Viêm tĩnh mạch huyết khối

Viêm tĩnh mạch huyết khối

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng tĩnh mạch bị viêm và hình thành nên những cục máu đông, khiến cho việc lưu thông máu gặp trở ngại. Đây là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh có thể phòng chống và điều trị dứt điểm.

1. Viêm tĩnh mạch huyết khối là gì

2. Triệu chứng của bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

4. Biến chứng của bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

5. Điều trị bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

6. Phòng chống bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối là gì?

Viêm tĩnh mạch huyết khối (VTMHK) có tên tiếng Anh là Thrombophlebitis, là một quá trình viêm hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn một hay nhiều tĩnh mạch, thường là ở chi dưới. Tĩnh mạch bị tổn thương có thể ở gần bề mặt da (VTMHK nông) hoặc ở sâu trong cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu – HKTM sâu). Nguyên nhân gồm có do chấn thương, phẫu thuật hoặc tình trạng ngưng hoạt động lâu dài.

HKTM sâu làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh thường được điều trị với thuốc làm loãng máu. VTMHK nông cũng được điều trị với thuốc làm loãng máu.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

VTMHK nông có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Vùng bị tổn thương nóng, căng và đau
  • Đỏ và sưng

HKTM sâu có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Đau
  • Sưng

Khi một tĩnh mạch nông bị tổn thương, bạn có thể sẽ thấy một sợi dây màu đỏ, cứng và sờ căng ở dưới bề mặt da. Khi một tĩnh mạch sâu bị tổn thương, chân bạn có thể sưng lên, căng và đau.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu phát hiện thấy tĩnh mạch bị sưng, căng và đỏ - đặc biệt nếu bạn có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ của VTMHK.

Nếu chân bạn sưng, đau và bạn thấy khó thở tăng dần hoặc bị đau ngực nặng dần khi thở, hãy đến phòng cấp cứu. Những triệu chứng trên có thể cho thấy rằng cục huyết khối đang di chuyển đến mạch máu phổi (thuyên tắc phổi).

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra viêm tĩnh mạch huyết khối

Nguyên nhân gây VTMHK là cục máu đông hình thành từ:

  • Một tổn thương tĩnh mạch
  • Một rối loạn đông máu do di truyền
  • Bất động thời gian dài, ví dụ trong thời gian bị thương hay nằm viện

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

Yếu tố nguy cơ gây viêm tĩnh mạch huyết khối

Nguy cơ của VTMHK sẽ tăng nếu bạn:

  • Không di chuyển trong thời gian dài, bao gồm cả bạn nằm trên giường, ngồi trên xe hoặc trên máy bay trong thời gian dài
  • Giãn tĩnh mạch, nguyên nhân thường gặp của VHKTM nông
  • Được đặt máy tạo nhịp hoặc catheter ở tĩnh mạch trung tâm cho mục đích điều trị bệnh lí, những thứ này sẽ kích thích thành mạch và làm giảm lượng máu
  • Đang mang thai hoặc vừa mới sinh
  • Sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các liệu pháp thay thế hormone làm máu bạn dễ bị đông
  • Có tiền căn gia đình mắc bệnh rối loạn đông máu hoặc dễ hình thành máu đông
  • Từng có những đợt VHKTM
  • Từng bị tai biến mạch máu não
  • Lớn hơn 60 tuổi
  • Béo phì
  • Ung thư
  • Hút thuốc

Nếu bạn có nhiều hơn một yếu tố nguy cơ, hãy tới gặp bác sĩ khám cho bạn để có lời khuyên về các biện pháp phòng ngừa trước khi bạn phải di chuyển đường xa ngồi một chỗ quá lâu như đi máy bay hay bạn chuẩn bị phẫu thuật, việc hồi phục sẽ đòi hỏi bạn không được cử động nhiều trong thời gian dài.

4. Biến chứng của viêm tĩnh mạch huyết khối

VTMHK nông ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, nếu bạn bị HKTM sâu, nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng sẽ tăng cao. Các biến chứng gồm có:

  • Thuyên tắc phổi: Nếu một phần của khối máu đông vỡ ra, nó sẽ di chuyển đến phổi, gây tắc động mạch (thuyên tắc) và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
  • Hội chứng viêm tĩnh mạch sau huyết khối: Tình trạng này có thể tiến triển nhiều tháng thậm chí nhiều năm sau khi bạn bị HKTM sâu. Hội chứng viêm tĩnh mạch sau huyết khối gây đau kéo dài và có thể gây mất cảm giác đau, sưng và cảm giác nặng ở chân bị tổn thương.

Viêm tĩnh mạch huyết khối

5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

Chẩn đoán

Để chẩn đoán VHKTM, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và tìm ra tĩnh mạch bị tổn thương gần bề mặt da. Để xác định HKTM nông hay VHKTM sâu, bác sĩ sẽ áp dụng một trong các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm: Một thiết bị đầu dò di chuyển trên vùng chân bị ảnh hưởng sẽ gửi tín hiệu sóng vào chân của bạn. Khi sóng âm đi vào mô chân bạn và dội ngược lại, máy tính sẽ chuyển tải tính hiệu đó thành hình ảnh động trên màn hình. Xét nghiệm này sẽ xác minh chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt giữa huyết khối tĩnh mạch nông hay sâu.
  • Xét nghiệm máu: Hầu hết bệnh nhân có khối máu đông đều có gia tăng chất D dimer trong máu, một chất làm tan huyết khối. Nhưng lượng D dimer có thể tăng trong các tình huống khác. Vì vậy test D dimer không mang tính kết luận, nhưng có thể chỉ ra việc cần thiết làm thêm các xét nghiệm khác. D dimer cũng có ích trong việc loại trừ HKTM sâu và phát hiện người có nguy cơ bị VTMHK tái lại.

Điều trị

Để điều trị VTMHK nông, bác sĩ có thể sẽ chườm ấm lên vùng bị đau, nâng cao chân, sử dụng thuốc NSAID (thuốc kháng viêm) và cho đeo vớ nén. Sau một thời gian bệnh sẽ dần thuyên giảm.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị các phương pháp điều trị như sau đối với cả hai loại VTMHK:

  • Thuốc loãng máu: Nếu bạn bị HKTM sâu, thuốc tiêm loãng máu (kháng đông) sẽ giúp ngăn không cho cục máu đông lớn dần. Sau điều trị ban đầu, uống thuốc kháng đông trong nhiều tháng để tiếp tục ngăn khối máu đông phát triển thêm.

Nếu bác sĩ cho bạn thuốc kháng đông, hãy theo hướng dẫn sử dụng cẩn thận. Tác dụng phụ nguy hiểm thường gặp nhất đó chính là xuất huyết quá mức.

  • Thuốc ly giải huyết khối: Điều trị với thuốc giúp làm tan cục huyết khối. Điều trị này được dùng cho trường hợp HKTM sâu, bao gồm các ca có thuyên tắc phổi
  • Mang vớ nén:  Các vớ nén giúp ngăn sưng tấy và giảm khả năng xuất hiện các biến chứng của HKTM sâu.
  • Bộ lọc: Trong một vài trường hợp, đặc biệt nếu bạn không thể uống các loại thuốc kháng đông, bộ lọc được đặt vào tĩnh mạch chủ sẽ giúp ngăn các cục máu đông bị vỡ ra trôi vào phổi bạn. Thông thường, bộ lọc được loại bỏ khi không cần sử dụng nữa. Nếu bạn phải đặt bộ lọc, hãy hỏi bác sĩ khi nào thì lấy chúng ra.
  • Loại bỏ tĩnh mạch bị giãn:bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn gây đau hoặc gây VTMHK tái phát. Một tĩnh mạch dài sẽ được lấy ra trong một cuộc tiểu phẫu. Việc loại bỏ tĩnh mạch sẽ không gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở chân bạn, bởi vì các tĩnh mạch sâu sẽ đảm nhận việc làm tăng lượng máu.

6. Phòng chống bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

Thay đổi lối sống

Ngoài việc điều trị, các phương pháp dưới đây có thể giúp cải thiện bệnh hiệu quả

Nếu bạn bị VTMHK nông:

  • Chườm ấm ở vùng bị ảnh hưởng nhiều lần trong ngày
  • Nâng cao chân
  • Sử dụng thuốc NSAID nếu như được kê và chỉ dẫn bởi bác sĩ

Nếu bạn bị HKTM sâu:

  • Uống thuốc kháng đông theo toa như đã hướng dẫn để ngăn ngừa biến chứng
  • Năng cao chân nếu bị sưng
  • Mang vớ nén theo chỉ định

Cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng đông.

Phòng ngừa

Ngồi quá lâu trên máy bay hoặc trên xe có thể khiến cho mắt cá chân và bắp chân bạn sưng lên và tăng nguy cơ bị VTMHK. Để ngăn ngừa bị máu đông, hãy:

  • Đi bộ: Nếu bạn đi máy bay hoặc đang đi xe lửa hoặc xe bus, hãy đứng xuống và đi bộ mỗi giờ một lần. Nếu bạn đang lái xe, dừng lại mỗi giờ và đi bộ quanh đó.
  • Di chuyển chân thường xuyên: Thư giãn mắt cá chân, hoặc ấn chân bạn kháng lại nền nhà hoặc chỗ gác chân trước mặt ít nhất 10 lần mỗi giờ.
  • Mặc quần áo không quá chặt.
  • Uống nhiềucác loại nước không có cồn để tránh mất nước.

Trong mọi trường hợp cần đặt khám và điều trị bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối, vui lòng gọi điện tới số: 1900 1246. Các bác sĩ đã sẵn sàng để trợ giúp bạn.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Hungvan

    Phân tích rất sâu rất có cơ sở . Tôi bị chấn thương mé dưới mắt cá phía trong chân phải đã phẫu thuật bất động cả tháng. Nay có triệu chứngVTMHK .Mong bác sĩ tư vấn cho tôi với

    17/05/2018
  • Trần Bình Trọng

    Tôi khuyên các bạn khi phát hiện thấy mình hay người thân của mình có những dấu hiệu của bệnh thì hãy đi khám bác sĩ ngay để có cách điều trị phù hợp nhé.

    29/01/2018
  • Lê Văn Lương

    Mẹ tôi cũng đang bị viêm tĩnh mạch huyết khối. Tôi tìm hiểu thông tin thì thấy bài viết này. Sau khi tham khảo xong tôi đã hiểu rõ hơn về căn bệnh mà mẹ tôi đang mắc phải. Cảm ơn bác sĩ.

    06/10/2017
  • Nguyễn Minh

    Mọi người không nên chủ quan với căn bệnh này. Không nên tự chữa trị mà nên đi khám bác sĩ.

    28/09/2017
  • Uyên Nghi

    Tôi đã không biết đến căn bệnh này cho đến khi bản thân mình bị mắc bệnh. Hiện nay tôi đang tích cực điều trị với bác sĩ. Hy vọng sẽ khỏi được bệnh.

    15/09/2017
Xem thêm đánh giá

Nguyễn Ngọc Thắng (29/01/2018)
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi thấy mạch máu ở chân tôi hằn rõ lên. Tôi sờ vào thấy cứng và căng. Ngoài ra tôi còn cảm thấy chỗ đó nóng và đau. Sau đi khám bác sĩ Bình mới biết bị bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối. Bác sĩ Bình đã chữa cho tôi, hiện tại tôi đã đỡ rất nhiều.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...