Những điều không nên làm với người mắc bệnh hoang tưởng
Những người mắc bệnh hoang tưởng tuy có những biểu hiện đáng sợ nhưng chúng ta cũng không nên có những hành động tiêu cực ảnh hưởng đến khả năng hòa nhập cộng đồng của họ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Bạn không nên làm gì với người mắc bệnh hoang tưởng?
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn có cái nhìn khá sai lệch về căn bệnh hoang tưởng. Sau khi tham khảo thông tin tại bài viết "Hoang tưởng paranoid", bạn sẽ hiểu rằng bệnh hoang tưởng cũng như bao căn bệnh mà nhiều người đang mắc phải và cần phải được điều trị.
Khi gặp một người mắc chứng bệnh hoang tưởng đa phần chúng ta có cảm giác kì thị, sợ hãi và muốn xa lánh. Chính những điều này là bức tường vô hình mà người bệnh khó lòng vượt qua để tái hòa nhập xã hội sau khi khỏi bệnh. Vì thế để hạn chế những điều tồi tệ nhất đối với người mắc bệnh hoang tưởng, bạn cần tránh những điều sau:
- Không nên có những động thái tiêu cực chẳng hạn như xích, nhốt, cùm tay chân…Những biện pháp này chỉ giúp gia đình kiểm soát được hành vi tiêu cực tức thời của người bệnh mà không được chữa trị tận gốc.
- Không nên giấu bệnh với những người xung quanh mà nên chia sẻ để nhận được sự cảm thông, giúp đỡ.
- Không nên miệt thị, coi thường người bệnh mà cần hết sức mềm mỏng, nhẹ nhàng, bình tĩnh, vỗ về họ. Vì, người bị mắc bệnh hoang tưởng không thể tiếp nhận những lời khuyên răn. Việc phản bác hay ép buộc họ làm một điều gì đó sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía người bệnh.
- Không nên kích động tinh thần người bệnh vì người họ khó kiểm soát được hành vi của mình, thậm chí có thể xảy ra án mạng không đáng có.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm: Nên làm gì với người mắc hoang tưởng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Đối với người xung quanh bệnh nhân
- Tránh gán ghép những tên xấu cho người mắc bệnh hoang tưởng như: khùng, điên, tâm thần, té giếng, tửng... Hoặc chuyển tên xấu thành những tên có sự phân biệt với người bệnh và người không bị bệnh.
- Tránh nhại lại hoặc lặp lại những điểm khác biệt, hay những biểu hiện bệnh của người bị hoang tưởng như: lời nói, hành động,...
- Tránh phân chia nhóm đối với những người bị hoang tưởng và những người không bị hoang tưởng bằng những lưu ý khác biệt. Nghĩa là xếp những người bị bệnh chung vào một nhóm và có sự kỳ thị đối với nhóm đó.
- Tránh sự phân biệt, kỳ thị đối với người bị bệnh hoang tưởng bằng cách phân biệt đối xử, hạ thấp giá trị, hoặc từ chối hay loại khỏi nhóm người không bị hoang tưởng.
Không nên có những động thái tiêu cực chẳng hạn như xích, nhốt, cùm tay chân…người mắc bệnh hoang tưởng
Để làm được những điều trên thì gia đình cũng như mọi người xung quanh cần trang bị những kiến thức căn bản về căn bệnh này để có cái nhìn khách quan hơn. Việc chế giễu, kỳ thị, né tránh sẽ khiến người bệnh cho rằng bản thân không còn gì để mất. Phản ứng này kết hợp với những thay đổi hoạt động cảm xúc của não bộ khiến nguy cơ không kiểm soát hành vi bạo lực của người bệnh tăng cao.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chữa trị bệnh hoang tưởng càng sớm càng tốt
Bệnh hoang tưởng gây nên những khó khăn, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Tình trạng này sẽ ngày càng phát triển nặng hơn nếu không được phát hiện và điều trị bệnh hoang tưởng kịp thời.
Bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị bệnh hoang tưởng tại bài viết Bệnh hoang tưởng và cách điều trị.
Người mắc bệnh hoang tưởng là những người có nhận thức phi lý về sự vật, hiện tượng. Những sự vật, hiện tượng này không tồn tại trong thực tế khách quan, tuy nhiên họ không thể kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình. Người bệnh chỉ có thể thuyên giảm khi được điều trị có hiệu quả.
Để điều trị bệnh hoang tưởng, cần khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ và hỗ trợ.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi