Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở người nhiễm HIV

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở người nhiễm HIV

Trước khi phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe thực thể, người có kết quả dương tính với HIV còn phải trải qua nhiều vấn đề về tâm lý. Một trong những căn bệnh tâm lý mà người mắc bệnh HIV thường hay gặp phải đó là trầm cảm.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một trường hợp điển hình mà chúng tôi đã gặp dưới đây.

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Xin chào bác sĩ, gia đình tôi có người nhà dương tính với HIV và đang uống ARV đều đặn, dạo gần đây cháu đột nhiên thay đổi tính tình, ít hứng thú với công việc hơn trước, thường hay phiền muộn, ngủ nhiều hơn trước (có khi dậy trễ làm ảnh hưởng đến công việc), hay tự trách bản thân mỗi một việc làm sai và có cả ý định tự sát. Xin hỏi liệu cháu có đang thực sự gặp vấn đề về tâm lý hay không? 

Và lời khuyên để giúp cháu vượt qua giai đoạn khó khăn này, chân thành cám ơn.

Trả lời:

Chào bạn, trước hết xin cám ơn bạn vì đã gửi câu hỏi đến Hello Doctor. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số lời giải đáp như sau:

1. Nhận biết bệnh trầm cảm ở người nhiễm HIV

Dựa trên những biểu hiện bạn đã mô tả, rất có thể người này đã có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Và với các trường hợp dương tính với HIV, chuyện phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân ổn định trạng thái tâm lý theo hướng tích cực. Từ đó khiến bệnh nhân sống vui khỏe và có thể kéo dài tuổi thọ của mình. Nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ về bệnh trầm cảm, bạn có thể tra cứu đầy đủ thông tin về bệnh trong bài viết Bệnh trầm cảm là gì.

Về chẩn đoán trầm cảm: Một bệnh nhân được chẩn đoán về tình trạng rối loạn khí sắc (mood disturbance) theo DSM 5 sẽ có 3 tiêu chuẩn [A, B, C] 

Tiêu chuẩn A

Có từ 5/9  triệu chứng tiêu chuẩn và thời gian xuất hiện phải từ hai tuần trở lên. Cụ thể là:

Có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chính sau:

  • Khí sắc trầm lan tỏa.
  • Thường xuyên mất hứng thú, mất cảm giác hài lòng.

Có ít nhất 4 trong 8 triệu chứng phụ sau:

  • Thay đổi cân nặng đáng kể (từ 5% trở lên).
  • Rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều hơn hay ít đi so với trước).
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
  • Có cảm giác tội lỗi, cho mình là vô dụng.
  • Giảm tập trung ,chú ý.
  • Có ý định, suy nghĩ tự sát.

Tiêu chuẩn B

Các tiêu chuẩn trên gây tác động tiêu cực đến người bệnh, cũng như công việc hiện tại

Tiêu chuẩn C

Tình trạng trên không do tình trạng bệnh lý, thuốc men hay các loại thuốc khác gây ra

Trong trường hợp của người thân bạn, có 6/9 triệu chứng tính theo tiêu chuẩn A như đã đề cập, thỏa mãn cả tiêu chuẩn B (ảnh hưởng đến công việc hiện tại). Với tiêu chí C, do bệnh nhân vẫn đang sử dụng ARV nên cần theo dõi thêm để biết chắc rằng bệnh nhân có trầm cảm do thuốc hay không. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm về Tác dụng phụ của thuốc ARV.

>> Có thể bạn quan tâm: Thuốc chống phơi nhiễm HIV có lợi ích gì? 7 bước xử lí sau phơi nhiễm HIV.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Điều trị bệnh trầm cảm ở người HIV có điều gì cần lưu ý?

Về điều trị bệnh trầm cảm:

Nếu người thân bạn được chẩn đoán đang trong giai đoạn trầm cảm, việc ổn định khí sắc bằng cách sử dụng thuốc uống là hoàn toàn có thể.

Hai loại thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm bao gồm thuốc chống trầm cảm (chẳng hạn như SSRIs, SNRIs, MAOIs) và thuốc ổn định khí sắc (đơn cử như Lithium)

Việc mua và dùng thuốc phải có sự đồng ý và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng.

Ngoài ra, liệu pháp tâm lý với chuyên gia cũng góp phần hỗ trợ điều trị cho người bệnh.

Để rõ hơn về các phương pháp điều trị, bạn có thể xem đầy đủ thông tin tại:

3. Gia đình nên hỗ trợ bệnh nhân như thế nào? 

Việc chăm sóc và hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân là điều rất cần thiết. Khi giao tiếp, chúng ta nên hạn chế gây kích động cho bệnh nhân trong thời gian này. Hãy tạo cảm giác thoải mái, tránh nhắc đến các vấn đề nhạy cảm về tình trạng bệnh nếu không thật sự cần thiết trong các cuộc trò chuyện, và lắng nghe điều họ muốn nói.

Nên đưa bệnh nhân đi khám ở các phòng khám chuyên khoa tâm lý, đặc biệt ở người dương tính với HIV để có được sự chăm sóc tốt nhất.

Ngoài ra, nên hỗ trợ về mặt dinh dưỡng hằng ngày, nghỉ ngơi, vận động điều độ sẽ phần nào cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bạn có thể tham khảo thêm:

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Phải làm sao khi triệu chứng trầm cảm có dấu hiệu trầm trọng hơn?

Hành động quá khích hay các dấu hiệu của trầm cảm trầm trọng hơn trong thời gian này là điều nên tránh.

Nếu bệnh nhân có hành vi quá khích (đặc biệt là ý định tự sát hay dùng kim tiêm họ đả sử dụng gây thương tích cho người khác), gia đình cần ngay lập tức trấn an hoặc khống chế kịp thời. Liên lạc ngay với các cơ sở y tế, phòng khám có chuyên Khoa Tâm thân có hỗ trợ cho người dương tính với HIV để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp.

Tóm lại:

  • Trầm cảm hoàn toàn có thể phát hiện và điều trị ổn định cho bệnh nhân.
  • Phát hiện sớm là chìa khóa giúp bệnh nhân cân bằng lại trạng thái tâm lý ổn định, đặc biệt ở bệnh nhân có kèm HIV.
  • Điều trị thuốc đối với bệnh trầm càm là chủ yếu.
  • Hỗ trợ từ người thân góp phần lớn cho bệnh nhân vượt qua giai đoạn này.

Liên hệ đến số phòng khám Hello Doctor theo số 1900 1246 để được tư vấn thêm, tại đây chúng tôi có nhiều bác sĩ đến từ nhiều chuyên khoa khác nhau điển hình là chuyên khoa tâm lýkhoa truyền nhiễm sẽ tư vấn và điều trị tốt cho bạn



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Ngọc Anh

    Anh trai tôi từ khi biết mình dương tính HIV thì như người mất hồn vậy. Gia đình không biết phải làm thế nào với anh ấy cả.

    13/04/2019
Tố Uyên (13/04/2019)
Tôi bị lây nhiễm HIV từ chồng mình, giờ đây tôi thấy cả cuộc đời mình chấm hết, tôi không thể nào ngừng khóc và nghĩ đến cái chết. Tôi gần như không thể ngủ và không thiết ăn uống. Bác sĩ ơi, tôi phải làm sao đây.
Hello Doctor (13/04/2019)
Chào bạn Uyên. bạn không nên quá bi quan như vậy. Hãy nghĩ đơn giản rằng căn bệnh này cũng chỉ là một căn bệnh cần phải điều trị lâu dài. Chỉ cần bạn cố gắng điều trị cùng thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm, chúng tôi tin rằng bạn sẽ có cuộc sống hoàn toàn bình thường như bao người khác.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung