Nên làm gì với người bị mắc bệnh hoang tưởng?
Dù ở dạng hoang tưởng nào thì việc giao tiếp với người bệnh cũng khá khó khăn. Đôi khi bạn sẽ không thể hiểu nổi tại sao họ có những tư duy, hành vi như vậy. Trong bài viết này, các bác sĩ của Hello Doctor sẽ gợi ý cho bạn nên làm gì khi có người thân mắc bệnh hoang tưởng.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Điều thứ nhất: Tìm hiểu về bệnh rối loạn hoang tưởng
Khi chúng ta có ít thông tin về bệnh, hoặc chỉ nghe thông tin từ một phía thì thường sẽ có những đánh giá tiêu cực, hay phòng vệ thái quá. Do đó, hãy cố gắng tìm hiểu thêm các thông tin y khoa, khoa học về bệnh hoang tưởng. Điều này sẽ giúp bạn phần nào có cái nhìn thông cảm hơn với người bệnh.
Bạn có thể tra cứu ngay những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân về bệnh hoang tưởng trong bài viết: Hoang tưởng paranoia. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu chính xác về loại hoang tưởng mà người thân của mình đang mắc phải để hỗ trợ người đó một cách tốt nhất. Để biết người thân của bạn đang mắc loại hoang tưởng nào, bạn nên xem thêm thông tin trong bài Các loại bệnh hoang tưởng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều thứ 2: Chú ý đến cảm xúc của người bệnh
Người mắc rối loạn ảo tưởng và hoang tưởng có thể rất khó hiểu. Điều gì là hợp lý với chúng ta có thể không hợp lý với người bị hoang tưởng. Chính vì vậy, bạn nên cố gắng bình tĩnh tránh tranh luận về các quan điểm hoặc về tính thực tế của các ảo tưởng của người bệnh.
Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến cảm xúc và niềm tin vào thế giới quan của người bệnh. Nếu bạn cố gắng tranh luận về tính thực tế hoặc logic, người đó sẽ phong bế thế giới quan của họ, không chia sẻ các quan điểm niềm tin cho bạn. Điều này không chỉ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn mà còn làm mối quan hệ giữa bạn và người bệnh ngày càng xa cách.
Thay vì chỉ trích, phê phán đúng sai, bạn hãy thử cố gắng tập trung vào việc an ủi người đó, hỗ trợ theo những cách mà bạn có thể, hoặc đôi khi chỉ cần lắng nghe một cách không phán xét.
Điều thứ 3:Thảo luận về các ảo tưởng của người bệnh:
Như đã đề cập ở trên, chúng ta không nên tranh luận về tính thực tế, logic của các ảo giác cả người bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể tâm sự về các ảo giác đó như:
- Điều gì làm bạn thấy, nghe những ảo giác đó?
- Những ảo giác đó tác động đến bạn như thế nào?
- Bạn có cần giúp đỡ gì không?
- Có cách nào làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn khi những ảo giác đó xuất hiện không?
- Có cách nào làm hạn chế sự xuất hiện của các ảo giác hay các yếu tố kích thích khiến ảo giác xuất hiện không?
Như vậy, bạn có thể hiểu được các yếu tố kích thích gây ra ảo giác đó. Điều này sẽ rất có ích cho việc điều trị.
Để biết thêm về các loại ảo giác mà người bệnh thường gặp phải, bạn có thể tham khảo tại bài viết Các loại ảo giác được chia sẻ bởi bác sĩ Tuân.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều thứ 4: Quan tâm đến người bệnh
Người mắc rối loạn hoang tưởng khá nhạy cảm và dễ bị các cảm xúc tiêu cực chi phối. Do đó, nếu bạn quan tâm đến họ, hãy nói thẳng ra. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy bớt đơn độc.
Nếu bạn cảm thấy họ đang quá stress hoặc tình trạng bệnh có vẻ trầm trọng hơn, bạn có thể gợi ý họ đến một bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ tốt nhất.
Để hỗ trợ người bệnh một cách tốt nhất, bạn có thể tham khảo thêm một số vấn đề như:
Điều thứ 5: Đồng hành với họ trong quá trình trị liệu
Người bệnh rối loạn hoang tưởng thường có tính phòng bị khá cao. Rất khó để họ chia sẻ với một người lạ về quan điểm của mình. Do đó, nếu bạn là người thân, có mối quan hệ tốt với người bệnh, bạn có thể là người kết nối giúp bác sĩ điều trị, chuyên gia tâm lý đến gần hơn với thế giới quan của người bệnh.
Khi bạn cảm thấy sự kết nối này đã trở nên tốt hơn, bạn có thể để họ có những buổi tâm sự riêng với chuyên gia trị liệu. Chiến lược này không chỉ hỗ trợ người đó trong sự phục hồi của chính người bệnh mà còn cho họ không gian riêng để có thể tự điều chỉnh bản thân trong suốt quá trình điều chỉnh.
Ngoài ra, chuyên gia trị liệu cũng có thể hướng dẫn bạn cách trả lời, tương tác với người bệnh khi họ đang bị các ảo tưởng hoặc hoang tưởng chi phối.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều thứ 6: Tránh thể hiện cảm xúc thất vọng, tiêu cực với người đó
Điều quan trọng cần nhớ là họ là người bệnh và cần được quan tâm, bao dung. Nói thì dễ nhưng thực chất đây là điều vô cùng khó khăn. Đặc biệt là nếu các ảo tưởng của người bệnh khiến họ có mục tiêu tấn công là người thân hoặc vợ/chồng.
Đừng tuyệt vọng, hãy cố gắng thông cảm và bao dung người bệnh. Nếu bạn cảm thấy thất vọng hay tức giận với các hoang tưởng cuả người bệnh, bạn sẽ có thể làm tình hình trở nên căng thẳng hơn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi