16 loại bệnh hoang tưởng thường gặp nhất trong cuộc sống
Bệnh hoang tưởng cũng có rất nhiều loại, được phân theo nguồn gốc phát sinh và phương thức kết cấu khác nhau. Cùng Hello Doctor tìm hiểu về các dạng bệnh hoang tưởng trong bài viết sau đây.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Trước khi đi phân loại bênh hoang tưởng, bạn nên có cái nhìn đầy đủ và tổng quan nhất về bệnh hoang tưởng. Bạn có thể tra cứu nhanh thông tin trong bài viết "Hoang tưởng là bệnh gì".
1. Phân loại bệnh hoang tưởng theo nguồn gốc phát sinh
Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì sẽ có 2 loại hoang tưởng cơ bản là:
- Hoang tưởng tiên phát: hoang tưởng phát sinh không liên quan đến rối loạn tri giác. Loại hoang tưởng này rất đa dạng, thường là những hoang tưởng phát minh, hoang tưởng cải cách, hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng kiện cáo, hoang tưởng bị theo dõi, hoang tưởng nghi bệnh…
- Hoang tưởng thứ phát:hoang tưởng xuất hiện trên cơ sở rối loạn tri giác, rối loạn cảm xúc hay rối loạn ý thức.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dạng bệnh hoang tưởng phân theo phương thức kết cấu
- Hoang tưởng suy đoán: Rối loạn chủ yếu là lý tính, là rối loạn khả năng nhận thức các mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng, trong khi đó nhận thức cảm tính không bị rối loạn.
- Hoang tưởng cảm thụ: Không những nhận thức lý tính mà cả nhận thức cảm tính cũng bị rối loạn, hoang tưởng xuất hiện sau các rối loạn tri giác, cảm xúc hay rối loạn ý thức. ở người bệnh có ý tưởng rời rạc không liên tục, cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng ngơ ngác. Nhân cách người bệnh biến đổi nhiều.
a. Hoang tưởng suy đoán
Nội dung vô cùng phong phú, tất cả ước mơ, khuynh hướng, lo lắng, sợ hãi của con người đều có thể trở thành chủ đề hoang tưởng suy đoán.
Nhóm hoang tưởng bị truy hại, bị chi phối:
- Hoang tưởng liên hệ: Thường phát sinh sớm trước hoang tưởng bị hại, người bệnh nghĩ rằng mọi việc xung quanh đều có mối liên hệ mật thiết với mình. Khi thấy hai người nói chuyện với nhau thì cho rằng đang bàn tán về mình, nghĩ rằng người ta nhìn mình một cách đặc biệt, xem thường mình, chế diễu mình... Những thái độ, lời nói của người xung quanh, người bệnh đều suy diễn cho là ám chỉ mình.
- Hoang tưởng bị hại: Người bệnh khẳng định một người hay một nhóm người nào đó theo dõi và tìm cách ám hại mình như bỏ thuốc độc vào thức ăn, nước uống, tổ chức bắt giam, ám sát, lấy hết của cải.
Đối tượng mà người bệnh nghi ám hại thường là những người thân cận nhất như: cha mẹ, vợ chồng, các con, bạn đồng nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, bạn có thể tham khảo trong bài viết: Hoang tưởng bị hại là gì.
- Hoang tưởng bị chi phối: Người bệnh cho rằng có người nào đó dùng quyền thế, phù phép hay một phương tiện nào đó để chi phối toàn bộ tư tưởng, hành vi, cảm xúc của mình.
Hoang tưởng bị chi phối thông qua các phương tiện vật lý như dòng điện, tia tử ngoại, quang tuyến, siêu âm. tia lare,v.v. Hoang tưởng này thường kèm theo ảo giác xúc giác, nội tạng.
- Hoang tưởng ghen tuông: Người bệnh dựa vào những lí do vô lý hay những bằng chứng không rõ rệt, khẳng định vợ hay chồng mình có quan hệ bất chính với người khác, phản bội mình. Hành vi của họ bị lôi cuốn vào việc tìm tòi những biểu hiện phản bội đó (kiểm tra thư từ, ảnh, ví, áo quần, bố trí người theo dõi...).
Đây là 1 chứng bệnh rất nguy hiểm dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Để hiểu hơn về bệnh hoang tưởng ghen tuông, các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh, bạn hãy xem thêm tại Triệu chứng hoang tưởng ghen tuông.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nhóm hoang tưởng tự ti, tự phủ định:
- Hoang tưởng tự buộc tội: Người bệnh tự cho mình phạm sai lầm lớn, có phẩm chất xấu, có nhiều tội lỗi... đáng bị trừng phạt. Hoang tưởng tự buộc tội thường đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát.
- Hoang tưởng nghi bệnh: Người bệnh tự cho mình bị bệnh lây nhiễm (giang mai, lao, HIV/AIDS...) bệnh ung thư,Và đưa ra một loạt bằng chứng về các bệnh này. Họ liên tục đi khám bệnh, làm các xét nghiệm và mỗi lần thấy kết quả âm tính, họ không tin vào sự thăm khám đó.
Xem đầy đủ thông tin trong bài viết Bệnh hoang tưởng nghi bệnh.
Nhóm hoang tưởng khuyếch đại:
- Hoang tưởng tự cao: Người bệnh cho mình thông minh, tài giỏi, xuất chúng, việc gì cũng làm được, có sức lực mạnh mẽ không ai bằng ... Họ cho mình có thể chỉ huy được quân đội trên thế giới, có địa vị cao, quyền lực lớn, giầu có nhất trên đời, vàng bạc vô kể.
Nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh này? Bạn có thể tìm hiểu trong bài viết: Hoang tưởng tự cao là gì.
- Hoang tưởng phát minh: Người bệnh luôn luôn nghĩ ra những phát minh mới, độc đáo, kỳ lạ về khoa học, triết học, y học, cải cách xã hội và đem trình bày với mọi người, tìm cách thuyết phục họ thừa nhận.
- Hoang tưởng được yêu: Người bệnh cho rằng có nhiều người yêu mình say mê đắm đuối, tìm mọi cách để biểu lộ tình yêu với mình một cách tượng trưng, nhưng người bệnh không yêu ai.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
b, Hoang tưởng cảm thụ
- Hoang tưởng nhận nhầm: Nhận người lạ là người thân hoặc người thân là người lạ. Khi bố mẹ đến thăm, người bệnh không thừa nhận mà cho rằng đó là người lạ, giả dạng bố mẹ mình. Ngược lại, người lạ đến bệnh viện thì người bệnh cho là bố mẹ mình.
- Hoang tưởng gán ý: Người bệnh gán cho sự vật hiện tượng tự nhiên một ý nghĩa riêng: báo hiệu cho tương lai số phận của mình. Ví dụ: trên đường đi gặp một cái hố thì họ cho rằng hố là tượng trưng cho huyệt chôn người và báo hiệu rằng họ sẽ chết trong một ngày gần đây...
- Hoang tưởng đóng kịch: người bệnh thấy xung quanh như những cảnh trên sân khấu, trong phim ảnh, đóng kịch ... những người xung quanh là những nhân vật luôn thay đổi vai.
LƯU Ý: Ba loại hoang tưởng nhận nhầm, gán ý và đóng kịch có liên quan mật thiết với nhau.
- Hoang tưởng biến hình bản thân: Người bệnh cảm thấy cơ thể mình đã biến thành hình chim, hình thú vật hay cây cỏ. Hoang tưởng này thường kèm theo rối loạn cảm giác bản thể, ảo giác giả và liên quan với hoang tuởng bị chi phối.
- Hoang tưởng kỳ quái:
Nội dung khuếch đại với tính chất hưng cảm: Người bệnh ở trạng thái cảm xúc hưng phấn, khí sắc vui vẻ. Người bệnh như đang sống trong cảnh thần tiên, sống trong một thế giới giầu sang vô kể.
Nội dung phủ định có tính chất trầm cảm: Kèm theo cảm xúc buồn rầu, lo lắng; cũng xây dựng trên những hình tượng, biểu tượng kỳ quái, rộng lớn. Thường gọi là hội chứng Cotard với các triệu chứng sau đây:
- Đau khổ vô biên: tất cả người thân đều chết, nhà cửa tan nát, người bệnh đau khổ hàng thế kỷ.
- Phủ định ngoại cảnh: toàn thế giới bị ngập lụt, hàng loạt thành phố bị sụp đổ, tất cả đều tan hoang.
- Phủ định bản thân ( hoang tưởng hư vô): nội tạng bị hư hỏng, không có tim, óc, dạ dày.
Thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt, có thể gặp trong loạn thần trước tuổi già, loạn thần do tai biến mạch máu não.
Dù là loại hoang tưởng nào đi nữa thì cũng nên đưa người đó đi khám bác sĩ ngay khi thấy có dấu hiệu của hoang tưởng. Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh giỏi để được hỗ trợ tư vấn và điều trị hội chứng hoang tưởng theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi