Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng và các dấu hiệu nhận biết

Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng là dạng phổ biến nhất của bệnh tâm thần phân liệt, một loại rối loạn thần kinh mãn tính. Do đó, rối loạn này còn được gọi một cách ngắn gọn là tâm thần phân liệt.
Cùng xem các chuyên gia Hello Doctor chia sẻ về bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng như thế nào nhé.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng là gì?
Năm 2013, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ công nhận rằng chứng hoang tưởng là một trong những triệu chứng dương tính của tâm thần phân liệt, chứ không phải là một tình trạng riêng biệt. Người ta vẫn quen dùng thuật ngữ tâm thần phân liệt hoang tưởng vì nó đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ.
Nếu bạn mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt, bạn khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa thực tế và tưởng tượng. Đồng thời, các triệu chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cách bạn nhận thức và tương tác với thế giới.
Không phải ai mắc bệnh tâm thần phân liệt cũng có triệu chứng hoang tưởng. Tuy nhiên, hoang tưởng là một triệu chứng điển hình. Việc nhận ra các triệu chứng ban đầu của bệnh để có thể nhanh chóng điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn là rất quan trọng.
Để hiểu rõ hơn những thông tin trên, bạn nên tham khảo thêm các thông tin cụ thể hơn về căn bệnh này, xem thông tin tại:
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng
Các triệu chứng của tâm thần phân liệt được chia làm ba phương diện: dương tính (positive symptoms), âm tính (negative symptoms), rối loạn tổ chức. Thuật ngữ triệu chứng dương tính là để chị sự hiện diện của phản ứng khác thường (ví dụ như ảo tưởng, ảo giác). Còn triệu chứng âm tính là chỉ về sự khuyết thiếu phản ứng đặc thù (ví dụ như cảm xúc, ngôn ngữ, động lực) mà đáng ra họ nên có.
Ảo tưởng
Ảo tưởng là những niềm tin cực đoan không đúng sự thật. Có rất nhiều loại ảo tưởng khác nhau. Một số loại phổ biến hơn bao gồm:
- Ảo tưởng về việc kiểm soát: tin rằng bạn đang bị kiểm soát bởi các lực lượng bên ngoài, chẳng hạn như chính phủ hoặc người ngoài hành tinh.
- Ảo tưởng về bản thân: tin rằng bạn có những khả năng dị thường, sự giàu có hay tầm quan trọng đặc biệt.
- Ảo tưởng về sự hãm hại: tin rằng tất cả mọi người (hoặc một người nào đó) sẽ làm hại bạn.
- Ảo tưởng liên quan đến một vật: tin rằng một vật gì đó đã được tạo ra cho riêng cho bạn.
Khoảng 90% những người bị tâm thần phân liệt có chứng ảo tưởng. Mỗi người sẽ có một loại ảo tưởng khác nhau.
Để hiểu rõ hơn về ảo tưởng, bạn có thể xem tại bài viết Chứng ảo tưởng được chia sẻ bởi bác sĩ Tuân.
Ảo giác
Ảo giác là những thứ mà bạn nhận thức là thật nhưng thực sự không tồn tại. Nghe thấy các giọng nói là ảo giác phổ biến nhất trong tâm thần phân liệt hoang tưởng. Những giọng nói thậm chí có thể giống với giọng của những người mà bạn biết. Các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn bị cô lập khỏi những người khác.
Xem thông tin cụ thể hơn vể ảo giác trong bài viết Chứng ảo giác được chia sẻ bởi bác sĩ Tuân.
Ngôn ngữ vô tổ chức
Nếu bạn mắc bệnh tâm thần phân liệt, bạn có thể lặp đi lặp lại từ hoặc cụm từ nào đó, hoặc nói chuyện không có đầu đuôi. Bạn thậm chí có thể tạo những từ chỉ riêng bạn hiểu. Triệu chứng này là do sự khó khăn khi tập trung, thường xảy ra ở người tâm thần phân liệt.
Ngôn ngữ vô tổ chức trong rối loạn này không giống như chứng suy giảm ngôn ngữ.
Hành vi vô tổ chức
Hành vi vô tổ chức nghĩa là không có khả năng kiểm soát hành vi của bản thân trong nhiều hoàn cảnh, chẳng hạn như ở nhà và nơi làm việc. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến công việc, đời sống xã hội và cuộc sống gia đình.
Triệu chứng âm tính
Các triệu chứng âm tính liên quan đến việc thiếu các hành vi thường gặp ở những người bị tâm thần phân liệt. Ví dụ, các triệu chứng âm tính bao gồm:
- Lãnh cảm, thiếu nhiệt tình trong mọi hoạt động
- Không có cảm xúc
- Biểu hiện đờ đẫn
- Không quan tâm đến bất cứ thứ gì
Suy nghĩ tự tử
Những tư tưởng và có hành vi tự sát là một triệu chứng phổ biến của bệnh tâm thần phân liệt. Chúng thường xuyên xảy ra trong các trường hợp không được điều trị. Nếu bạn hoặc người mà bạn biết đang có suy nghĩ tự tử hoặc tự gây hại, hãy gọi ngay cho các dịch vụ sức khỏe khẩn cấp tại địa phương. Họ có thể hướng dẫn bạn đến một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần để nhận giúp đỡ. Xem thêm thông tin về triệu chứng này Tại đây.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
3. Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng vẫn chưa được xác định. Bệnh tâm thần phân liệt có tính gia đình, do đó có khả năng rối loạn này là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thành viên trong gia đình có người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt sẽ phát triển tình trạng này. Và không phải ai có bệnh tâm thần phân liệt cũng có các triệu chứng hoang tưởng.
Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Bất thường ở não
- Thời thơ ấu bị lạm dụng
- Có mức oxy thấp khi mới sinh
- Ly thân hoặc mất cha mẹ khi còn trẻ
- Phơi nhiễm virus trong giai đoạn trứng non hoặc trước khi được sinh ra
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
4. Bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán tâm thần phân liệt đòi hỏi một loạt các xét nghiệm và đánh giá. Bác sĩ sẽ xem xét:
- Công thức máu và các kết quả xét nghiệm y khoa khác
- Tiền sử bệnh
- Kết quả kiểm tra thần kinh
- Kết quả kiểm tra thể chất
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu đánh giá về tâm thần. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mắc bệnh này nếu bạn có ít nhất hai triệu chứng chính trong vòng một tháng trước. Những triệu chứng này phải nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
5. Các biến chứng của bệnh tâm thần phân liệt có thể xảy ra
Những người bệnh tuân thủ điều trị sẽ có những cải thiện rõ rệt, mất hẳn các triệu chứng nhẹ. Điều trị suốt đời là cần thiết để ngăn ngừa các tình trạng khác liên quan đến rối loạn xảy ra, chẳng hạn như:
- Nghiện rượu
- Rối loạn lo âu (Xem thêm thông tin về bệnh tại đây)
- Trầm cảm (Xem thêm thông tin về bệnh tại đây)
- Nghiện ma túy
- Làm hại bản thân
- Tự tử
Bệnh tâm thần phân liệt nếu không điều trị có thể trở thành một vấn đề lớn. Trong nhiều trường hợp nặng, những người không đi điều trị có nguy cơ trở nên vô gia cư và thất nghiệp. Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh giỏi để được hỗ trợ tư vấn và điều trị hội chứng hoang tưởng theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 20 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nội trú Phạm Trần Thành Nghiệp
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 6 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Văn Dương
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Xanh Pôn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 14 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Nam khoa, Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 16 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Tâm Lý Gia Nguyễn Thị Diệu Huyền
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Hello Doctor
Kinh nghiệm: 10 năm
Vị trí: Chuyên gia

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Như Thanh Trâm
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 5 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai
Kinh nghiệm: 10 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Thiên Hưng
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 4 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi