Cảnh giác với bệnh trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông

Cảnh giác với bệnh trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông

Chào bác sĩ, em năm nay 18 tuổi, hiện đang là học sinh cấp 3 trường THPT. Vài tháng trước tết, em cảm thấy mình mệt mỏi, chỉ muốn ở trong nhà, không muốn giao lưu tiếp xúc với bạn bè và người thân. Sắp tới em còn một kỳ thi quan trọng đó là thi đại học, em thấy mình bị áp lực về việc thi đại học. Em hay học bài đêm khuya, giấc ngủ trung bình của em hằng ngày chỉ có 5 tiếng, có khi 4 tiếng. Gần đây thì em thấy học lực mình càng sa sút, em thật sự buồn, lo lắng cho kỳ thi sắp tới dẫn đến em ngày đêm lo lắng và cố gắng học được nhiều chừng nào tốt chừng đó. Vậy xin bác sĩ tư vấn cho em biết có phải em đang mắc bệnh trầm cảm hay không và những cách điều trị bệnh với ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo như những gì em chia sẻ, chúng tôi cho rằng em có thể đang mắc bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, để kết luận được chính xác em nên đến phòng khám để gặp được bác sĩ tâm lý. Sau đây, chúng tôi chia sẻ một số  thông tin liên quan đến bệnh để em nắm rõ hiểu và biết cách xử lý đúng đắn.

1. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm thường do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu trong gia đình em có người mắc bệnh trầm cảm thì em cũng có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, môi trường xung quanh em và những trải nghiệm trong cuộc sống đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm. Bất kỳ biến cố căng thẳng nào cũng có thể gây ra trầm cảm. Theo thống kê của Hội Tâm thần Trung ương, năm 2016, học sinh cấp 3, sinh viên đại học là nhóm bệnh nhân thường hay mắc Rối loạn Trầm cảm.

Để hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm, em có thể tra cứu thêm thông tin tại bài viết Trầm cảm tuổi thiếu niên.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Một số dấu hiệu của chứng trầm cảm ở học sinh

Mỗi người đều có những triệu chứng trầm cảm khác nhau. Nhìn chung, các cảm giác và triệu chứng tiêu cực là biểu hiện nổi bật của bệnh.

Nếu em bị trầm cảm, em có thể cảm thấy:

  • Buồn
  • Lo lắng
  • Thất vọng
  • Tội lỗi
  • Vô dụng
  • Trống vắng
  • Bất lực
  • Cáu kỉnh
  • Bồn chồn

Em còn có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Không hứng thú với các hoạt động mà bạn đã từng tham gia
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ một thông tin hay kiến thức gì đó hoặc đưa ra một quyết định.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều.
  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Ý nghĩ tự tử hoặc tìm mọi cách để tự tử.
  • Đau, nhức, nhức đầu, chuột rút hoặc các vấn đề về tiêu hóa kéo dài.

Trầm cảm ở tuổi thanh thiếu niên thường xảy ra ở một số trẻ có hành vi gây rối, rối loạn ăn uống hoặc lạm dụng các chất gây nghiện: rượu và ma túy. Các trường hợp này đều làm tăng tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Trầm cảm được chia làm mấy loại khác nhau?

Các dạng trầm cảm thường gặp là:

Rối loạn trầm cảm chính: các triệu chứng thường là vô hiệu hóa và can thiệp vào các hoạt động hàng ngày như học tập, ăn và ngủ. Những người mắc chứng rối loạn này có thể chỉ có một giai đoạn trầm cảm nặng trong cuộc đời của họ. Rối loạn này có thể tái phát lại nhiều lần và thường xuyên hơn.

Rối loạn trầm cảm dai dẳng: thường có mức độ nhẹ và là một dạng trầm cảm mãn tính. Các triệu chứng thường kéo dài trong 2 năm hoặc hơn. Dạng rối loạn này ít nghiêm trọng như rối loạn trầm cảm chính, nhưng nó vẫn tác động tới các hoạt động sống thường ngày. Những người mắc chứng rối loạn này cũng có thể trải qua một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm chính trong suốt cuộc đời của họ.

Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD): một dạng trầm cảm khác thường bắt đầu trong những tháng vào mùa đông khi ngày ngắn đêm dài.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Trầm cảm được ở học sinh THPT được điều trị như thế nào?

Các phương pháp điều trị trầm cảm phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu. Một thử nghiệm lâm sàng được tài trợ bởi NIMH, trên 439 thanh thiếu niên bị trầm cảm nặng cho thấy sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp tâm lý là lựa chọn điều trị hiệu quả nhất. Bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể giúp em tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với mình. Vì vậy, em nên nói với gia đình vấn đề em đang gặp phải để sớm đưa em đến khám với bác sĩ.

5. Khám với bác sĩ như thế nào?

Bước đầu tiên là nói chuyện với cha mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy có thể giúp em đặt cuộc hẹn với bác sĩ tâm lý. Một số cố vấn trường học cũng có thể giúp em có được sự chăm sóc tốt theo yêu cầu.

Bác sĩ tâm lý có thể cho em làm một bài kiểm tra để giúp xác định xem em có bị trầm cảm hay một vấn đề sức khỏe nào khác không. Một số thuốc có thể tạo ra các triệu chứng tương tự như trầm cảm.  

Bác sĩ tâm lý sẽ hỏi em một số câu sau: 

  • Triệu chứng bất thường của bạn?
  • Trước đây có từng mắc bệnh trầm cảm?
  • Gia đình bạn có ai mắc bệnh trầm cảm?
  • Trước đây bạn từng sử dụng những thuốc gì?
  • Bạn có sử dụng rượu và ma túy không?
  • Có bao giờ đã suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử?

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Cách giảm bớt các triệu chứng trầm cảm

- Điều chỉnh nhịp sống của em: tập thể dục hàng ngày, ngủ ít nhất 8 tiếng vào mỗi tối, ăn đủ 3 bữa một ngày, dành thời gian để làm những việc mình yêu thích.

- Dành thời gian để thư giãn: đọc sách, đi bộ, gặp mặt những người bạn thân

- Lập kế hoạch hoạt động hàng ngày, cách này giúp em kiểm soát theo dõi được tâm trạng vào mỗi buổi trong ngày. Thêm vào đó em có thể so sánh những gì bạn dự định làm với những gì thực sự đã làm.

Tham khảo thêm tại Cách phòng chống bệnh trầm cảm.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ:

Trầm cảm không phải là bệnh nan y, hay là bệnh gì khá mắc cỡ. Do đó, em nên cởi mở với người nhà về các cảm xúc tiêu cực của mình. 

Đồng thời, em nên đến khám các Bác sĩ chuyên khoa Tâm lý khám trầm cảm để được chẩn đoán và điều trị sớm hoặc liên hệ phòng khám tâm lý trầm cảm theo số 1900 1246. Như vậy, em mới có thể sớm hồi phục và quay lại với con đường phấn đấu vào Đại học sắp tới.

Chúc em sớm khỏe và đạt được những ước mơ của mình!
 



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Mai Thùy

    Tôi đang rất lo lắng không biết rằng con mình có mắc phải bệnh trầm cảm hay không. Thấy cháu có các biểu hiện như bác sĩ chia sẻ

    12/04/2019
Huyền Trang (12/04/2019)
Dạo gần đây con tôi lúc nào cũng thấy ủ rũ, thờ ơ với mọi việc. Tôi có hỏi nhiều lần những cháu không chịu chia sẻ với tôi. Đã thế ngày càng gầy và càng biếng ăn. Không biết là cháu có đang bị bệnh trầm cảm không ạ.
Hello Doctor (12/04/2019)
Chào bạn Trang, chỉ với các thông tin chị đưa ra thì chưa thể xác định ngay được cháu có đang bị trầm cảm hay không. Tuy nhiên, các biểu hiện như mệt mỏi, buồn bã, thờ ơ mọi việc, chán ăn, giảm cân đều là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Vì vậy, gia đình nên đưa cháu đến gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh cụ thể.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung