Tìm hiểu về bệnh hoang tưởng nghi bệnh - hoang tưởng lo lắng

Tìm hiểu về bệnh hoang tưởng nghi bệnh - hoang tưởng lo lắng

Bệnh hoang tưởng nghi bệnh hay còn gọi là hoang tưởng lo lắng, là tình trạng mà người bệnh luôn lo lắng quá mức về tình hình sức khỏe của mình. Họ luôn cho rằng mình đang mắc bệnh dù cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.

Một số thông tin bạn có thể tra cứu trong bài viết:

  1. Hoang tưởng nghi bệnh là gì
  2. Phân biệt hoang tưởng nghi bệnh với lo lắng bình thường
  3. Triệu chứng của bệnh hoang tưởng nghi bệnh
  4. Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng nghi bệnh
  5. Tác hại của bệnh hoang tưởng nghi bệnh
  6. Bác sĩ điều trị

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh hoang tưởng nghi bệnh là gì?

Hoang tưởng nghi bệnh là một dạng thường gặp của bệnh hoang tưởng.Người mắc bệnh hoang tưởng nghi bệnh thường quan tâm quá mức đến các vấn đề sức khỏe của bản thân. Mặc dù bản thân họ rất khỏe mạnh nhưng họ luôn cho rằng bản thân đang mắc một căn bệnh nguy hiểm. Chỉ cần một triệu chứng nhỏ cũng có thể khiến họ suy diễn ra nhiều căn bệnh chết người.

Người bệnh thường không tiếc thời gian đi khám bác sĩ với hy vọng xác nhận nỗi hoài nghi về bệnh của mình, xin được làm nhiều xét nghiệm chẩn đoán và tìm mọi cách điều trị. Nếu bác sĩ kết luận tình trạng sức khỏe ổn định, họ sẽ không tin mà cho rằng bác sĩ đang “lừa” mình, và tiếp tục đi khám bác sĩ khác. Quá trình này khiến họ mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.

Người mắc bệnh hoang tưởng nghi bệnh không tự suy diễn để gây chú ý hay cần quan tâm của người khác. Ví dụ: một người mắc bệnh tưởng bị cắt phải ngón tay và anh ta bắt đầu quan tâm quá mức về vết cắt này. Anh ta lên mạng tìm thông tin về bệnh và rồi anh ta đọc được một bài báo về nguy cơ nhiễm trùng khi bị đứt tay, sau đó anh ta ngay lập tức nghĩ rằng mình có thể bị nhiễm trùng và đi khám ba bác sĩ trong một ngày vì anh ấy hoảng sợ. Hãy tưởng tượng xem anh ta có thể bị bao nhiêu lần như thế trong đời!

Nghiên cứu của các chuyên gia tâm thần học với rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cho thấy: ngày càng có nhiều người có những biểu hiện lo sợ quá đáng về tình trạng sức khỏe của mình. Phần lớn các bệnh mà họ kể lại với bác sĩ là do họ tự nghĩ ra. Chỉ có 16% bệnh nhân đi bác sĩ vì những triệu chứng thông thường là thật sự có vấn đề về sức khỏe. 84% còn lại không hề có căn nguyên rõ rệt nào về tình trạng bệnh tật.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Phân biệt hoang tưởng nghi bệnh với lo lắng bình thường

Không phải bất kì ai quan tâm, lo lắng nhiều về sức khỏe cũng mắc bệnh hoang tưởng lo lắng. Chẳng hạn như trẻ vị thành niên thường ngại ngùng về việc chia sẻ. Vì thế, chúng thường tìm kiếm thông tin về tất cả mọi thứ, kể cả sức khỏe từ Internet hơn là từ những người có chuyên môn. Những thông tin không chính thống từ mạng Internet có thể khiến trẻ lo lắng vì không hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. 

Nếu bạn quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình, đó không phải điều xấu, thậm chí còn rất tốt. Tuy nhiên, việc quan tâm một cách thái quá hoặc không tin vào các kết luận của bác sĩ mà một mực cho rằng mình bị bệnh thì chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh hoang tưởng lo lắng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh hoang tưởng nghi bệnh

Người bị bệnh hoang tưởng lo lắng thường có những biểu hiện sau:

  • Luôn sợ hãi, căng thẳng hoặc lo lắng về việc mắc bệnh nan y.
  • Chỉ một triệu chứng nhẹ cũng có thể khiến họ suy diễn ra một căn bệnh nghiêm trọng.
  • Liên tục đi khám, gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, luôn yêu cầu làm các xét nghiệm thăm dò chuyên sâu như chụp MRI, nội soi.
  • Thường xuyên khám ở nhiều bác sĩ - nếu một bác sĩ nói với họ rằng họ không bị bệnh, họ có thể không tin điều đó và tìm bác sĩ khác để tiếp tục khám.
  • Liên tục nói về các triệu chứng hoặc các bệnh mà họ nghi ngờ với gia đình và bạn bè.
  • Thường xuyên tự kiểm tra cơ thể, chẳng hạn như tìm khối u hoặc vết loét.
  • Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, chẳng hạn như mạch hoặc huyết áp.
  • Luôn nghĩ rằng mình có bệnh sau khi đọc hoặc nghe về bệnh đó.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng người bệnh có thực sự mắc bệnh hay đó chỉ là căn bệnh do họ tưởng tượng ra. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng nghi bệnh

Hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao một số người lại mắc bệnh hoang tưởng lo lắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng nhân cách, kinh nghiệm sống, sự giáo dục và cả yếu tố di truyền có thể đóng một vai trò tác động tạo nên tình trạng đó.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hoang tưởng nghi bệnh

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:

  • Có một căn bệnh nghiêm trọng trong thời thơ ấu.
  • Đã hoặc đang có các thành viên gia đình hoặc người khác bị mắc bệnh nghiêm trọng.
  • Cái chết của một người thân do bệnh tật.
  • Có chứng rối loạn lo âu.
  • Có thành viên gia đình bị bệnh tâm thần.
  • Bệnh thần kinh xảy ra về đều ở nam giới và phụ nữ. Nó có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, thậm chí ở trẻ em, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi sớm của trưởng thành.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Tác hại của bệnh hoang tưởng nghi bệnh

Người bệnh thường xuyên làm các kiểm tra, xét nghiệm như chụp MRI, nội soi… Bất cứ thủ thuật y khoa có can thiệp nào cũng có rủi ro. Việc bệnh nhân thường xuyên làm các thủ thuật xét nghiệm này khiến nguy cơ rủi ro tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh.

Những rối loạn tâm lí của bệnh như căng thẳng, lo âu, thậm chí là tức giận có thể khiến bệnh nhân có những hành động quá khích.

Người bệnh không thể có cuộc sống sinh hoạt, lao động, làm việc như người bình thường. Vì những lí do trên, khi một ai có các dấu hiệu bất thường về việc lo lắng quá mức cho sức khỏe, họ nên được đưa tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị sớm.

Người bị bệnh hoang tưởng lo lắng cũng dễ có nguy cơ mắc thêm hoang tưởng bị hại. Để rõ hơn về căn bệnh này, bạn có thể xem thêm tại bài viết Bệnh hoang tưởng bị hại.

Khi đến khám tại Hello Doctor, bác sĩ sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị hoang tưởng về bệnh của mình như vậy. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc và thực hiện các liệu pháp tâm lý giúp bạn điều trị bệnh. Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh giỏi để được hỗ trợ tư vấn và điều trị hội chứng hoang tưởng theo số 1900 1246



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Hoang tưởng

Bệnh hoang tưởng được yêu và các dấu hiệu nhận biết
Hoang tưởng được yêu là một dạng của bệnh hoang tưởng. Biểu hiện dễ nhận thấy là người bệnh có những suy nghĩ lệch lạc, cho rằng người khác đang...
Vì sao hoang tưởng tự cao thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi?
Hoang tưởng tự cao là một dạng bệnh lý  tâm thần. Trong đó, người bệnh thường có những suy nghĩ hay niềm tin phóng đại về năng lực của bản thân....
Dấu hiệu nhận biết hội chứng hoang tưởng tuổi dậy thì
Hoang tưởng tuổi dậy thì là một bệnh tâm lý không phổ biến, nó còn có các tên gọi khác như "hội chứng tuổi dậy...
Cách nhận biết bệnh hoang tưởng mang thai - thai kỳ giả
Hoang tưởng mang thai là thuật ngữ y khoa để nói về tình trạng thai kỳ giả. Hoang tưởng mang thai có thể gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng của thai kỳ,...
Nên làm gì với người bị mắc bệnh hoang tưởng?
Dù ở dạng hoang tưởng nào thì việc giao tiếp với người bệnh cũng khá khó khăn. Đôi khi bạn sẽ không thể hiểu nổi tại sao họ có những tư duy,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Lý Thị Yến

    Mẹ tôi có lẽ cũng đang mắc căn bệnh này, thường xuyên kêu mình ốm yếu, sợ chết mà rõ ràng đưa đi khám thì bác sĩ bảo không bị làm sao.

    11/04/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung