Rối loạn sử dụng rượu

Rối loạn sử dụng rượu

Rối loạn sử dụng rượu có thể là cái tên xa lạ đối với nhiều người, nhưng trong thực tế lại đang có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

1. Rối loạn sử dụng rượu là gì

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn sử dụng rượu

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn sử dụng rượu

4. Biến chứng của bệnh rối loạn sử dụng rượu

5. Điều trị của bệnh rối loạn sử dụng

6. Phòng chống của bệnh rối loạn sử dụng

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh rối loạn sử dụng rượu là gì?

Rối loạn sử dụng rượu (bao gồm cả mức độ nghiện rượu) – tên tiếng Anh là Alcohol use disorder - có liên quan đến vấn đề kiểm soát thói quen uống rượu mỗi khi rảnh, và cứ tiếp tục dùng rượu ngay cả khi biết rượu ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ.

Việc sử dụng các chất cồn không hiệu quả dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây ra những bệnh lý liên quan đến rượu. Nó cũng bao gồm cả thói quen nhậu say sưa - là tình trạnh một người nam giới tiêu thụ 5 ly rượu hoặc nhiều hơn trong vòng 2 giờ đồng hồ hoặc ở nữ giới ít nhất là 4 ly rượu trong 2 giờ đồng hồ. Nghiện rượu hay chè chén thường xuyên có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Nếu thói quen uống rượu của bạn dẫn đến những lo lắng và khó khăn trong cuộc sống thì bạn hầu như đã mắc chứng rối loạn sử dụng rượu. Và bệnh có thể từ mức độ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, thậm chí những trường hợp nhẹ có thể diễn tiến nặng đến nghiêm trọng, do đó việc điều trị bệnh sớm rất quan trọng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh rối loạn sử dụng rượu

Rối loạn sử dụng rượu có thể nhẹ, trung bình hay nặng tuỳ thuộc vào số lượng các triệu chứng mà bạn đang mắc. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Không thể giới hạn lượng rượu uống vào
  • Rất muốn kiềm chế hay giảm lượng rượu nhưng bất thành, không làm được
  • Dành nhiều thời gian chè chén, uống rượu hay mất khoảng thời gian dài để tỉnh táo sau cơn say rượu
  • Thèm khát được uống rượu
  • Không làm tròn trách nhiệm trong công việc, trong học tập hay việc gia đình do tốn thời gian cho việc nhậu nhẹt
  • Tiếp tục mải mê uống rượu dù bạn biết chúng sẽ gây ra những bệnh lý thực thể hay các vấn đề khác
  • Dễ chán nản, từ bỏ các hoạt động xã hội và trong công việc hay giải trí
  • Uống rượu bia ngay cả trong những tình huống không an toàn như đang lái xe hoặc đang bơi
  • Trải qua những triệu chứng như buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi và run rẩy

Triệu chứng của bệnh rối loạn sử dụng rượu

Rối loạn sử dụng rượu có thể trải qua những đợt độc rượu và triệu chứng cai rượu:

  • Độc rượu là hậu quả của việc có một lượng lớn chất cồn trong máu của bạn. Nồng độ cồn càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ càng tăng. Độc do rượu có thể gây ra những rối loạn hành vi và tâm lí, bao gồm những hành vi không phù hợp, tâm trạng không ổn định, nói chuyện líu nhíu không rõ, nhận thức hay trí nhớ không chính xác, khả năng thu xếp kém. Bạn có thể trải qua những đợt mất trí nhớ ngắn hạn, khi mà bạn không nhớ về những sự việc gần đây. Và nồng độ chất cồn quá cao có thể dẫn đến hôn mê hoặc thạm chí tử vong.
  • Cai rượu xảy ra khi bạn đang sử dụng một lượng lớn, kéo dài hay nghiện rượu và sau đó đột ngột dừng uống rượu hay giảm hẳn. Các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài giờ hay 4-5 ngày sau khi bắt đầu cai rượu, gồm đổ mồ hôi, tim đập nhanh, run tay, khó ngủ, buồn nôn và nôn, ảo giác, bồn chồn kích động, lo lắng và thỉnh thoảng co giật. Các triệu chứng này có thể nặng và dẫn đến mất rối loạn chức năng vận động và làm việc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy thỉnh thoảng uống rượu gây ảnh hưởng cho bạn, hoặc khi người nhà lo lắng về việc uống rượu của bạn thì khi ấy bạn nên đến khám bác sĩ. Hoặc bạn có thể tìm đến những nhà trị liệu tâm lí hay những nhóm giúp khắc phục việc 

Bởi vì người nghiện rượu thường có khuynh hướng phủ nhận nên họ thường cảm thấy thói quen uống rượu của bản thân không có vấn đề gì. Và họ thường không nhận thức được số lượng rượu đã uống cũng như các ảnh hưởng xấu mà rượu có thể đem lại. Hãy lắng nghe người thân, bạn bè và đồng nghiệp khi họ khuyên bạn cần kiểm tra thói quen uống rượu, đi khám bác sĩ để được giúp đỡ. Bạn có thể cân nhắc việc tham khảo ý kiến của người đã từng bị nghiện rượu nhưng đã cai thành công.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn sử dụng rượu

Các yếu tố di truyền, tâm lí, xã hội và môi trường đều có tác động lên thói quen uống rượu và ảnh hưởng của rượu với cơ thể. Những giả thuyết trên gợi ý cho việc uống rượu ở mỗi người có thể khác nhau và có hậu quả hay ảnh hưởng khác nhau lên sức khoẻ.

Theo thời gian, uống nhiều rượu có thể làm biến đổi chức năng hoạt động của não - vùng chi phối cảm giác, đánh giá và khả năng điều khiển hành vi. Điều này dẫn đến việc thèm khát được uống rượu và muốn có cảm giác khoái chí từ việc uống rượu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn sử dụng rượu

Các yếu tố nguy cơ của rối loạn sử dụng rượu bao gồm:

Sẵn lòng uống rượu mọi lúc: uống quá nhiều hay thường xuyên trong một thời gian dài hay nghiện rượu thường xuyên có thể dẫn đến những vấn đề hoặc bệnh tật liên quan đến rượu.

Tuổi tác: người bắt đầu uống rượu từ lúc trẻ và đặc biệt uống theo kiểu nghiện ngạp thường tăng nguy cơ mắc rối loạn sử dụng rượu. Thường độ tuổi bắt đầu uống rượu vào khoảng 20-30, nhưng có thể xuất hiện ở tuổi vị thành niên hay bất cứ lứa tuổi nào.

Tiền sử gia đình: nguy cơ bị rối loạn sử dụng rượu cao hơn ở gia đình có người bị nghiện rượu và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.

Trầm cảm và những bệnh rối loạn tâm lí: người bị bệnh trầm cảm, lo lắng, bệnh tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực thường có những vấn đề liên quan đến việc sử dụng rượu hay các chất kích thích.

Các yếu tố xã hội và văn hoá: bạn bè hay đồng nghiệp xung quanh nếu chè chén thường xuyên sẽ có khuynh hướng làm bạn tăng nguy cơ mắc rối loạn sử dụng rượu. Kiểu nhậu nhẹt này thường được cho là có phong cách và thậm chí còn đưa đên các phương tiện truyền thông. Điều này sẽ có tác động không nhỏ lên giới trẻ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Biến chứng và tác hại của bệnh rối loạn sử dụng rượu

Chất cồn có trong rượu sẽ làm ức chế hệ thần kinh trung ương. Ở một số người, phản ứng ban đầu có thể gây kích thích và dần dần khi đã quen bạn sẽ trở nên cần rượu để làm bạn bình tĩnh hơn và rượu không thể thiếu trong cuộc sống.

Uống quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng giao tiếp, vận động và hoạt động của trung tâm não bộ. Nghiện rượu nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng như hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Điều này đặc biệt cần lưu ý khi bạn đang đang điều trị  những thuốc làm giảm hay ức chế hoạt động của não bộ.

Không an toàn

Tiêu thụ lượng rượu nhiều làm giảm khả năng đánh giá, suy đoán, nhận thức dẫn đến nhiều việc làm sai lầm và những tình huống hay hành vi gây nguy hiểm cho bản thân bao gồm:

  • Tai nạn giao thông hay những chấn thương khác như chết đuối
  • Ảnh hưởng các mối quan hệ với người xung quanh
  • Giảm khả năng làm việc ở cơ quan hay trường học
  • Tăng nguy cơ gây các hành vi bạo lực hay là nạn nhân của bạo hành
  • Gặp vấn đề liên quan đến pháp luật hay khó khăn trong công việc, tài chính
  • Quan hệ tình dục không an toàn, liều lĩnh hay thậm chí trở thành nạn nhân của quan hệ tình dục (bị cưỡng hiếp)
  • Có ý định tự tử

Ảnh hưởng sức khỏe

Uống quá nhiều rượu vào một dịp đặc biệt hay uống liên tục gây ra những bệnh lí sau:

Bệnh gan: do chất cồn trong rượu làm tăng lượng mỡ tích trữ tại gan (bệnh gan nhiễm mỡ), viêm gan do rượu, và dần dần sẽ lảm giảm chức năng hoạt động, phá hủy cấu trúc tạo sẹo mô gan gây xơ gan.

Bệnh đường tiêu hóa: nghiện rượu gây viêm dạ dày, cũng như loét dạ dày và loét thực quản. Rượu còn làm ảnh hưởng việc hấp thụ vitamin B và các chất dinh dưỡng khác, phá hủy tuyến tụy gây viêm tụy (viêm tụy cấp).

Bệnh tim mạch: uống nhiều rượu gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ dãn nở tim, suy tim và đột quỵ, loạn nhịp timhay rung nhĩ.

Biến chứng của tiểu đường: rượu có liên quan đến quá trình chuyển hóa đường ở gan và làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết, tình trạng này khá nguy hiểm vì với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đang điều trị với thuốc làm giảm đường máu thì mức đường trong máu càng giảm nhiều hơn gây hôn mê, là tình trạng cần xử trí cấp cứu.

Giảm hoạt động của tuyến sinh dục: gây rối loạn tình trạng cương dương vật ở nam và ảnh hưởng lên quá trình mãn kinh ở nữ.

Bệnh về mắt: sau một thời gian lâu dài dùng rượu nhiều có thể gây rung giật nhãn cầu, yếu và liệt cơ mắt do suy giảm vitamin B1. Sự thiếu hụt vitamin B1 còn gây rối loạn hoạt động não bộ như sa sút trí tuệ nếu không điều trị ngay.

Ảnh hưởng thai kì: dùng rượu khi đang mang thai có thể gây sảy thai, hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi sau này.

Phá hủy xương: rượu có ảnh hưởng việc tái tạo xương, việc mất và hủy xương có thể dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ bị gãy xương. Rượu còn phá hủy xương tủy nơi tạo ra các tế bào máu, gây giảm số lượng tiểu cầu dễ bị bầm tím và chảy máu.

Biến chứng thần kinh: nghiện rượu gây ảnh hưởng hệ thần kinh, tê và đau tay chân, giảm khả năng suy nghĩ, sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ tạm thời.

Suy giảm hệ miễn dịch: quá nhiều lượng rượu gây giảm khả năng chống chọi bệnh tật của cơ thể, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh đặc biệt là viêm phổi.

Tăng nguy cơ mắc ung thư: dùng rượu nhiều và lâu dài có liên quan với nguy cơ mắc các bệnh ung thư bao gồm cả ung thư hầu họng, ung thư gan, ung thư đại tràng. Thậm chí người chỉ dùng rượu tương đối trung bình cũng tăng nguy cơ măc ung thư vú.

Thuốc gây tương tác với chất cồn: khi dùng những thuốc này chung với rượu sẽ làm tăng nguy cơ độc hại, gây nguy hiểm cho cơ thể.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn sử dụng rượu

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có vấn đề với sử dụng rượu, có thể họ sẽ khuyên hay yêu cầu bạn cần gặp chuyên gia tâm lí sức khỏe.

Để đánh giá chính xác tình trạng của bạn, các bác sĩ sẽ:

  • Hỏi những câu hỏi có tính chất liên quan đến thói quen uống rượu
  • Khám bệnh tại chỗ: nhằm kiểm tra xem các biến chứng có thể có do rượu gây nên
  • Xét nghiệm: không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh này, nhưng bác sĩ sẽ kê một số xét nghiệm nhằm kiểm tra chức năng hoạt động của những cơ quan có thể bị ảnh hưởng do rượu.
  • Đánh giá tình trạng tâm lí người bệnh: bao gồm những câu hỏi liên quan đế các triệu chứng, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị rối loạn sử dụng rượu

Điều trị

Điều trị rối loạn sử dụng rượu có thể đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu người bệnh. Điều trị có thể có sự can thiệp ngắn, điều trị theo nhóm hay điều trị cá nhân, điều trị theo bệnh nhân ngoại trú hay nội trú (nhập viện). Mục tiêu điều trị chính là dừng việc nghiện rượu và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Điều trị có thể bao gồm:

  • Khử độc rượu và cai rượu: điều trị có thể bắt đầu với việc giải độc rượu và sau đó cai rượu. Bạn có thể cần dùng thêm thuốc giúp bình tâm nhằm ngăn ngừa các triệu chứng khi cai rượu. Giải độc rượu thường thực hiện cho bệnh nhân nội trú hay nhập viện.
  • Lập kế hoạch điều trị cụ thể và học các kĩ năng khác: bao gồm cả việc lập mục tiêu cần đạt, thay đổi hành vi, sử dụng những cẩm nang hay lời khuyên giúp ích cho cá nhân và tuân thủ điều trị ở các trung tâm y tế.
  • Điều trị tâm lí: liệu pháp điều trị tâm lí theo nhóm hay cá nhân sẽ giúp bạn hiểu tốt hơn về vấn đề rối loạn sử dụng rượu, sự ủng hộ và khích lệ từ gia đình và người thân khá quan trọng trong vấn đề điều trị.
  • Thuốc: có một loại thuốc tên disulfiram có thể giúp ngăn ngừa việc uống rượu. Khu dùng thuốc này, nếu bạn uống rượu sẽ gây một số phản ứng cho cơ thể như đỏ mặt, buồn nôn, nôn ói và nhức đầu. Naltrexone là một thuốc có tác dụng chặn cảm giác sảng khoái khi uống rượu dùng cho người nghiện rượu nặng hay không thể sống thiếu rượu. 
  • Được ủng hộ và chăm sóc bởi người thân, gia đình
  • Điều trị những bệnh tâm lí khác nếu có: rối loạn sử dụng rượu thường xảy ra kèm với các bệnh rối loạn tâm lí khác như trầm cảm, lo lắng. Và bạn cũng cần bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp điều trị những tình trạng rối loạn tâm lí này.
  • Điều trị những bệnh lí khác: nhiều bệnh sẽ cải thiện hẳng ngay sau ngưng uống rượu. Tuy nhiên một số khác có thể là biến chứng lâu dài do sử dụng rượu quá nhiều và cần điều trị thêm.

Điều trị cho bệnh nhân nội trú (nhập viện)

Nếu tình trạng rối loạn sử dụng rượu khá nặng thì người bệnh có thể phải nhập viện để tiện cho việc điều trị. Hầu hết tất cả phác đồ điều trị cho những bệnh nhân này bao gồm cả điều trị theo nhóm và điều trị cá nhân, những câu lạc bộ, buổi sinh hoạt, lời khuyên từ gia đình và các hoạt động khuyến khích việc bỏ nghiện rượu.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Bạn cũng cần thay đổi thói quen và lối sống:

Cân nhắc tình trạng xã hội hiện tại: hãy làm rõ cho người thân và bạn bè xung quanh hiểu rằng bạn không còn nghiện rượu, cần tránh xa những người bạn rủ rê nhậu nhẹt sẽ phá vỡ quá trình điều trị của bạn.

Tăng cường những thói quen tốt cho sức khỏe như ngủ sớm, tập thể dục thường xuyên, giải tỏa stress hiệu quả, ăn uống hợp lí sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong điều trị bệnh.

Hãy tránh xa những việc có liên quan đến cồn: bạn cần nhận biết xung quanh bản thân những vật hay sự việc nào có liên quan hay khiến bạn nhớ về việc uống rượu và tránh xa chúng, hãy quên chúng. Thay vào đó là những hoạt động giải trí khác lành mạnh hơn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Phòng chống bệnh rối loạn sử dụng rượu

Việc can thiệp sớm và phòng ngừa rối loạn sử dụng rượu đặc biệt ở giới trẻ hiện nay là khá quan trọng. Nếu bạn còn là trẻ vị trành niên hãy cảnh giác với những dấu hiệu và triệu chứng gợi ý bạn có vấn đề với việc uống rượu:

  • Mất cảm hứng tham gia các hoạt động giải trí bên ngoài
  • Mắt đỏ, nói chuyện lắp bắp không rõ ràng, suy giảm trí nhớ
  • Khó hòa nhập với bạn bè, đám đông, mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng
  • Suy giảm khả năng học tập, thành tích ở trường
  • Thường xuyên thay đổi cảm xúc và luôn có những hành vi phòng thủ bản thân

Uống rượu quá nhiều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, việc uống rượu và không thể kiểm soát có thể đẩy bạn đến những căn bệnh nguy hiểm. Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn sử dụng rượu, tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Hồng Phát

Bác sĩ Phạm Hồng Phát

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Phương Mai

    Tôi khuyên mọi người nên sử dụng ít bia rượu thôi, bởi nó là tác nhân của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

    05/10/2017
  • Nguyễn Thị Liên

    Rượu làm cho cả gia đình tôi khốn khổ. Chồng tôi không khi nào hết say, mọi gánh nặng gia đình dồn lên vai tôi. Có người khuyên tôi đưa chồng đi khám mà tôi không biết có bệnh này. Chắc lần này tôi phải kiên quyết đưa chồng tôi đi khám quá.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...