Nguyên nhân gây ra triệu chứng phù chân, cách chữa trị

Nguyên nhân gây ra triệu chứng phù chân, cách chữa trị

Chào bác sĩ, cháu tên là Thùy. Ba ngày nay chân cháu có hiện tượng bị phù, chỗ bị phù rất đau nhức. Cháu đang rất lo lắng, mong bác sĩ cho cháu lời khuyên để chữa trị và phòng chống. Cháu cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào Thùy, cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về tình trạng của cháu, chúng tôi có lời khuyên là cháu nên đi khám bác sĩ để sớm được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc có hiểu biết về triệu chứng mà mình đang mắc phải sẽ giúp ích cho cháu. Dưới đây là một số thông tin về triệu chứng phù chân mà cháu đang mắc phải:

1. Phù chân là gì?

2. Nhận định phù chân

3. Nguyên nhân gây ra phù chân

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

 

1. Phù chân là gì?

Phù chân (tên tiếng Anh là Leg Swelling) là một vấn đề rất thường gặp, đặc biệt ở người cao tuổi. Khi có sự gia tăng lượng dịch bất thường ở chân sẽ gây ra phù. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả hai chân, bao gồm đùi, cẳng chân, bắp chân, bàn chân và sẽ trở nên rõ hơn khi có sự tác động của trọng lực Trái Đất.

2. Nhận biết tình trạng phù chân

Phù chân được nhận định khi có sự tăng kích thước chân so với bình thường. Khi đó, bệnh nhân có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể gặp khi bị phù chân:

  • Đau chân
  • Tê chân
  • Đỏ da
  • Ngứa
  • Nổi ban
  • Loét da

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng phù chân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phù chân và được chia thành hai nhóm:

Phù chân liên quan đến sự tăng lượng dịch của cơ thể

Phù chân sẽ xuất hiện nếu như hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết và thận mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý. 

Các trường hợp làm tăng lượng dịch trong cơ thể mà bạn có thể gặp phải đó là: thừa cân, ít hoạt động, đứng hoặc ngồi lâu hay khi mang vớ quá chật.

Một số nguyên nhân khác gây ra phù chân như:

  • Suy thận cấp
  • Bệnh cơ tim
  • Xơ gan
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Suy tim
  • Bệnh thận mạn
  • Phù bạch huyết: xảy khi có sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết
  • Hội chứng thận hư
  • Sử dụng các thuốc giảm đau
  • Thai kỳ
  • Sử dụng một số thuốc trong bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối: do cục máu đông gây tắc tĩnh mạch, thường xảy ra ở chân
  • Suy giảm chức năng tĩnh mạch mạn: làm cho lượng máu không được đưa về tim tốt

Biểu hiện của phù chân

Phù chân liên quan đến hiện tượng viêm

Phù chân còn có thể là kết quả của hiện tượng viêm trong mô ở chân. Viêm là đáp ứng bình thường của cơ thể đối với bệnh lý và khi bị tổn thương. Đau thường là dấu hiệu kèm theo phù chân nếu đó là phù chân do viêm.

Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Gãy chân
  • Bệnh Gout
  • Nhiễm trùng, vết thương ở chân
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm xương khớp: gây hư hỏng khớp
  • Viêm bao hoạt dịch khớp gối: phần dịch được chứa trong bao xung quanh khớp bị viêm
  • Bong gân
  • Nhiễm trùng da ở chân

4. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Một số cách có thể giúp giảm phù chân như:

  • Đặt chân ở vị trí cao hơn tim khi nằm.
  • Tập thể dục đôi chân, điều này giúp cho việc đưa máu từ chân về tim được tốt hơn.
  • Chế độ ăn giảm muối.
  • Mang các loại vớ đặc biệt, giúp năng đỡ chân (loại vớ này được bán ở các tiệm thuốc cũng như các cửa hàng dụng cụ y tế).
  • Khi đi du lịch, không nên ở một tư thế quá lâu, hãy đứng dậy và đi vài vòng, điều này có thể giúp máu trở về tim được tốt hơn.
  • Tránh mặc các bộ quần áo quá chật.
  • Giảm cân nếu cần thiết.
  • Không nên tự ý dừng các loại thuốc mà bạn nghĩ gây phù chân khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đến khám bác sĩ ngay khi bị phù chân hoặc có các dấu hiệu chứng tỏ có cục máu đông trong phổi hay các dấu hiệu tim mạch nghiêm trọng sau đây:

Trong thời gian chưa đi khám, cháu có thể áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà mà chúng tôi đưa ra. Hãy liên hệ đặt khám ngay với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 ngay khi cháu cần được hỗ trợ và giúp đỡ.

Cảm ơn cháu đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Xuân Nghiêm

    Chân tôi cũng vì có triệu chứng phù chân nên đi khám mới biết mình bị viêm khớp dạng thấp. Sau khi được điều trị thì triệu chứng này cũng đỡ đi nhiều.

    28/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung