Bệnh hoang tưởng ghen tuông - dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
Hoang tưởng ghen tuông là một dạng trong rối loạn nhân cách hoang tưởng. Triệu chứng thường thấy nhất đó là sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vô cớ đối với người bạn đời. Bệnh nên được điều trị để hạn chế những hậu quả xấu do nó gây ra.
Click vào thông tin bạn quan tâm:
- Bệnh hoang tưởng ghen tuông là gì
- Triệu chứng của bệnh hoang tưởng ghen tuông
- Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng ghen tuông
- Điều trị bệnh hoang tưởng ghen tuông
- Bác sĩ điều trị
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh hoang tưởng ghen tuông là gì?
Ghen là một biểu hiện cảm xúc thường thấy trong tình yêu. Ở mức độ vừa phải, ghen có thể được sử dụng như một trong những tiêu chí đánh giá mức độ tình cảm giữa hai người. Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt cảm xúc, thiếu tin tưởng, thường xuyên nghi ngờ người còn lại thì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh hoang tưởng mà cụ thể là hoang tưởng ghen tuông.
Người bị bệnh luôn đưa ra các phán đoán và khẳng định chắc chắn về những việc không có trong thực tế. Bệnh ghen hoang tưởng đi kèm với nhiều dạng bệnh lý tâm thần khác như: hoang tưởng bị truy hại, hoang tưởng luôn có người theo dõi,…
Lời khuyên của bác sĩ Hello Doctor: Những người bị mắc bệnh hoang tưởng ghen tuông thường không bao giờ thừa nhận rằng mình mắc bệnh. Họ thường có phản ứng mạnh khi được nhắc đến việc đi khám bệnh. Vì vậy gia đình cần hết sức lưu ý trong vấn đề này. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc thuyết phục người bệnh đi khám, gia đình nên gọi điện liên hệ trước với bác sĩ điều trị để được tư vấn.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hoang tưởng ghen tuông
Đầu tiên người bệnh có thể ghen ở một đối tượng cụ thể nào đó, sau đó lan tỏa dần, ghen với tất cả những người khác giới thậm chí cùng giới khi họ tiếp xúc với bạn đời của mình. Đối với những trường hợp ghen tuông bình thường, mâu thuẫn sẽ được giải quyết khi người bạn đời đưa ra các bằng chứng, lý lẽ thuyết phục cũng như thể hiện sự quan tâm và tình cảm chân thành với bạn. Nhưng với các người mắc bệnh hoang tưởng ghen tuông, mọi lời giải thích đều trở nên vô ích. Với họ không có gì là ngẫu nhiên, vô tình, mọi cử chỉ, ánh mắt của người yêu (bạn đời) dành cho đối tượng khác giới đều có ý nhăm nhe, hẹn hò.
Người bệnh hoang tưởng ghen tuông luôn cảm thấy tình yêu của đối tác dành cho mình là không đủ, luôn có cảm giác bản thân bị lừa dối, phản bội. Họ luôn sống trong tâm trạng hằn học, căm tức, thường có hành động theo dõi, tra khảo, tìm kiếm bằng chứng phản bội của chồng hoặc vợ. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn có hành vi nguy hiểm, xâm hại tới cuộc sống, thậm chí đe doạ tới tính mạng của "tình địch" do họ tưởng tượng ra.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng ghen tuông
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng ghen tuông, trong đó có một số yếu tố liên quan tới khả năng mắc bệnh như:
- Các yếu tố liên quan tới văn hoá, nền tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính của bệnh nhân là những vấn đề cần được chú ý khi xem xét và đánh giá về các rối loạn hoang tưởng.
- Bệnh rối loạn hoang tưởng thực ra không có sự khác biệt về giới tính, nhưng tỷ lệ người mắc bệnh hoang tưởng ghen tuông ở nam giới thường cao hơn ở nữ giới.
- Rối loạn hoang tưởng ghen tuông còn liên quan tới các vấn đề về xã hội, hôn nhân, và nơi làm việc.
- Rối loạn hoang tưởng ghen tuông thường gặp với tỷ lệ cao hơn ở những người họ hàng của những người mắc bệnh tâm thần phân liệt (Xem thêm thông tin về bệnh Tại đây)
- Bệnh rối tâm thần ghen hoang tưởng nhìn chung khởi phát ở những người cao tuổi, bệnh tiến triển mạn tính, ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của bệnh nhân và người xung quanh.
Khi phát hiện mắc bệnh hoang tưởng ghen tuông, người bệnh cần sớm được điều trị để tránh bệnh diễn tiến nặng, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình
4. Cách điều trị bệnh hoang tưởng ghen tuông
Hoang tưởng ghen tuông thường xảy ra ở những người có tiểu sử tâm thần phân liệt, loạn thần do lạm dụng rượu bia, rối loạn hoang tưởng... Đồng thời, bệnh thường hình thành âm ỉ, có thể kéo dài nhiều năm vì thế việc xác định sớm bệnh để điều trị kịp thời thường rất khó khăn.
Khi đến khám, bác sĩ sẽ dựa theo mức độ và thể trạng của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị bệnh thông thường cần phải kết hợp giữa điều trị tâm lý và sử dụng thuốc. Thời gian điều trị bệnh hoang tưởng có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân cũng như người trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của người thân, đặc biệt là người bạn đời đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của quá trình điều trị. Cách tốt nhất là mỗi lần điều trị tâm lý cho người bệnh, bạn đời nên đi cùng để nghe chuyên gia tâm lý phân tích tình trạng bệnh của bệnh nhân, từ đó hiểu và thông cảm hơn, đồng thời cũng để học hỏi, rút kinh nghiệm phòng tránh những tình huống dễ gây hiểu lầm và hàn gắn lại tình cảm vợ chồng.
Ngoài ra, người thân trong gia đình cũng không nên chỉ trích, lên án hoặc chế giễu, phủ nhận những điều người bệnh đang nghĩ bởi sẽ khiến họ dễ bị kích động, nổi giận và gây ra các hành vi nguy hiểm cho bản thân cũng như gia đình.
>>>Để biết phương pháp điều trị bệnh hoang tưởng nói chung, bạn có thể tham khảo tại Cách điều trị bệnh hoang tưởng.
Khi phát hiện mắc bệnh hoang tưởng ghen tuông, người bệnh cần sớm được điều trị để tránh bệnh diễn tiến nặng, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, thậm chí có những hành vi nguy hiểm gây hại cho bạn đời và "tình địch" mà họ tưởng tượng ra. Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần kinh để được hỗ trợ tư vấn và điều trị hội chứng hoang tưởng theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi