Nhược cơ

Nhược cơ

Bệnh nhược cơ là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn miễn dịch mạn tính trong cơ thể, đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của các cơ tự chủ.

1. Bệnh nhược cơ là gì

2. Triệu chứng của bệnh nhược cơ

3. Nguyên nhân gây ra bệnh nhược cơ

4. Điều trị bệnh nhược cơ

5. Phòng chống bệnh nhược cơ

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

. Nhược cơ - yếu cơ là bệnh gì?

Nhược cơ có tên gọi khác là yếu cơ và tên tiếng Anh là Myasthenia gravis, là một căn bệnh tự miễn. Nguyên nhân gây ra bệnh là do các tự kháng thể gây tổn thương và làm rối loạn dẫn truyền các thụ thể ACh qua Xinap thần kinh – cơ, từ đó dẫn đến tình trạng yếu mỏi cơ. Bệnh đặc trưng bởi sự yếu đi một cách nhanh chóng của của tất cả các cơ tự chủ (là các cơ điều khiển theo ý muốn) trong cơ thể. Bệnh thường đi kèm với các bất thường của tuyến ức.

Đối với người mắc bệnh nhược cơ, mặc dù cấu trúc cơ cùng sức khỏe ở các hệ cơ quan khác hoàn toàn bình thường, nhưng người bệnh lại gần như không thể làm được bất kì việc gì cho dù là nhỏ nhất. Khi bệnh nặng, người bệnh thậm chí còn không thể nhấc được tay lên, không thể tự bước đi, đứng dậy mà chỉ có ngồi để thở.

2. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh nhược cơ

Ở giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng nhược cơ thường nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ quan ở giai đoạn này). Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng khởi phát nặng hơn, xuất hiện thường xuyên hơn và xuất hiện thêm các triệu chứng mới. Bạn có thể đã bị nhược cơ nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Sự yếu và nhược cơ: các khối cơ trở nên yếu đi, không còn linh hoạt như trước nữa
  • Cơ mi và cơ ngoài mắt yếu: sụp mí mắt, nhìn đôi
  • Yếu cơ mặt: cơ mặt trở nên không linh hoạt , việc cử động cơ mặt gặp khó khăn
  • Nói giọng mũi hay nói khó nghe, nói ngọng
  • Khó nuốt: cảm thấy ăn uống khó khăn, dễ bị nghẹn
  • Tổn thương các cơ ở tay chân và thân thể
  • Suy hô hấp

Triệu chứng của bệnh nhược cơ

Bạn nên đi khám để nhận được điều trị của bác sĩ chuyên khoa nếu thấy mình có nhiều triệu chứng của bệnh.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi bạn cảm thấy khó thở, các cơ trở nên không còn linh hoạt hoặc các triệu chứng đề cập ở trên trở nên nặng hơn thì bạn cần đi khám bác sĩ. Cơ địa mỗi người mỗi khác nhau, vì vậy việc điều trị hiệu quả cần thông qua khám, chẩn đoán chi tiết nhất.

3. Nguyên nhân của bệnh nhược cơ

  • Nguyên nhân thứ nhất là do trong cơ thể người mắc bệnh xuất hiện các tự kháng thể  phá hủy các thụ thể acetylcholin (Ach). Dẫn đến, các thụ thể này không gắn được vào màng sau xinap và không thể dẫn truyền xung động thần kinh tới cơ, làm cơ bị yếu lực.
  • Nguyên nhân thứ hai là trong cơ thể người mắc nhược cơ xuất hiện các tự kháng thể kháng lại enzym kinase đặc hiệu cơ, dẫn đến ACh sẽ khó được biệt hóa và hình thành.
  • Nguyên nhân thứ ba là do u tuyến ức gây ra tình trạng hệ miễn dịch của người bệnh trở nên mẫn cảm. Khi tuyến ức phát triển mạnh sẽ tự sản xuất ra các kháng thể chống lại các thụ thể Ach.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh nhược cơ

Mặc dù tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh, nhưng những người phụ nữ dưới 40 tuổi và nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị mắc bệnh này hơn. 

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhược cơ

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc nhược cơ bao gồm:

  • Có u tuyến ức;
  • Bị bệnh truyền nhiễm;
  • Đang điều trị bệnh tim mạch và huyết áp cao;
  • Có ba hoặc mẹ bị nhược cơ.

4. Điều trị bệnh nhược cơ

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhược dựa trên việc khám thực thể toàn diện và thực hiện các xét nghiệm như:  xét nghiệm về phổi, phản xạ và sự yếu cơ. Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm Ten-si-lon, xét nghiệm máu và chụp cắt lớp vi tính (CT).

Điều trị

Bệnh nhược cơ có chữa khỏi được không?

Hiện nay, việc điều trị nhược cơ chỉ là điều trị làm thuyên giảm các triệu chứng, ức chế sự tiến triển của bệnh chứ chưa thể chữa được tận gốc bệnh. Có 3 phương pháp chính trong điều trị nhược cơ đó là:

  • Sử dụng thuốc
  • Phẫu thuật tuyến ức
  • Lọc huyết tương

5. Phòng chống bệnh nhược cơ

Để phòng tránh bệnh nhược cơ, cần:

  • Lên kế hoạch ăn uống và làm việc
  • Sử dụng biện pháp hỗ trợ sức
  • Mang một miếng che mắt
  • Tránh xa stress
  • Tránh các yếu tố làm nhược cơ nặng hơn

Bệnh nhược cơ nên được điều trị sớm để có thể khắc phục được tối đa các triệu chứng do bệnh gây ra, vì vậy khi thấy có các dấu hiệu của bệnh nhược cơ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Liên hệ đến số điện thoại phòng khám của bác sĩ điều trị bệnh nhược cơ theo số 1900 1246 địa chỉ phòng khám:

Cơ sở tại Hồ Chí Minh: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TP.HCM

Cơ sở tại Hà Nội: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa, HN

Các thông tin hữu ích nên đọc:

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Văn Hoàng

    Tôi đang mắc bệnh này và hy vọng các bác sĩ có thể giúp tôi khỏi bệnh

    05/10/2017
  • Lê Hồng Hà

    Ban đầu tôi cảm thấy tay chân mình yếu đi rõ rệt nên đi khám và phát hiện mình bị bệnh nhược cơ. Giờ đang phải điều trị với bác sĩ, hy vọng bệnh sẽ đỡ hơn. Ai đang mắc bệnh thì cũng nên điều trị sớm đi nhé.

    28/09/2017
  • Nguyễn Duy Phong

    Cảm ơn đã chia sẻ bài viết, rất hữu ích

    26/07/2017
KATE LORA (24/06/2018)
Hiện tại em bị mắc chứng bệnh nhược cơ giai đoạn III, khó ăn-thở-nuốt-nhìn, khó khăn khi phải vận động tay chân, không còn đi đứng được, khó nói chuyện với mọi người- phải dùng thuốc mỗi ngày mỗi giờ, hiện tại em đang được điều trị tại khoa nội thần kinh, BV 115, đã có 6 lần nằm ở phòng bệnh nặng được bs ở đó chăm sóc đặc biệt, thở oxy, đặt ống thông dạ dày 2 lần. Bây giờ hiện tại em phải làm gì để có thể chống chọi với mọi thứ khi trường hợp xấu xảy ra đột ngột với mình, rất mong các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ cho em với ạ, em chân thành cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ
Le Quang Dang (04/03/2020)
ban hay dung Mestinon 60mg 5 vien /ngay,moi vien uong dieu sau 4 tieng
Nguyễn cẩm hài (27/05/2018)
Con trai em năm nay 6 tuổi bị nhươc cơ.xin hỏi điều tri ở đâu là tốt nhất.
Nguyễn linh (15/04/2018)
Sáng dậy em đánh răng thì cơ tay hay bị cứng lại và mỏi rất nhanh, cơ tay bị cứng lại khi làm đi làm lai 1 động tác, khi ăn hay bị mỏi cứng 2 bên thái dương có phải bị nhược cơ không?
Lê Tấn Phát (12/01/2018)
Chào Bác sĩ, dạo gần đây tôi thường xuyên gặp khó khăn trong việc ăn uống, hay bị nghẹn, giọng nói thì khó nghe. Đặc biệt tôi còn bị sụp mí mắt. Tôi muốn hỏi bác sĩ là có phải tôi đang bị bệnh nhược cơ phải không ạ.
Hello Doctor (16/01/2018)
Chào bạn Phát, đúng là bạn đang có các dấu hiệu của bệnh nhược cơ. Tuy nhiên, để biết chính xác bạn có đang mắc bệnh hay không thì bạn cần phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán thì mới có thể khẳng định được.
Trương Dũng (29/12/2017)
Sao bệnh nhược cơ không thấy có những nghiên cứu để chữa khỏi bệnh vậy?
Hello Doctor (30/12/2017)
Chào bạn Trương Dũng, dĩ nhiên là vẫn có những nghiên cứu đối với bệnh nhược cơ nhưng chưa đem lại kết quả như mong muốn.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhược cơ thường thấy
Triệu trứng
Triệu chứng của bệnh nhược cơ ban đầu thường nhẹ và thoáng qua khiến bệnh nhân chủ quan. Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng trở nên xấu và nặng...
Những nguyên nhân gây nên bệnh nhược cơ
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nhược cơ theo như nghiên cứu được xuất phát từ 3 nguồn gốc: do kháng thể tự kháng lại, do phá hủy các acetylcholin, do u...
Các cách điều trị chữa bệnh nhược cơ hiệu quả
Điều trị
Điều trị bệnh nhược cơ cho đến nay vẫn chưa thể dứt được tận gốc bệnh, mà chỉ ức chế được sự tiến triển của bệnh và làm thuyên giảm các triệu chứng của nó....
Biện pháp phòng chống bệnh nhược cơ hữu hiệu
Phòng chống
Biện pháp phòng chống bệnh nhược cơ đơn giản và hữu hiệu nhất đó chính là xây dựng một lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ...
Nên đi khám chữa bệnh nhược cơ ở đâu?
Kinh nghiệm - chia sẻ
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Năm nay tôi 26 tuổi và đang làm công việc văn phòng. Thời gian gần đây tôi thường bị mỏi...