Nguyên nhân gây ra hiện tượng sụp mí mắt, cách chữa trị

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sụp mí mắt, cách chữa trị

Chào bác sĩ, tôi tên là Oanh. Em gái tôi có hiện tượng bị sụp mí mắt mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi nguyên nhân nào gây ra sụp mí mắt và phải khắc phục như thế nào không ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn Oanh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin như sau:

1. Sụp mí mắt là gì?

2. Biểu hiện của sụp mí mắt

3. Nguyên nhân gây ra sụp mí mắt

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Sụp mí mắt là gì?

Xệ mí mắt, hay còn gọi là sụp mí mắt,  là sự sa xuống của mi mắt trên xuống thấp hơn vị trí bình thường. mi mắt có thể sụp ít hay nhiều, che mất đồng tử và hạn chế tầm nhìn.

Trẻ em và người lớn đều có thể bị sụp mi mắt. Tuy nhiên, đây là tình trạng có thể chữa khỏi được, nhằm cải thiện chức năng của mắt cũng như về mặt thẩm mỹ.

2. Biểu hiện của triệu chứng sụp mí mắt

Bạn có thể đi khám bác sĩ để đánh giá tình trạng sụp mí. Bạn cũng có thể tự khám bằng cách nhìn thẳng vào gương: bình thường, bạn có thể nhìn thấy được một phần mống mắt phía trên đồng tử, và mi mắt không che đi đồng tử

Nếu bị sụp mí, bạn sẽ không thể mở mắt ra hết, có thể bị mất nếp gấp da nằm giữa mí mắt và lông mày . Nếu mi mắt che đi đồng tử và làm hạn chế tầm nhìn, bạn có thể có hành động nhướn mày trong vô thức nhằm cải thiện tầm nhìn. Bạn cũng có thể xoay cằm lên trên và nhìn xuống mũi để nhìn thấy được phía bờ dưới của mi mắt.

Nếu bạn bị sụp mí đơn thuần, không biến chứng, bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào khác kèm theo. Nếu tình trạng sụp mí của bạn gây ra bởi nguyên nhân bệnh lý, bạn sẽ có thêm triệu chứng đi kèm của bệnh lý đó. Ví dụ, chứng nhược cơ có thể gây ra nhìn đôi, yếu chi, và nói khó, khó nuốt hay khó thở. Trong số những trẻ em bị sụp mí bẩm sinh, 30% có kèm theo rung giật nhãn cầu hoặc một số rối loạn khác ảnh hưởng đến vị trí hoặc chuyển động của nhãn cầu. Trong sụp mí mắt gây ra bởi hội chứng Horner, đồng tử của bên mắt sụp mí thường nhỏ một cách bất thường.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biểu hiện của sụp mí mắt

Biểu hiện sụp mí mắt ở trẻ

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng sụp mí mắt

Sụp mí mắt bẩm sinh: đây là trường hợp trẻ bị sụp mí do bất thường cơ nâng mi trên. Trong khoảng 70% trường hợp, trẻ chỉ bị một bên mắt. Nếu mí mắt sụp gây ảnh hưởng đến thị trường của trẻ, phẫu thuật phải được thực hiện từ sớm để tránh trường hợp bị tổn thương thị trường vĩnh viễn.

Sụp mi do tuổi già: là nguyên nhân thường gặp nhất ở một người không bị sụp mí bẩm sinh, do khi về già, dây chằng nâng mi co giãn không tốt. Bệnh có thể gặp ở cả hai mắt nhưng thường nặng hơn ở một bên.

Bệnh nhược cơ: sụp mí có thể là triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh lý nhược cơ, một rối loạn hiếm gặp-liên quan đến đáp ứng thần kinh-cơ. Bệnh nhược cơ có thể gây yếu cơ tiến triển, không chỉ ở mí mắt mà còn ở các cơ mặt, tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh dây thần kinh: bởi vì các cơ mắt được điều khiển bởi các dây thần kinh sọ não, tổn thương não hay dây thần kinh sọ có thể gây sụp mí. Các tổn thương não bao gồm: tai biến mạch máu não, u não, phình mạch máu não và tổn thương thần kinh do bệnh đái tháo đường. Một nguyên nhân khác là hội chứng Horner, có thể gây teo đồng tử và mất khả năng tiết mồ hôi một nửa bên mặt.

Các bệnh lý tại mắt: trong một số trường hợp, sụp mí mắt là do nhiễm trùng, khối u ở mí mắt hay xương hốc mắt, chấn thương mắt.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đi khám bác sĩ ngay lập tức khi:

  • Sụp mí mắt đột ngột trong vài giờ hay vài ngày
  • Sụp mí kèm theo nhìn đôi, yếu cơ mặt, yếu chân tay, nói khó hay nuốt khó, hay đau đầu dữ dội.
  • Liên hệ với bác sĩ gia đình hay bác sĩ mắt nếu mắt bạn bắt đầu sụp mi khi về già, hay khi sụp mí ảnh hưởng đến tầm nhìn và vẻ ngoài của bạn.
  • Tìm một bác sĩ nhi hay bác sĩ mắt khi thấy mí mắt của con bạn không đều, khi một mắt nhỏ hơn mắt còn lại, hoặc khi con bạn hay ôm đầu ở tư thế bất thường (thường là xoay cằm lên trên) để có thể nhìn rõ vật.

Trong trường hợp của em bạn Oanh, bạn nên đưa em đi khám để xác định được nguyên nhân gây ra sụp mí mắt và sớm có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với bác sĩ, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau dây thần kinh số 3

Bệnh đau dây thần kinh số 3 có chữa khỏi được không?
Đau dây thần kinh số 3 nói riêng và các dây thần kinh nói chung là một trong những triệu chứng thường gặp khi dây thần kinh bị...
Chăm sóc bệnh nhân đau dây thần kinh số 3 như thế nào cho tốt?
Thưa bác sĩ, mẹ cháu năm nay đã 60 tuổi. Cách đây 1 năm mẹ cháu bị đau dây thần kinh số 3, sau khi tự điều trị ở nhà 1 tháng...
Hỏi đáp: Bệnh đau dây thần kinh số 3 có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ. Tôi là Ngà, 62 tuổi đến từ Hà Nội. Tôi bị tiểu đường 9 năm nay, tôi vẫn dùng thuốc đều đặn thường xuyên. Cách...
Co giật mí mắt là triệu chứng của bệnh gì?
Cháu chào bác sĩ, cháu là Nhung (18 tuổi), dạo gần đây mắt cháu hay bị giật liên tục, lặp lại nhiều lần. Cháu có nhỏ thuốc mắt...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phạm Xuân Kiên

    Tôi cũng bị sụp mí mắt kèm theo bị khó nuốt, nói rất khó nghe. Đặc biệt vùng cơ mặt cử động rất khó khăn. Tôi có đi khám bác sĩ Tùng thì mới biết mình bị bệnh nhược cơ. Sau một thời gian điều trị bệnh tình của tôi đã thuyên giảm phần nào.

    28/02/2018
  • Nguyễn Tường Vy

    Nếu các bạn bị sụp mí mắt thì không phải lo lắng tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài thì các bạn nên đi khám để an tâm.

    29/09/2017
Trần Phương Uyên (28/02/2018)
Bà tôi cũng bị sụp mí mắt. Ban đầu nó cũng chỉ hơi sụp nhưng dần nó sụp hẳn một bên. Gia đình tôi thấy vậy mới đưa bà đi khám thì bác sĩ bảo do bà tôi tuổi cao cho nên dẫn đến dây chằng nâng mi co giãn không tốt. Hiện nay bà tôi đang được điều trị. Mong bà sẽ nhanh khỏi.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung