Rối loạn đa nhân cách
Bệnh rối loạn đa nhân cách DID là một dạng bệnh tâm thần với các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng như: mất nhận thức về bản thân, tâm lý hay đồng nhất mình với người khác.
Đa nhân cách trong hầu hết các trường hợp là bệnh lý, cần được chăm sóc, điều trị để cuộc sống trở lại bình thường hòa nhập cộng đồng. Vì vậy bạn có thể liên hệ nhanh để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ y tế giúp nhận diện bản thân hoặc người thân có bị bệnh này hay không.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Click vào thông tin mà bạn cần tham khảo:
- Bệnh đa nhân cách là gì
- Triệu chứng bệnh đa nhân cách
- Nguyên nhân bệnh đa nhân cách
- Lời khuyên của bác sĩ Hello Doctor
- Điều trị bệnh đa nhân cách
- Phòng chống bệnh đa nhân cách
- Bác sĩ điều trị
- Chia sẻ của bệnh nhân
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh rối loạn đa nhân cách là gì?
Rối loạn đa nhân cách hay rối loạn tách rời nhận thức (có tên tiếng Anh là Multiple Personality Disorders - MPD hoặc Dissociative Identity Disorder - DID). Bệnh rối loạn đa nhân cách ngoài ra còn được gọi là bệnh tâm lý đa nhân cách hay hội chứng đa nhân cách. Đây là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân, vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hóa mình với người khác. Tuy nhiên sự đồng nhất này không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường họ sẽ đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh rối loạn đa nhân cách phải chịu những diễn biến tâm lý vô cùng phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, thậm chí có những người bị giằng xé cùng một lúc với hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau.
Rối loạn đa nhân cách không nằm trong tổ hợp những bệnh nhân cách như tên gọi của nó, mà nó nằm trong tổ hợp các bệnh có liên quan đến chấn thương tâm lý như: hậu chấn thương tâm lý rối loạn căng thẳng (PTSD), rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD)…
Đa nhân cách PTSD và ASD có cùng một triệu chứng đó là sự tách rời nhận thức. Giống như PTSD là những người gặp chấn thương tâm lý quá nặng, sau đó đôi khi họ bị tách rời ra khỏi hiện thực, trải nghiệm cảm giác sống lại trong ký ức đáng sợ đã làm tổn thương tâm lý họ. Đa nhân cách cũng là sự tách rời khỏi hiện thực nhưng người mắc bệnh sẽ không còn nhớ gì và cũng không biết được mình đã làm những gì trong khoảng thời gian bị tách rời nhận thức đó.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đa nhân cách
Người mắc bệnh rối loạn đa nhân cách thường có các hành vi, cảm xúc khác bất bình thường và những những diễn biến tâm lý phức tạp. Các triệu chứng điển hình mà người mắc bệnh đa nhân cách thường có như sau:
- Có 2 hoặc nhiều hơn 2 trạng thái của các nhân cách thay phiên nhau chi phối người bệnh.
- Các nhân cách hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia đình, xã hội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.
- Khi bị một nhân cách này chi phối, người bệnh có khả năng quên các thông tin quan trọng liên quan đến các nhân cách tiềm ẩn khác, thậm chí không thể xem đó là chứng quên thông thường.
- Các rối loạn về tâm lý này không phải do ảnh hưởng của thuốc hay hóa chất.
Tuy rối loạn đa nhân cách là một căn bệnh rất hiếm gặp, nhưng nếu bạn thấy mình đang có các dấu hiệu của căn bệnh này thì tốt nhất nên đi khám và điều trị sớm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Nguyên nhân của rối loạn đa nhân cách
Hiện tại có rất ít nghiên cứu về nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách. Một số chuyên gia cho rằng các vấn đề từ thời thơ ấu như bị ngược đãi, thiếu cha hoặc mẹ, sao lãng trong việc chăm sóc và bị tổn thương,... là nguyên nhân dẫn đến rối loạn đa nhân cách. Các yếu tố về thần kinh và gen như chấn thương não hay thiếu chất serotonin cũng được cho là một phần nguyên nhân gây ra rối loạn đa nhân cách.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Lời khuyên của bác sĩ Hello Doctor
Có thể bạn sẽ không nhận biết được mình đang mắc bệnh rối loạn đa nhân cách vì bạn không nhớ được những sự kiện xảy ra khi nhân cách khác kiểm soát bạn. Hãy lắng nghe ý kiến của những người xung quanh về tính cách của mình. Nếu bạn thấy những tính cách đó bất đồng với bản thân mình, hoặc bạn có những khoảng trống trong trí nhớ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán điều trị bệnh. Việc điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát hoặc đồng nhất được các nhân cách của mình.
Trong trường hợp bạn hoặc người thân gặp khó khăn khi đi khám và điều trị trực tiếp, bạn có thể sử dụng phương án khám từ xa với các bác sĩ chuyên khoa.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách
Để chẩn đoán bệnh đa nhân cách, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân do gia đình cung cấp cùng bài Test rối loạn đa nhân cách. Từ kết quả sau đánh giá, các bác sĩ của Hello Doctor sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân đang mắc bệnh gì và có phác đồ điều trị hợp lý. Phác đồ điều trị ở mỗi người bệnh là không giống nhau, cần dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ mắc bệnh cũng như phản ứng với điều trị của mỗi người.
Để điều trị chứng rối loạn đa nhân cách các chuyên gia của chúng tôi thường áp dụng một số phương pháp sau:
- Liệu pháp tâm lý: đây là biện pháp chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách. Bác sĩ có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, tâm lý hành vi, phân tâm học... , tùy vào từng người bệnh
- Liệu pháp cộng đồng: là phương pháp giúp người bệnh ý thức được hành vi của họ tác động đến người khác ra sao.
- Sử dụng các loại thuốc: bác sĩ có thể đưa ra một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Lưu ý rằng thuốc không đóng vai trò chính trong việc điều trị căn bệnh này và việc sử dụng thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ. Người bệnh KHÔNG được phép tự ý sử dụng thuốc.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Phòng chống chứng bệnh tâm lý đa nhân cách
Do những nguyên nhân gây ra bệnh còn chưa được làm rõ, dẫn đến những biện pháp phòng tránh bệnh rối loạn đa nhân cách cũng chưa được xác định cụ thể. Nhưng các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, nếu có một lối sống lành mạnh, có một nhân cách mạnh mẽ, biết tiếp nhận và xử lý thông tin một cách thông minh và tỉnh táo thì người ta có thể tự bảo vệ được mình trước chứng rối loạn đa nhân cách.
Để biết thông tin chi tiết hơn, bạn nên đọc:
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Hồi còn nhỏ thì sống nội tâm hay quên kiểu như không nhớ được sáng đã ăn món gì, mất đồ thường xuyên. lớn lên thì đỡ đỡ nhưng lâu tiếp xúc với bạn bè, đồng nghiệp họ nói em đã từng làm cái này cái kia nhưng rõ ràng em không thể nhớ là em đã làm điều đó . ví dụ như: "có lần em bước vào 1 công ty, ai em cũng đều quý mến và tôn trọng, từ từ em kết thân với anh kia làm lâu hơn, xem ảnh như bạn thân của mình. Nhưng 1 hôm quản lý em tường thuật lại câu chuyện là trước khi thân với anh này em đã nói 1 câu xem thường khiến anh đó tổn thương.Nhưng đến bây giờ em vẫn không nhớ là em có nói câu đó."
Em cũng có đọc qua "tâm thần phân liệt" cũng giống em lúc còn đi học THCS, em chỉ đang thấy lo lắng mong bác sĩ cho em lời khuyên