Trầm cảm tuổi thiếu niên - tuổi teen

Trầm cảm tuổi thiếu niên - tuổi teen

Những áp lực từ bạn bè, học tập và sự thay đổi của cơ thể mang lại nhiều cảm xúc thăng trầm cho trẻ. Tuy nhiên ở một số trẻ vị thành niên, những nốt trầm lại chiếm ưu thế – đó chính là triệu chứng của bệnh trầm cảm ở thiếu niên.

Trầm cảm ở tuổi trẻ rất phổ biến và nên được điều trị sớm. Trầm cảm tuổi trẻ sẽ có những biểu hiện như dễ cáu gắt, buồn bã, cách ly xa lành mọi người, thức đêm dẫn đến mất ngủ, ăn nhiều hơn hoặc nhịn ăn. Nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe về sau. Nếu bạn không thể tìm được hướng giải quyết cho mình hãy liên hệ đến bác sĩ tâm lý tư vấn qua điện thoại 1900 1246

1. Bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên là gì

2. Triệu chứng của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

4. Biến chứng của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

5. Điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

6. Phòng chống bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Bệnh trầm cảm ở thiếu niên là gì?

Trầm cảm tuổi thiếu niên hay còn gọi là trầm cảm tuổi teen là một rối loạn tâm thần trầm trọng gây ra bởi cảm giác buồn chán kéo dài và mất hứng thú trong các hoạt động. Bệnh không những ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ vị thành niên mà còn có thể gây ra các vấn đề về cảm xúc và sức khỏe của trẻ. Mặc dù trầm cảm có thể xảy ra bất kì lúc nào trong đời nhưng các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau ở người lớn và trẻ vị thành niên.

Trầm cảm tuổi teen không phải là sự yếu đuối hay thứ gì đó có thể vượt qua được bằng sức mạnh ý chí – nó có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng và cần phải điều trị lâu dài. Các triệu chứng bệnh trầm cảm ở hầu hết trẻ vị thành niên dễ điều trị với thuốc và tư vấn tâm lý. Nếu cần sự tư vấn thêm từ phía bác sĩ xin đừng ngại hãy liên hệ với bác sĩ theo số hotline 0886006167

>>>Tham khảo Chứng trầm cảm để biết sự khác biệt của bệnh trầm cảm ở người lớn và bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên như thế nào.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm tuổi teen bao gồm thay đổi từ các hành vi và thái độ trước đó của trẻ, từ đó có thể gây ra những căng thẳng và các rắc rối ở trường học hay ở nhà, trong các hoạt động xã hội,.... 

Các triệu chứng bệnh trầm cảm có thể thay đổi theo mức độ trầm trọng của bệnh và các thay đổi trong cảm xúc và hành vi của trẻ được liệt kê trong danh sách dưới đây: 

Các thay đổi về cảm xúc: hãy cẩn thận với các thay đổi cảm xúc dưới đây:

  • Cảm thấy buồn rầu, có thể rơi nước mắt dù không có nguyên nhân cụ thể
  • Cảm thấy tuyệt vọng hoặc có cảm giác trống rỗng
  • Cáu gắt hoặc khó chịu
  • Thất vọng hoặc giận dữ cho dù chỉ là vấn đề nhỏ nhặt
  • Không quan tâm hoặc mất hứng thú đối với các hoạt động thường ngày
  • Không quan tâm hoặc xung đột với gia đình và bạn bè
  • Tự ti
  • Có cảm giác tội lỗi hoặc cảm thấy bản thân vô dụng
  • Ám ảnh về các thất bại trong quá khứ hoặc phóng đại việc tự đổ lỗi hoặc tự phê bình
  • Cực kì nhạy cảm về việc bị từ chối hoặc thất bại và cần sự bảo đảm quá mức
  • Có vấn đề về việc suy nghĩ, tập trung, đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
  • Có cảm giác cuộc sống và tương lai ảm đạm và tăm tối
  • Luôn có ý nghĩ về cái chết và tự sát

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi hành vi: xem xét những thay đổi trong hành vi như:

  • Mệt mỏi và mất năng lượng
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Thay đổi khẩu vị – ăn ít lại và giảm cân hoặc ăn rất nhiều và tăng cân
  • Sử dụng rượu bia và chất kích thích
  • Kích động hoặc bồn chồn – ví dụ đi qua đi lại, xoắn hai tay vào nhau hoặc không có khả năng ngồi yên tại chỗ
  • Suy nghĩ, nói năng hoặc các cử động của cơ thể chậm chạp
  • Thường xuyên than phiền về những cơn đau nhức cơ thể không giải thích được hoặc các cơn đau đầu, làm trẻ thường phải xuống phòng y tế của trường.
  • Cô lập với xã hội
  • Học kém hoặc thường xuyên nghỉ học  
  • Không quan tâm tới vẻ bề ngoài 
  • Hay nổi nóng, có các hành vi gây rối hoặc nguy hiểm hoặc các hành vi khác tương tự 
  • Tự làm tổn thương bản thân như lấy dao cắt vào tay, chân, châm lửa đốt hoặc đục thêm lỗ đeo khuyên hoặc xăm. 
  • Lập kế hoạch tự tử hoặc cố gắng tự tử

Điều gì là bình thường và điều gì là bất thường?

Rất khó để nói được sự khác biệt giữa những thay đổi thất thường của lứa tuổi vị thành niên và trầm cảm tuổi teen. Hãy nói chuyện với con bạn. Hãy cố gắng xác định xem con có khả năng đối mặt với những cảm xúc đầy thử thách hay dường như cuộc sống của con đang quá nặng nề.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu các triệu chứng trầm cảm đang bắt đầu hoặc tiếp tục quấy rầy cuộc sống của con bạn, hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý được huấn luyện làm việc với trẻ vị thành niên. 

Các triệu chứng trầm cảm không tự mất đi – và chúng có thể trở nên tệ hơn hoặc dẫn tới các vấn đề khác nếu không được chữa trị. Trẻ vị thành niên bị trầm cảm có nguy cơ tự tử mặc dù các triệu chứng không quá nghiêm trọng.

Nếu như bạn là một trẻ vị thành niên và bạn nghĩ mình đang bị trầm cảm hoặc bạn có người bạn có thể đang bị trầm cảm, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia sẻ những mối quan ngại của bản thân với cha mẹ, bạn thân, người dẫn dắt tinh thần, giáo viên hoặc ai đó mà bạn tin tưởng. Bạn cũng có thể liên hệ để được bác sĩ tư vấn thêm qua số 0886006167

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Khi nào cần sự giúp đỡ khẩn cấp?

Tự sát thường hay đi kèm với chứng trầm cảm tuổi teen. Vì vậy nếu bạn nghĩ bạn sẽ tự làm đau chính mình hoặc có ý định tự tử, hãy gọi số điện thoại khẩn cấp ngay lập tức: 1900 1246.

Hãy cân nhắc những lựa chọn dưới đây nếu bạn có suy nghĩ muốn tự tử:
  • Gọi điện cho chuyên gia tâm lý
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ gia đình
  • Liên lạc với một người bạn thân hoặc người thân trong gia đình

Nếu người thân hoặc bạn bè đang gặp nguy hiểm vì cố tự sát hoặc có ý định tự sát:

  • Bảo đảm rằng có ai đó ở cùng với họ
  • Gọi số điện thoại khẩn cấp ngay lập tức
  • Đưa người đó tới bệnh viện gần nhất một cách an toàn

Đừng bao giờ bỏ qua các ý kiến hoặc các mối quan ngại về chuyện tự tử. Hãy luôn tìm kiếm sự giúp đỡ.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Tác hại của bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên

Bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên rất nguy hại cho các thanh thiếu niên do nó có thể gây ra những tác động xấu về tâm lý, hành vi, sức khỏe của thanh thiếu niên. Từ đó khiến cho việc học tập, sinh hoạt của các bạn trẻ bị trì trệ, ảnh hưởng đến cả tương lai sau này của họ.

Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể cố tự sát hoặc sát hại người khác. 

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên

Nguyên nhân gây trầm cảm vẫn chưa được biết rõ, nhưng có rất nhiều vấn đề có liên quan tới chứng bệnh này như:

  • Sinh học: các chất dẫn truyền thần kinh dẫn truyền các tín hiệu tới các phần khác của não và cả cơ thể. Khi những chất hóa học này bị hư hoặc biến đổi, chức năng của thụ thể thần kinh và hệ thần kinh cũng bị thay đổi, dẫn tới trầm cảm.
  • Nội tiết tố: các thay đổi trong việc cân bằng các nội tiết tố của cơ thể có thể gây trầm cảm
  • Các đặc điểm di truyền: trầm cảm thường gặp hơn ở những người có người thân mắc chứng trầm cảm
  • Các trải nghiệm đau thương từ thuở nhỏ: các sự kiện đau thương trong thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác hoặc tinh thần, hoặc mất cha mẹ có thể làm thay đổi trong não bộ, làm cho người đó dễ bị trầm cảm hơn.
  • Quen suy nghĩ tiêu cực: trầm cảm tuổi teen có thể có liên quan tới việc quen cảm giác bất lực hơn là cảm thấy có khả năng tự tìm được cách giải quyết cho những thử thách trong cuộc sống.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm ở thiếu niên

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ hoặc gây ra trầm cảm tuổi teen như:

  • Có vấn đề làm ảnh hưởng tiêu cực tới lòng tự trọng như béo phì, rắc rối với bạn bè, bị bắt nạt kéo dài hoặc rắc rối với chuyện bài vở.
  • Từng là nạn nhân hoặc từng chứng kiến các hành vi bạo lực như lạm dụng thể xác hoặc xâm hại tình dục.
  • Có các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, chứng chán ăn tâm thần hoặc rối loạn ăn uống
  • Mắc chứng tăng động giảm tập trung (ADHD)
  • Đang có bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tiểu đường hoặc hen suyễn
  • Bị khuyết tật
  • Có tính tự ti hoặc quá phụ thuộc ỷ lại, hay tự phê bình hoặc bi quan
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính hoặc người chuyển giới đang sống trong cộng đồng không ủng hộ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên

Xung đột trong gia đình cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm tuổi teen

Tiền sử gia đình và các vấn đề trong gia đình hoặc với người khác cũng làm tăng tỉ lệ trầm cảm ở trẻ vị thành niên:

  • Có cha mẹ, ông bà hoặc người cùng huyết thống khác mắc chứng trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu
  • Có người thân tự tử
  • Có gia đình không hoàn hảo và hay xung đột
  • Từng trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống dạo gần đây như cha mẹ ly hôn, người thân qua đời hoặc có cha mẹ tham gia quân đội

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Biến chứng của bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên 

Trầm cảm nếu không được chữa trị sẽ dẫn tới các rối loạn về cảm xúc, hành vi và sức khỏe, làm ảnh hưởng tới tất cả các mặt trong cuộc sống của trẻ. Các biến chứng đó bao gồm:

  • Lạm dụng rượu và thuốc kích thích
  • Vấn đề về học tập
  • Xung đột gia đình và các mối quan hệ
  • Vi phạm pháp luật
  • Tự tử

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở thiếu niên

Chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ?

Trước khi gặp bác sĩ bạn nên chuẩn bị đầy đủ những thứ bạn cần hỏi cũng như cần trả lời. Dưới đây là một vài thông tin giúp bạn và trẻ chuẩn bị trước cuộc hẹn và những thông tin được nhận từ bác sĩ.

Điều bạn có thể làm

Để đạt hiệu quả tốt hơn, hãy nói với con cùng chuẩn bị với bạn. Lập một danh sách bao gồm:

  • Bất kì triệu chứng nào mà trẻ có, cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan tới chứng bệnh của trẻ
  • Những thông tin cá nhân chính yếu như bất kì căng thẳng nào trong cuộc sống hoặc các thay đổi gần đây trong cuộc sống của trẻ
  • Tất cả loại thuốc, vitamin, các loại thảo dược hay thuốc bổ mà trẻ đang uống
  • Các câu hỏi mà bạn và trẻ muốn hỏi bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị trầm cảm, họ có thể sẽ làm những xét nghiệm sau: 
  • Khám tổng quát: hỏi những câu hỏi chuyên sâu về sức khỏe của trẻ để xác định điều gì có thể gây trầm cảm. Trong một vài trường hợp, trầm cảm có liên quan tới một bệnh đang còn tiềm ẩn.
  • Xét nghiệm:bác sĩ có thể cho làm xét nghiệm máu hoặc kiểm tra chức năng tuyến giáp để xem nó có hoạt động bình thường không.
  • Đánh giá tâm thần: việc này bao gồm trao đổi với trẻ về những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, có thể làm thêm bảng câu hỏi. Những điều này sẽ giúp xác định chẩn đoán và kiểm tra các biến chứng kèm theo.

Chuyên gia tâm lý có thể sử dụng hệ thống chẩn đoán trong Cẩm nang hướng dẫn Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM – 5), được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ, để chẩn đoán chứng trầm cảm.

Các kiểu trầm cảm

Trầm cảm gây ra các triệu chứng khác nhau ở từng người. Để xác định rõ loại trầm cảm mà con bạn mắc phải, bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, nghĩa là trầm cảm với các đặc điểm cụ thể, đó là:

  • Kiểu lo lắng: trầm cảm có sự bồn chồn bất thường hoặc lo lắng về những sự kiện có thể xảy ra hoặc mất kiểm soát
  • Kiểu u sầu: trầm cảm nặng, không đáp ứng với những thứ từng đem lại niềm vui và đi kèm với giật mình tỉnh dậy vào sáng sớm, tâm trạng nặng nề vào buổi sáng, thay đổi khẩu vị và cảm giác tội lỗi, kích động hoặc chậm chạp
  • Kiểu không điển hình: trầm cảm nhưng có thể vui lên tạm thời nhờ các sự kiện vui vẻ, tăng khẩu vị, buồn ngủ, nhạy cảm với sự từ chối và có cảm giác nặng tay chân.

Các rối loạn tâm thần khác gây ra triệu chứng của trầm cảm

Một vài rối loạn tâm thần khác có triệu chứng là trầm cảm. Một chẩn đoán chính xác là chìa khóa để điều trị đúng, do đó bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý cần đánh giá kĩ để xác định được liệu các triệu chứng trầm cảm có phải gây ra do các rối loạn tâm thần dưới đây:

  • Rối loạn lưỡng cực I và II: những rối loạn cảm xúc này bao gồm việc thay đổi cảm xúc từ rất vui sang rất buồn. Đôi khi việc phân biệt được giữa trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là khá khó.
  • Rối loạn cyclothymic: đây là một loại rối loạn cảm xúc gần giống với rối loạn lưỡng cực nhưng nhẹ hơn rối loạn lưỡng cực.
  • Rối loạn tâm trạng hỗn loạn: ở trẻ em, rối loạn này là bệnh mạn tính, trẻ cáu gắt dữ dội, thường xuyên nổi nóng và cực kì bốc đồng. Chứng rối loạn này thường phát triển thành trầm cảm hoặc rối loạn lo âu ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi trưởng thành.
  • Rối loạn trầm cảm kéo dài: đôi khi còn được gọi là chứng trầm cảm nhẹ kéo dài. Đây là dạng trầm cảm không trầm trọng nhưng mạn tính. Dù nó thường không làm trẻ kiệt sức nhưng nó có thể làm trẻ không thể hoạt động bình thường trong các hoạt động hằng ngày của cuộc sống.
  • Rối loạn cảm xúc trước ngày hành kinh: bao gồm các triệu chứng của trầm cảm gây ra bởi sự thay đổi các nội tiết tố một tuần trước đó, cải thiện trong vài ngày sau khi bắt đầu hành kinh và giảm bớt hoặc biến mất sau khi hành kinh.
  • Các rối loạn khác gây trầm cảm: do dùng thuốc kích thích, một vài loại thuốc nhất định hoặc do các bệnh khác gây ra.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh

Chọn lựa phương pháp điều trị bệnh trầm cảm phụ thuộc kiểu trầm cảm và mức độ trầm trọng của các triệu chứng của trẻ. Sự kết hợp giữa tư vấn tâm lý và dùng thuốc có thể rất hiệu quả cho hầu hết các trẻ vị thành niên mắc chứng trầm cảm.

Nếu con bạn đang bị trầm cảm nặng hoặc đang tự làm đau bản thân, trẻ cần được theo dõi ở bệnh viện hoặc cần tham gia chương trình điều trị ngoại trú cho tới khi các triệu chứng giảm bớt.

Dưới đây là những lựa chọn cho việc điều trị trầm cảm:

Dùng thuốc

Một số loại thuốc được cho phép để điều trị trầm cảm cho trẻ vị thành niên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị cho trẻ về các thuốc được dùng và các tác dụng phụ có thể xảy ra cũng như cân nhắc lợi ích và tác hại của từng nhóm thuốc.

Cảnh báo:

Hầu hết các thuốc chống trầm cảm đều an toàn, nhưng tất cả các thuốc này phải có nhãn cảnh báo màu đen. Trong một vài trường hợp, trẻ em, trẻ vị thành niên và người trưởng thành dưới 25 tuổi có thể gia tăng những ý định tự tử hoặc hành vi tự tử khi đang dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt trong vài tuần đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị do liều thuốc được thay đổi.

Bất kì ai đang dùng thuốc chống trầm cảm đều cần phải cẩn trọng với tình trạng chán nản trầm trọng hơn hoặc các hành vi bất thường, đặc biệt khi mới dùng thuốc một vài tuần hoặc mới thay đổi liều thuốc. Nếu trẻ có suy nghĩ muốn tự tử khi đang dùng thuốc chống trầm cảm, liên lạc với bác sĩ ngay lập tức hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ khẩn cấp.

Ở hầu hết trẻ vị thành niên, lợi ích của việc dùng thuốc chống trầm cảm thường lớn hơn nhiều so với tác hại của nó. Luôn nhớ rằng thuốc chống trầm cảm làm giảm nguy cơ tự tử trong thời gian dài bằng cách cải thiện tâm trạng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tìm ra loại thuốc phù hợp:

Mỗi người đều khác biệt, do đó việc tìm ra loại thuốc hoặc liều thuốc phù hợp cho trẻ có thể cần phải thử và có thể không hiệu quả một vài lần. Việc này cần sự kiên nhẫn vì một số loại thuốc cần tới vài tuần hoặc lâu hơn để phát huy đầy đủ tác dụng và để cho các tác dụng phụ giảm bớt do cơ thể tự điều chỉnh. Hãy động viên trẻ đừng từ bỏ.

Các đặc tính di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc thuốc tác động tới cơ thể bạn như thế nào. Trong một vài trường hợp, nếu có thể, kết quả của các xét nghiệm di truyền (được thực hiện bởi xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm các tế bào bong ra trong miệng) có thể cung cấp thông tin về sự đáp ứng của cơ thể đối với một loại thuốc chống trầm cảm nhất định. Tuy nhiên, ngoài di truyền thì các yếu tố khác vẫn có thể tác động lên cách phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

Quản lý các thuốc con bạn đang sử dụng:

Cẩn thận theo dõi việc sử dụng thuốc của con bạn. Để có được hiệu quả tốt nhất, thuốc chống trầm cảm cần dùng liên tục ở liều được kê đơn. Vì quá liều có thể gây tác hại cho trẻ, bác sĩ có thể kê đơn một số lượng thuốc nhỏ vào một thời điểm hoặc khuyên bạn giữ các thuốc này lại, do đó trẻ không có được một lượng lớn thuốc trong tay trong cùng một thời điểm.

Nếu trẻ gặp các tác dụng phụ của thuốc, bạn không nên cho trẻ ngưng thuốc mà không hỏi qua ý kiến bác sĩ. Một vài thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một vài triệu chứng khi cai nghiện trừ khi liều dùng được giảm dần – dừng thuốc đột ngột có thể làm nặng hơn tình trạng trầm cảm của trẻ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh trầm cảm

Gia đình có tác động rất lớn đến quá trình điều trị bệnh trầm cảm cho trẻ

Liệu pháp trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý, còn gọi là tư vấn tâm lý, là thuật ngữ thường dùng để chỉ việc điều trị trầm cảm bằng cách nói chuyện về trầm cảm và các vấn đề liên quan với chuyên gia tâm lý. Các loại trị liệu tâm lý khác nhau có thể phù hợp cho chứng trầm cảm như liệu pháp hành vi nhận thức hoặc liệu pháp cá nhân.

Trị liệu tâm lý có thể gồm 2 người, bác sĩ và bệnh nhân, hoặc với người thân trong gia đình hoặc trong một nhóm nhỏ. Thông qua các buổi trị liệu, con bạn có thể:

  • Tìm hiểu được nguyên nhân gây ra trầm cảm
  • Học cách xác định và thay đổi các hành vi hoặc suy nghĩ không lành mạnh
  • Khám phá các mối quan hệ và những trải nghiệm
  • Tìm ra cách để đối mặt và giải quyết vấn đề
  • Đặt ra các mục tiêu thực tế
  • Tìm lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát
  • Giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như cảm thấy thất vọng và giận dữ
  • Điều chỉnh tâm lý cho một khủng hoảng hoặc các khó khăn hiện có khác

Nhập viện và các chương trình điều trị khác

Ở một số trẻ vị thành niên, chứng trầm cảm rất nghiêm trọng và cần phải nhập viện, đặc biệt khi trẻ đang có hành vi tự làm đau chính mình hoặc gây hại tới người khác. Điều trị tâm lý tại bệnh viện có thể giúp con bạn bình tĩnh và an toàn cho tới khi các triệu chứng được kiểm soát tốt hơn.

Các chương trình điều trị trong ngày cũng có ích vì chúng cung cấp các sự hỗ trợ và tư vấn tâm lý cho trẻ khi các triệu chứng trầm cảm đã được kiểm soát.

Điều trị thay thế

Đảm bảo rằng bạn và con hiểu rõ các nguy cơ cũng như lợi ích của việc điều trị thay thế hoặc điều trị bổ sung. Đừng thay thế phương pháp điều trị truyền thống hoặc trị liệu tâm lý bằng phương pháp điều trị thay thế. Khi đã có chứng trầm cảm, điều trị thay thế không phải là sự lựa chọn tốt cho việc chăm sóc y tế.

Các ví dụ về các kĩ thuật dưới đây có thể giúp trẻ đối phó với trầm cảm:

  • Các kĩ thuật thư giãn như hít thở sâu
  • Yoga
  • Thiền
  • Hướng dẫn tâm trí
  • Liệu pháp xoa bóp
  • Liệu pháp âm nhạc hoặc mỹ thuật
  • Đức tin

Chỉ dựa vào các phương pháp kể trên không đủ để điều trị trầm cảm. Nhưng chúng có thể giúp trẻ khi dùng chung với thuốc và trị liệu tâm lý.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và cách tự chăm sóc

Bạn chính là người giúp đỡ con tốt nhất. Dưới đây là một vài cách mà bạn và con có thể làm để vượt qua căn bệnh này:

  • Theo sát kế hoạch điều trị: hãy chắc chắn con bạn tham dự đủ các buổi điều trị dù con không muốn đi. Ngay cả khi con bạn đã cảm thấy tốt hơn, bạn phải nhắc nhở con tiếp tục dùng thuốc như đã kê đơn. Nếu con ngưng dùng thuốc, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại và ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra các triệu chứng dội ngược.
  • Tìm hiểu về trầm cảm: việc này khích lệ con bạn và động viên trẻ theo sát kế hoạch điều trị. Nó cũng giúp bạn và người thân biết về trầm cảm và hiểu rằng trầm cảm là một bệnh có thể chữa trị được.
  • Động viên con: nói với trẻ về những thay đổi bạn thấy được và nhấn mạnh với trẻ sự giúp đỡ không điều kiện của bạn. Hãy tạo một môi trường mà ở đó trẻ có thể chia sẻ những mối quan ngại và bạn ngồi lắng nghe chúng.
  • Chú ý tới các dấu hiệu báo động: nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý của con về những thứ có thể làm trẻ bộc phát các triệu chứng trầm cảm. Tạo ra một kết hoạch mà bạn và con biết được cần làm gì nếu các triệu chứng trầm trọng hơn. Hãy nhờ gia đình và bạn bè giúp bạn để ý tới các dấu hiệu báo động nếu xảy ra ở trẻ.
  • Đảm bảo trẻ có những thói quen lành mạnh: tập thể dục đều đặn dù chỉ là các hoạt động thể lực nhẹ nhàng có thể giảm bớt các triệu chứng của trầm cảm. Một giấc ngủ ngon là điều rất quan trọng cho trẻ vị thành niên, nhất là những trẻ mắc trầm cảm. Nếu con bạn có vấn đề với giấc ngủ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Giúp con tránh xa rượu bia và chất kích thích: trẻ có thể thấy thích dùng rượu bia, cần sa hoặc các chất kích thích khác để làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, nhưng trong thời gian dài chúng sẽ làm các triệu chứng trầm trọng hơn và làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nếu con bạn cần giúp đỡ để đối phó với việc sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích.

Cho con thấy bạn quan tâm và mong muốn hiểu được cảm giác của con làm trẻ biết được bạn quan tâm tới trẻ. Bạn có thể không hiểu được tại sao con lại cảm thấy thất vọng hoặc có cảm giác lạc lối hoặc thất bại, nhưng lắng nghe trẻ nói và không phán xét, đặt bản thân vào vị trí của con làm trẻ cảm thấy được thấu hiểu. Giúp con xây dựng sự tự tin bằng cách công nhận từng sự thành công nhỏ và khen ngợi con.

Khuyến khích con bạn làm những việc sau đây:

  • Kết bạn và giữ những mối quan hệ lành mạnh: những mối quan hệ tích cực có thể giúp con tăng sự tự tin và giữ liên lạc với những người khác. Khuyến khích con tránh kết bạn với những người có thái độ và hành vi làm cho bệnh trầm cảm của con nặng thêm.
  • Luôn hoạt động: tham gia các môn thể thao, các hoạt động của trường hoặc một công việc giúp con tập trung vào những điều tích cực hơn là những cảm xúc hoặc hành vi tiêu cực.
  • Nhờ giúp đỡ: trẻ vị thành niên có thể miễn cưỡng tìm kiếm sự giúp đỡ khi mọi thứ dường như đã quá sức trẻ. Hãy động viên con nói chuyện với một thành viên trong gia đình hoặc một người lớn khác mà trẻ tin tưởng bất kì lúc nào trẻ cần.
  • Đặt ra các mục tiêu thực tế: rất nhiều trẻ vị thành niên tự đánh giá bản thân khi chúng không thể đạt được các tiêu chuẩn không thực tế – ví dụ như ở các môn thể thao hoặc vẻ bề ngoài. Bạn hãy nói cho con biết rằng không hoàn hảo cũng không sao.
  • Sống đơn giản: động viên con lựa chọn cẩn thận các nhiệm vụ và nghĩa vụ và đặt ra các mục tiêu thực tế. Hãy cho trẻ biết khi trẻ cảm thấy nản lòng, làm việc ít lại cũng không sao.
  • Căn chỉnh thời gian hợp lý: giúp con lên kế hoạch các hoạt động bằng cách lập danh sách hoặc sử dụng sổ tay để giữ mọi thứ ngăn nắp.
  • Ghi nhật kí: nhật kí có thể giúp con bạn cải thiện tâm trạng bằng cách cho phép trẻ ghi lại những trải nghiệm đau đớn, tức giận, sợ hãi hoặc các cảm xúc khác.
  • Kết nối với các trẻ vị thành niên khác đang vật lộn với trầm cảm: hãy hỏi chuyên gia trị liệu xem có nhóm hỗ trợ dành cho trẻ vị thành niên bị trầm cảm ở cộng đồng hay không. Các nhóm này thường có trên internet, nhưng phải kiểm tra xem chúng có phải là những trang web tin cậy không – như nhóm Liên minh Quốc gia về bệnh tâm thần hoặc Nhóm hỗ trợ bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.
  • Sống lành mạnh: hãy làm mọi thứ trong khả năng bạn để đảm bảo con bạn ăn uống đầy đủ, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ ngon. Sử dụng các loại thức ăn lành mạnh, không trữ ở nhà các thức ăn có hại và đặt ra giờ đi ngủ trong nhà.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Chi phí điều trị và thời gian hồi phục trầm cảm

Để hiểu về chi phí và thời gian hồi phục, click vào bài viết sau: Chi phí và thời gian hồi phục trầm cảm

7. Phòng chống bệnh trầm cảm tuổi thiếu niên

Không có cách phòng chống bệnh trầm cảm luôn đạt được hiệu quả. Tuy nhiên những điều dưới đây có thể giúp trẻ đề phòng được phần nào:
  • Kiểm soát căng thẳng, tăng khả năng phục hồi và tăng cường sự tự tin để đối mặt với các vấn đề phát sinh
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè và cộng đồng, nhất là những lúc căng thẳng
  • Điều trị sớm để ngăn ngừa trầm cảm tiến triển nặng thêm
  • Duy trì điều trị ngay cả khi các triệu chứng đã hết để đề phòng các triệu chứng trầm cảm quay lại.

Khi thấy con em mình có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trầm cảm, các bậc làm cha mẹ nên đưa con đi khám để sớm có biện pháp điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Video trao đổi với chuyên gia tâm thần tại Hello Doctor Nguyễn Thi Phú về căn bệnh này. 

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lan Hương

    Đám trẻ bị cái chứng này mà gia đình không biết là nguy hiểm lắm. Mong là các bậc phụ huynh quan tâm đến con em mình, thấy biểu hiện thì đi khám sớm đừng để trễ như gia đình mình...

    18/10/2017
  • Khánh Thy

    Bài viết thực sự chất lượng và dễ hiểu, các bậc phụ huynh nên tham khảo

    05/10/2017
  • Nguyễn Hòa

    Trẻ em cũng bị mắc bệnh trầm cảm ạ, tội quá

    28/09/2017
  • Nguyễn Thị Hoa

    Cháu thấy mình có các triệu chứng của bệnh trầm cảm ạ, cháu không muốn vận động, cảm thấy chán ghét mọi người. Cháu sẽ thử gọi cho bác sĩ Phú để được tư vấn ạ. Số điện thoại của cháu là 01685356213

    27/07/2017
  • Lê Thị Tình

    Con gái tôi cũng có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, nhưng gia đình tôi không hề hay biết, lại cho rằng đó là sự thay đổi tâm lý tuổi mới lớn. Chỉ đến khi đọc được bài viết này tôi mới thực sự giật mình. Tôi đã liên hệ với bác sĩ Phú nhờ bác sĩ tư vấn và đưa con đi khám, đúng là cháu bị mắc bệnh trầm cảm nhẹ. Sau khi điều trị cháu đã đỡ hơn rất nhiều, thật hạnh phúc khi thấy lại được nụ cười của con. Cảm ơn bác sĩ Phú

    27/07/2017
Nguyễn Hương Ly(02/10/2019)
Dạo gần đây và ngày trước cháu nhiều lúc không có hứng thú với học , buồn chán dễ cáu gắt, khó chịu bực bội, cảm thấy thất vọng, cháu thường xuyên mất ngủ và toàn 2,3,4h sáng,lúc nào cx thấy mệt mỏi, có khi còn ăn quá nhiều, cảm thấy thất vọng về bản thân từng có ý định nghĩ đến cái chết hay tưởng tượng ra những hình ảnh k tốt đẹp
Tâm (21/03/2019)
Cho em xin số đt bác sĩ Trụ để được tư vấn ạ
Hello Doctor (25/03/2019)
Chào bạn Tâm, bạn có thể gọi đến số 1900 1246 để được thư kí y khoa hỗ trợ nối máy đến bác sĩ Trụ nhé.
Hà quỳnh trang (11/10/2018)
Chào BS, con gái tôi 14 tuổi. Dạo gần đây cháu hay buồn bã, cáu gắt, đôi lúc khóc thầm. Tôi đọc nhật ký thấy cháu đang có vấn đề về tcảm với bạn nam. Trong nhật ký cháu hay nhắc đến vấn đề tự tử, chủ động hỏi tôi về tự sát. Tôi rất lo lắng, có ngồi trò chuyện với con nhưng con ko mở lòng hết. Nhờ BS tư vấn giúp! Cám ơn BS!
Hello Doctor (14/10/2018)
Chào chị, vì con gái chị đã có ý nghĩ về việc tự sát, nên gia đình cần hết sức chú ý đến cháu. Đồng thời, tiếp tục nói chuyện và nếu cần thì nên đưa cháu đến khám với các bác sĩ tâm lý.
nguyễn bảo trân (03/09/2018)
hiện giờ cháu cảm thấy cảm xúc của mình hơi bất thường chỉ một chuyện nhỏ cũng dễ làm cháu xúc động, cháu hay dễ cáu gắt và không muốn ra ngoài giao tiếp với mọi người cho lắm trừ những người bạn thân, dạo này cháu thường ăn rất nhiều và tăng cân ,thường cảm thấy buồn ngủ,dù cháu đã ngủ đủ giấc, thành tích học tập có hơi giảm và có một chức áp lực từ gia đình .mong bác sĩ tư vấn cho chúa liệu cháu có dấu hiệu trầm cảm không ạ cháu hơi lo.
Lan Nguyen (03/08/2018)
Cách đây ko lâu cháu luôn có tâm trạng buồn chán,ủ rũ,có cảm giác như bị mọi người bỏ rơi,ko muốn giao tiếp với những người xung quanh,và thường xuyên ngồi khóc 1 mình mà ko rõ lí do
Xin bác sĩ tư vấn dùm con với a
Xem thêm bình luận

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Cảnh giác với bệnh trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông
Kinh nghiệm - chia sẻ
Chào bác sĩ, em năm nay 18 tuổi, hiện đang là học sinh cấp 3 trường THPT. Vài tháng trước tết, em cảm thấy mình mệt mỏi, chỉ muốn ở trong nhà,...