những dấu hiệu bình thường của tuổi dậy thì: điểm học tập kém, thay đổi bạn bè, khó ngủ hoặc hay cáu gắt.

Nhưng có một số dấu hiệu cảnh báo sớm ở thanh thiếu niên xuất hiện như những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi dưới đây có thể gợi ý đến một bệnh hoang tưởng tuổi dậy thì:

  • Luôn sống khép kín, tách biệt với thế giới bên ngoài.
  • Nhút nhát, ngại giao tiếp xã hội, sợ đám đông.
  • Hay cáu gắt một cách khó hiểu.
  • Cư xử như người lớn, không muốn bị đối xử nhưu trẻ con.
  • Luôn tin rằng mình có sức mạnh siêu nhiên, hoang tưởng rằng mình có sức mạnh vĩ đại, là người phi thường.
  • Có sử dụng chất gây nghiện, rượu bia, thuốc lá.

Bệnh hoang tưởng ở tuổi dậy thì có một số triệu chứng giống với bệnh trầm cảm, để phân biệt giữa 2 căn bệnh này, bạn nên tìm hiểu thêm về Dấu hiệu bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng tuổi dậy thì

Trẻ ở độ tuổi dậy thì có những thay đổi lớn về hình thể bên ngoài cũng như tâm sinh lý. Vì thế nên các em nhạy cảm hơn, dễ thay đổi cảm xúc hơn và dễ mắc các bệnh tâm lý hơn.

Về hình thể bên ngoài, khi bước vào tuổi dậy thì các em có những thay đổi về bộ phận sinh dục: Con gái ngực to ra, có kinh nguyệt; con trai vỡ giọng, bắt đầu có ria mép, mọc mụn...Thường cùng lứa tuổi, nếu có em dậy thì trước sẽ bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình, từ đó gây tâm lý tự ti, khiến các em sống khép kín hơn. Nếu không có người giải thích cho các em hiểu, các em sẽ gặp gánh nặng tâm lý và dễ mắc bệnh hơn.

Tuổi dậy thì cũng là giai đoạn trẻ thay đổi môi trường học, thường là từ cấp 1 lên cấp 2 hoặc cuối cấp 2. Sự thay đổi môi trường khiến trẻ khó thích nghi kịp thời và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo, sử dụng chất kích thích… Ngoài ra, áp lực học tập tăng lên khiến trẻ dễ bị stress kéo dài.

Trẻ ở độ tuổi này còn có tư tưởng muốn thể hiện mình để gây ấn tượng với bạn khác giới, người mà mình thích. Trẻ có thể có những hành động xốc nổi, không suy nghĩ đến hậu quả.

Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là hormone sinh dục cũng là một nguyên nhân khiến trẻ trong độ tuổi dậy thì mắc chứng hoang tưởng. Các hormone này khiến trẻ khó kìm chế bản thân, dễ xúc động và dễ cáu gắt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Các phương pháp chữa trị bệnh hoang tưởng tuổi dậy thì

Với những trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần lên mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, trẻ cần được sự can thiệp về y khoa.

Bố mẹ hoặc người giám sát trẻ nên để ý các dẫu hiệu sớm của bệnh như: suy giảm khả năng học hành, căng thẳng, dễ cáu gắt, đôi lúc tỏ ra hỗn láo đối với người lớn, mất ngủ, có những hành vi bất thường như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác, cảm xúc thất thường…

Nếu để ý thấy trẻ có các rối loạn hành vi, suy nghĩ lệch lạc, cần tìm hiểu thật kĩ để không bỏ sót bệnh. Có thể từ những rối loạn hành vi này, trẻ sẽ có những hành vi và lời nói không phù hợp với thực tế, và là triệu chứng của bệnh loạn thần.

Hoang tưởng tuổi dậy thì có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Bố mẹ nên để ý và đưa con đi khám kịp thời.

Cha mẹ có thể tham khảo cách điều trị bệnh hoang tưởng trong bài viết: Cách chữa trị bệnh hoang tưởng. Liên hệ để gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh giỏi để được hỗ trợ tư vấn và điều trị hội chứng hoang tưởng theo số 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Hoang tưởng

Bệnh hoang tưởng được yêu và các dấu hiệu nhận biết
Hoang tưởng được yêu là một dạng của bệnh hoang tưởng. Biểu hiện dễ nhận thấy là người bệnh có những suy nghĩ lệch lạc, cho rằng người khác đang...
Vì sao hoang tưởng tự cao thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi?
Hoang tưởng tự cao là một dạng bệnh lý  tâm thần. Trong đó, người bệnh thường có những suy nghĩ hay niềm tin phóng đại về năng lực của bản thân....
Cách nhận biết bệnh hoang tưởng mang thai - thai kỳ giả
Hoang tưởng mang thai là thuật ngữ y khoa để nói về tình trạng thai kỳ giả. Hoang tưởng mang thai có thể gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng của thai kỳ,...
Nên làm gì với người bị mắc bệnh hoang tưởng?
Dù ở dạng hoang tưởng nào thì việc giao tiếp với người bệnh cũng khá khó khăn. Đôi khi bạn sẽ không thể hiểu nổi tại sao họ có những tư duy,...
Cách điều trị và chăm sóc người mắc bệnh hoang tưởng bị hại
Người mắc hoang tưởng bị hại thường sẽ có những suy nghĩ rằng họ đang bị ghét bỏ, ám hại, thậm chí có ý nghĩ ai đó đang muốn sát hại họ. Vậy...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Đức Trí

    Thông tin chia sẻ rất hữu ích.

    19/04/2019
Uyên Uyên (19/04/2019)
Con tôi đang có các dấu hiệu của bệnh hoang tưởng, nhưng tôi rất lo lắng không biết nên khuyên như thế nào để cháu chịu đi khám mà không bị tổn thương. Xin bác sĩ giúp đỡ.
Hello Doctor (19/04/2019)
Chào bạn Uyên, trước hết bạn không nên khẳng định với con rằng cháu đang bị bệnh hoang tưởng hay mắc bệnh tâm thần. Bạn hãy trò chuyện với cháu, nói với cháu đưa cháu đi khám sức khỏe định kì. Các bác sĩ sẽ có phương pháp tiếp cận với cháu để cháu không phản ứng mạnh với việc mình mắc bệnh.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung