Cách điều trị và chăm sóc người mắc bệnh hoang tưởng bị hại
Người mắc hoang tưởng bị hại thường sẽ có những suy nghĩ rằng họ đang bị ghét bỏ, ám hại, thậm chí có ý nghĩ ai đó đang muốn sát hại họ. Vậy nguyên nhân của bệnh là gì? Và cách chữa bệnh hoang tưởng bị hại như thế nào?
Để giải đáp giúp bạn vấn đề này, các chuyên gia của Hello Doctor xin cung cấp một số thông tin như sau:
- Nguyên nhân của bệnh hoang tưởng bị hại
- Chẩn đoán bệnh hoang tưởng bị hại
- Điều trị bệnh hoang tưởng bị hại
- Cách chăm sóc bệnh nhân hoang tưởng bị hại
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Nguyên nhân của bệnh hoang tưởng bị hại
Để cho bệnh nhân cũng như người thân hiểu rõ hơn về chứng hoang tưởng bị hại, các bác sĩ sẽ có cung cấp những thông tin cần thiết nhất về bệnh. Hiện nay, các nhà khoa học và bác sĩ chuyên khoa tâm thần vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hay yếu tố nào gây khởi phát Hoang tưởng bị hại.
Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ sau có thể đóng vai trò trong quá trình hình thành và diễn tiến của bệnh:
- Cấu trúc não: Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số rối loạn chức năng trong hạch hạch nhân, đường dẫn truyền hạch nền, thùy đỉnh. Các chấn thương não, giảm lượng chất xám ở thùy trán và thùy thái dương cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc Hoang tưởng.
- Đột biến gen:Một số đột biến của gen DRD- gen chịu trách nhiệm điều hòa các thụ thể receptor, và TH-gen điều hòa sản xuất tổng hợp Dopamine. Khi có sự đột biến 2 gen này làm rối loạn nồng độ Dopamine, cũng khiến Hoang tưởng bị hại diễn ra, thường dạng này được gọi là Loạn thần Dopamine.
- Tăng hoạt bán cầu: Một số bệnh lý thoái hóa thần kinh cũng có thể gây ra biến chứng Hoang tưởng bị hại. Trong đó, các khảo sát lâm sàng nhận thấy thường xuyên có sự tăng hoạt não trái ở các trường hợp này. Tuy nhiên, nguyên nhân của cơ chế này vẫn còn đang được tìm hiểu.
- Giới tính: Nữ thường bị nhiều hơn nam.
- Tiền sử mắc các rối loạn tâm thần: Các rối loạn lưỡng cực, Tâm thần phân liệt, Trầm cảm, Loạn thần… cũng làm tăng nguy cơ mắc Hoang tưởng bị hại.
- Tiền sử nghiện rượu, chất kích thích, lạm dụng thuốc.
Nghiện rượu mạn tính có thể gây ra các loạn thần do rượu, thuốc gây nghiện, ma túy, heroin cũng gây ảnh hưởng lên các chức năng và cấu trúc của não bộ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, nồng độ các thụ thể cũng có ảnh hưởng đến cơ chế hình thành và diễn tiến của bệnh.
Hoang tưởng bị hại là một loại hoang tưởng thường gặp trong cuộc sống. Để có được cái nhìn tổng quan về bệnh hoang tưởng, bạn có thể xem tại Hội chứng hoang tưởng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Chẩn đoán bệnh hoang tưởng bị hại
Trước khi đi đến kết luận một người có mắc bệnh hoang tưởng bị hại hay không, bác sĩ cần dựa trên những triệu chứng của bệnh nhân để có thể đưa ra đánh giá sợ bộ.
Các bác sĩ của Hello Doctor thường dựa trên 2 tiêu chuẩn chính để chẩn đoán hoang tưởng bị hại là:
- Người bệnh tin rằng mình đang bị bị hại, hoặc có mối nguy hại luôn rình rập mình.
- Người bệnh tin rằng có người đang có ý định hoặc đang lên kế hoạch gây hại, giết hại mình.
Ngoài ra người bệnh còn có các suy nghĩ rằng:
- Có người theo dõi họ: bởi chính phủ, hàng xóm, người thân trong gia đình.Hình thức theo dõi có thể là đi theo, theo dõi qua camera, điện thoại.
- Có người chơi khăm họ, nói xấu sau lưng họ
- Có người muốn đầu độc họ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Cách điều trị bệnh hoang tưởng bị hại
Khi bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh hoang tưởng, tùy theo mức độ bệnh mà các bác sĩ của Hello Doctor sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nguyên tắc điều trị của bệnh hoang tưởng bị hại nhìn chung cũng dựa trên nguyên tắc điều trị bệnh hoang tưởng. Xem đầy đủ các phương pháp được sử dụng bệnh hoang tưởng tại bài viết "Điều trị bệnh hoang tưởng". Các phương pháp thường được sử dụng đó là:
Thuốc chống loạn thần
Đây là thuốc đầu tay trong điều trị Hoang tưởng và các dạng của nó. Đối với các thế hệ cũ, do các tác dụng phụ có thể gây ra các triệu chứng Ngoại tháp, người bệnh thường được chỉ định thêm các thuốc khác hỗ trợ để làm giảm tình trạng này.
Đối với các thế hệ mới, các tác dụng phụ có phần nhẹ nhàng hơn. Thuốc chống loạn thần thường cho kết quả điều trị sau 1- 6 tháng. Sau khi các triệu chứng cải thiện, người bệnh sẽ được qua Giai đoạn theo dõi. Khi đó, người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng thuốc để duy trì tình trạng ổn định cho đến khi bác sĩ đánh giá tình trạng ổn định hoàn toàn có thể ngưng thuốc.
Liệu pháp hành vi nhận thức
Liệu pháp này sẽ hỗ trợ hóa trị liệu làm tăng hiệu quả điều trị. Thông qua liệu pháp người bệnh sẽ giúp người bệnh các phản ứng phù hợp khi họ gặp phải tình trạng sợ hãi khi nghĩ rằng có ai đ1o đang cố hại mình.
Trị liệu nguyên nhân, bệnh lý nền
Nếu tình trạng bệnh Hoang tưởng bị hại là kết quả do các bệnh lý nguyên phát như Loạn thần do rượu, Lạm dụng chất gây nghiện, Bệnh não do Rối loạn chuyển hóa, thoái hóa thần kinh… Điều trị nguyên nhân sẽ được ưu tiên trong can thiệp điều, khi bệnh lý nền thuyên giảm các triệu chứng hoang tưởng sẽ từ đó giảm theo.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Cách chăm sóc người bệnh hoang tưởng bị hại
Ngoài việc điều trị, bản thân người bệnh và người nhà cũng cần chú ý đến lối sống hằng ngày. Người bệnh sẽ phải thay đổi lối sống phù hợp để hỗ trợ cho việc điều trị.
- Theo dõi và báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc: chóng mặt, co cơ, ngủ nhiều, tăng cân…
- Khuyến khích và giúp đỡ bệnh nhân tuân thủ điều trị
- Không nên tranh cãi đúng sai về các hoang tưởng của họ. Điều này dễ khiến họ kích động, quá khích, rối loạn hành vi cảm xúc.
- Không nên đồng tình các quan điểm hoang tưởng của họ, khiến họ có cảm giác họ đang đúng và từ chối điều trị.
- Không nên cách ly, xa lánh họ. Khi ở một mình họ sẽ dễ đắm chìm vào suy nghĩ ảo tưởng của mình. Đồng thời, cách ly xa lánh còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần khác như: Trầm cảm…
- Khi nói chuyện giao tiếp nên hướng họ về hiện tại, các sự việc đang diễn ra. Tránh cho họ quá chìm sâu vào ảo tưởng của bản thân.
Trong quá trình điều trị, sự hỗ trợ của gia đình là vô cùng cần thiết đối với người bệnh. Để hỗ trợ người bệnh một cách đúng đắn nhất, gia đình bệnh nhân nên tham khảo bài viết: "Những điều không nên làm với người mắc bệnh hoang tưởng". Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh giỏi để được hỗ trợ tư vấn và điều trị hội chứng hoang tưởng theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi