Rối loạn thần kinh tự chủ
Hệ thần kinh tự chủ (autonomic nervous system) còn gọi là hệ thần kinh thực vật, làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hoà các quá trình hoạt động bên trong cơ thể. Rối loạn hệ thần kinh tự chủ xảy ra khi hệ thần kinh tự chủ bị tổn thương.
Rối loạn thần kinh tự chủ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Hãy liên hệ số hotline của bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hiệu quả 0886006167
1. Bệnh rối loạn thần kinh tự chủ là gì?
2. Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh tự chủ
3. Tác hại của bệnh rối loạn thần kinh tự chủ
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thần kinh tự chủ
5. Điều trị bệnh rối loạn thần kinh tự chủ
6. Phòng chống bệnh rối loạn thần kinh tự chủ
1. Bệnh rối loạn thần kinh tự chủ - rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Rối loạn thần kinh tự chủ là tình trạng dây thần kinh kiểm soát chức năng tự chủ của cơ thể bị hư hại, gây ra ảnh hưởng đến huyết áp, kiểm soát thân nhiệt, quá trình tiêu hóa, chức năng của bàng quang và thậm chí tình dục.
Rối loạn thần kinh tự chủ hay rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa... Đây không phải là một bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động của hệ thần kinh tự chủ. Bệnh làm giảm khả năng hoạt động hoặc gây ra những bất thường của một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể.
Tiểu đường là nguyên nhân thường gặp gây ra rối loạn thần kinh tự chủ, ngoài ra còn có những vấn đề sức khỏe khác – bao gồm cả nhiễm trùng. Một số thuốc cũng gây hư hại dây thần kinh. Triệu chứng và điều trị phụ thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh tự chủ
Rối loạn thần kinh tự chủ khiến cơ thể không kiểm soát được với nhiều biểu hiện như: khó thở, nhịp thở nhanh, nông hoặc chậm; rối loạn chức năng của ruột, bàng quang và khả năng sinh dục. Cơ thể xuất hiện các phản xạ thực vật ngoài da: dấu hiệu vẽ da nổi, vẽ da phản xạ, phản xạ dựng lông ở da. Hoặc tình trạng phản xạ ở tim mạch: phản xạ mắt-tim (phản xạ Aschner), nghiệm pháp đứng nằm.
Biểu hiện của rối loạn thần kinh tự chủ thường thấy là hội chứng rối loạn thần kinh tự chủ ở vỏ não, có những biểu hiện như chân tay lạnh, mạch nhanh, đau ngực, khó thở. Giảm tiết nước bọt, di tinh, táo bón… khiến bạn lầm tưởng với các triệu chứng bệnh lý thông thường.
Ngoài ra, hội chứng gian não (điển hình là cơn động kinh gian não) là triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ tác động ở trung khu thần kinh tự chủ quan trọng như: tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, nội tiết và giấc ngủ. Nếu tổn thương gian não, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn động kinh gian não:
- Tiền triệu: Đau đầu, thay đổi tính tình, dễ kích thích, chán ăn, xuất hiện một vài giờ đến một vài ngày trước đó.
- Khởi đầu: sợ hãi, lo âu, cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị và ngáp vặt.
- Toàn phát: thời gian kéo dài từ vài phút đến vài giờ, rét run, nổi gai ốc, mặt tái nhợt hay đỏ bừng, khó thở, tăng huyết áp, mạch nhanh, giãn đồng tử, chóng mặt, ù tai và mệt mỏi.
- Cuối cơn: vã mồ hôi, rối loạn tiểu tiện, đôi khi rối loạn tiêu hoá… Điện não có sóng chậm, nhọn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Rối loạn thần kinh tự chủ khiến cơ thể không kiểm soát được với nhiều biểu hiện như: khó thở, nhịp thở nhanh...
Khi nào cần gặp bác sĩ
Thăm khám ngay khi bắt đầu triệu chứng của rối loạn thần kinh tự chủ, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn mắc tiểu đường type 2 thì bạn nên theo dõi rối loạn thần kinh tự chủ thường niên. Ở những bệnh nhân mắc tiểu đường type 1, khuyến cáo nên theo dõi 05 năm sau khi phát hiện bệnh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Tác hại của bệnh rối loạn thần kinh tự chủ - rối loạn thần kinh thực vật
Bệnh rối loạn thần kinh tự chủ gây ra nhiều những triệu chứng khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thần kinh tự chủ - rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh tự chủ có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch, thương tổn các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh; do sự tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư. Sau đây là các nguyên nhân chính:
- Theo các nghiên cứu bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh tự chủ.
- Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc do xạ trị.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc tim mạch.
- Bệnh mạn tính như bệnh Parkinson.
- Một số bệnh truyền nhiễm: do virut và vi khuẩn, như ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu...
- Rối loạn di truyền.
- Rối loạn tâm sinh lý: các sang chấn tinh thần, thủ dâm quá nhiều ở cả nam và nữ...
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Yếu tố nguy cơ gây bệnh rối loạn thần kinh tự chủ - rối loạn thần kinh thực vật
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tự chủ bao gồm:
Tiểu đường: đặc biệt khi tiểu đường khó kiểm soát làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tự chủ và gây hư hại một số dây thần kinh. Bệnh nhân có tiểu đường kèm thừa cân, cao huyết áp hoặc mỡ máu cao cũng có nguy cơ cao.
Những bệnh khác: tác dụng phụ của một số thuốc khi điều trị các bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tự chủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Phương pháp điều trị bệnh rối loạn thần kinh tự chủ - rối loạn thần kinh thực vật
Chuẩn bị trước khi đi khám
Nếu bạn có tiểu đường, bạn nên khám chuyên khoa nội tiết. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia thần kinh.
Bạn cần khám những chuyên khoa khác như tim mạch nếu bạn có vấn đề huyết áp, tiêu hóa khi có vấn đề đường tiêu hóa.
Bạn nên chuẩn bị những gì?(Tất cả các câu hỏi này dành cho bác sĩ khi khám trực tiếp)
- Hỏi xem có phải làm bất kỳ xét nghiệm nào trước không: ví dụ như thử đường huyết phải nhịn ăn sáng.
- Liệt kê tất cả triệu chứng bạn trải qua: ngay cả những triệu chứng không liên quan.
- Liệt kê các thuốc đã dùng: vitamin, thực phẩm chức năng.
- Nhờ người thân hoặc bạn bè đi cùng: nhờ ai đó đi cùng sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin thăm khám giữa bạn và bác sĩ.
- Liệt kê các câu hỏi cần thiết
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Chẩn đoán
Rối loạn thần kinh tự chủ là biến chứng của nhiều bệnh, nên làm xét nghiệm nào là phụ thuộc vào triệu chứng và yếu tố nguy cơ.
Bạn có yếu tố nguy cơ
Bạn có vấn đề làm gia tăng nguy cơ rối loạn thần kinh tự chủ như tiểu đường, bác sĩ sẽ không cần cho làm thêm kiểm tra nào khác, mà bác sĩ sẽ khám và hỏi các triệu chứng của bạn. Nếu bạn trải qua điều trị ung thư, bác sĩ sẽ tầm soát dấu hiệu rối loạn thần kinh tự chủ.
Bạn không có yếu tố nguy cơ
Nếu bạn có triệu chứng rối loạn thần kinh tự chủ, nhưng không có yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ xem lại tiền sử y khoa, đánh giá các triệu chứng, thăm khám.
Bác sĩ sẽ làm một số kiểm tra:
- Kiểm tra hô hấp: kiểm tra này đánh giá nhịp tim và huyết áp của bạn đáp ứng với các bài tập thể dục như thế nào.
- Nghiệm pháp bàn nghiêng: giúp đánh giá sự thay đổi của huyết áp và nhịp tim khi thay đổi tư thế.
- Kiểm tra đường tiêu hóa: do bác sĩ chuyên về rối loạn tiêu hóa thực hiện.
- Kiểm tra phản ứng của dây thần kinh: đánh giá cách dây thần kinh điều chỉnh tuyến mồ hôi phản ứng lại với kích thích.
- Kiểm tra điều chỉnh của tuyến mồ hôi: bạn sẽ được phủ một lớp bột, bột sẽ đổi màu khi bạn tiết mồ hôi.
- Kiểm tra chức năng hệ tiết niệu.
- Siêu âm: nếu bạn có triệu chứng liên quan tới bàng quang, bác sĩ sẽ dùng siêu âm kiểm tra bàng quang và các phần khác của đường tiểu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Điều trị
Điều trị rối loạn thần kinh tự chủ chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị triệt để nhằm thiết lập sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm. Tuy nhiên, đến nay, hầu như các chuyên gia y tế mới chỉ điều trị triệu chứng.
Điều trị rối loạn thần kinh tự chủ bao gồm:
- Điều trị cơ bản: mục tiêu đầu tiên là kiểm soát được bệnh và các vấn đề làm hư hại dây thần kinh. Nếu bạn có tiểu đường, cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết để ngừa chứng rối loạn thần kinh tự chủ tiến triển.
- Kiểm soát các triệu chứng đặc hiệu: một số phương pháp giúp giảm triệu chứng của rối loạn, chủ yếu dựa vào phần cơ thể có dây thần kinh bị hư hại.
Các thuốc thường dùng để điều trị rối loạn thần kinh tự chủ gồm: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ và những rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh nhu động ruột; thuốc điều chỉnh cơ thắt bàng quang để chữa rối loạn tiểu tiện; thuốc tim mạch; thuốc làm giảm tiết mồ hôi,...
Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu: xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho kết quả điều trị cao hơn và nhanh khỏi hơn.
Triệu chứng đường tiêu hóa
Bác sĩ khuyến cáo:
- Chế độ ăn thích hợp: cần tăng thêm thức ăn có chất khoáng và nước.
- Dùng thuốc giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh: có tác dụng tăng hấp thu thức ăn, thỉnh thoảng các thuốc này cũng gây tình trạng uể oải.
- Dùng thuốc giảm táo bón: tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Dùng thuốc giảm tiêu chảy: men vi sinh giúp kiểm soát tiêu chảy bằng cách ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong đường ruột.
- Chống trầm cảm: giúp điều trị đau bụng do thần kinh. Các thuốc này làm khô miệng và bí tiểu.
Triệu chứng đường tiểu
Bác sĩ có thể đề nghị:
- Tập bàng quang: uống nước và đi tiểu theo giờ để tăng dung tích bàng quang.
- Thuốc giúp làm trống bàng quang: thuốc này giúp làm trống bàng quang hoàn toàn.
- Đặt ống thông tiểu: đặt ống thông tiểu để xả hết nước tiểu trong bàng quang.
- Thuốc giúp giảm hoạt động quá mức của bàng quang: tác dụng phụ của các thuốc này là khô miệng, đau đầu, uể oải, táo bón, đau bụng.
Rối loạn giới tính
Ở nam giới có rối loạn tình dục, bác sĩ khuyến cáo:
- Thuốc cường dương: giúp tráng dương, duy trì cương dương. Nếu có tiền sử bệnh tim, loạn nhịp, đột quỵ, cao huyết áp nên đọc khuyến cáo khi sử dụng.
- Dùng bơm: sử dụng bơm tay bơm máu vào dương vật, dùng một dụng cụ để giữ máu nằm trong dương vật, duy trì tình trạng cương trong vòng 30 phút.
Ở nữ giới có triệu chứng liên quan giới tính, bác sĩ khuyến cáo:
- Dùng chất bôi trơn âm đạo: chất bôi trơn làm giảm tình trạng khô ráp, làm cho giao hợp trở nên dễ dàng hơn.
Triệu chứng tim mạch và huyết áp
Rối loạn thần kinh tự chủ gây ra vô số vấn đề về nhịp tim và huyết áp. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc:
- Thuốc giúp nâng huyết áp: nếu bạn cảm thấy uể oải hoặc choáng váng khi bạn đứng, bác sĩ gợi ý bạn một loại thuốc, thuốc này giúp lưu lại muối trong cơ thể, giúp điều chỉnh huyết áp.
- Thuốc giúp điều chỉnh nhịp tim: các thuốc chẹn beta giúp điều chỉnh nhịp tim.
- Chế độ nhiều muối, nhiều nước: nếu huyết áp tụt khi bạn đứng, nên chỉnh chế độ nhiều muối, nhiều nước để duy trì huyết áp.
Vã mồ hôi
Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều, bác sĩ sẽ đề nghị:
- Thuốc giảm tiết mồ hôi: tác dụng phụ của các thuốc này là tiêu chảy, khô miệng, bí tiểu...
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
Thay đổi lối sống
Đương đầu với các vấn đề phát sinh từ bệnh là một thử thách. Dưới đây là một số đề nghị giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn:
- Đặt ra các ưu tiên: hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, chủ động nhưng không quá manh động.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân: có nhiều sự hỗ trợ cộng với thái độ tích cực giúp bạn đương đầu khá tốt.
- Nói chuyện với chuyên gia: yếu sinh lý, bất lực là biến chứng của rối loạn thần kinh tự chủ. Nói chuyện với chuyên gia để tìm các điều trị có thể.
- Xem xét tham gia các nhóm hỗ trợ: hỏi bác sĩ hay tìm hiểu về các nhóm hỗ trợ, các nhóm này có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức họ trải qua.
Biện pháp khắc phục
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột: đứng dậy chậm để giảm choáng. Ngồi tại giường, thả lỏng chân vài phút trước khi rời khỏi giường.
- Nâng đầu giường: nếu bạn có huyết áp thấp, nên nâng cao đầu giường.
- Chế độ ăn uống: chia ra nhiều bữa nhỏ, tăng cường uống nước, ăn ít béo, ăn thức ăn nhiều khoáng.
- Kiểm soát tiểu đường: cố gắng giữ đường huyết của bạn ở giới hạn bình thường, kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết để giảm triệu chứng và ngăn ngừa phát sinh các vấn đề khác.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Phòng chống bệnh rối loạn thần kinh tự chủ
Các bệnh di truyền tiềm ẩn nguy cơ phát triển rối loạn thần kinh tự chủ khó có thể ngăn ngừa, bạn có thể làm chậm quá trình tiến triển của các triệu chứng bằng cách chăm sức khỏe toàn diện thật tốt.
Để phòng chống bệnh rối loạn thần kinh tự chủ, bạn cần:
- Suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và lối sống lành mạnh, từ bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc...
- Bạn có thể tập hít thở sâu; xoa vùng trên rốn hàng ngày
- Bệnh do tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống bệnh trầm cảm và một số thuốc tim mạch nên bệnh nhân và người khỏe mạnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhiễm virut và vi khuẩn cũng gây rối loạn thần kinh tự chủ nên mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với đồ vật, sau khi lao động; đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng; luôn thực hiện ăn chín uống sôi.
- Tránh các sang chấn tinh thần; không nên thủ dâm quá nhiều..
Tuân thủ lời khuyên bác sĩ:
- Kiểm soát đường huyết.
- Điều trị nếu bạn nghiện rượu.
- Điều trị thích hợp với các bệnh tự miễn.
- Từng bước kiểm soát cao huyết áp.
- Duy trì cân nặng lý tưởng.
- Ngưng thuốc lá.
- Tập thể dục thường xuyên.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Nhằm điều trị bệnh rối loạn thần kinh tự chủ, bạn cần tìm đến bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp. Để đặt khám, vui lòng liên hệ các bác sĩ Hello Doctor qua số điện thoại 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Xin trân trọng cám ơn bác sĩ
chào bác sĩ be cháu lúc 5 tháng thì do cháu cho bé bơi bằng nược lạnh trong khi bé không ngủ được, sau đó đầu cháu nhìn nghiêng 1 bên ,tay chân 1 bên đơ ra không chơi gì cả (có lần bên tay này có lần bên tay khác), cháu cho bé đi khám siêu âm thóp, xét nghiệm máu và đo điện não thì cháu không bị gì, bác sĩ bảo không sao nhưng tình trạng này cứ thỉng thoảng xuất hiện khi cháu không vừa ý hay cáu gì đó, nhưng 2,3 bữa là hết, được 1 năm cháu cho bé đi khám b.sỉ cho chụp MRI cũng không thấy bị gi , b.sĩ nói là theo dõi và ko cho uống thuốc như vậy con cháu có phải đo bị RLTKTV ko ahj???và lúc cháu bị như thế thì tiểu rất nhiều lần a???mong bác sĩ tư vấn giúp chá