Biện pháp phòng chống bệnh nhược cơ hữu hiệu
Biện pháp phòng chống bệnh nhược cơ đơn giản và hữu hiệu nhất đó chính là xây dựng một lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và giảm tải stress.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Biện pháp phòng chống bệnh nhược cơ
Để có thể chống lại nhược cơ, bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh và tuân thủ những điều sau:
- Lên kế hoạch ăn uống và làm việc: Nếu bạn có triệu chứng nhai nuốt khó, hãy lên kế hoạch ăn vào lúc bạn cảm thấy khỏe nhất hoặc sau khi uống thuốc từ 30 phút – 1 giờ. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn (3 bữa chính thành 5-6 bữa nhỏ) và nên ăn các loại thực phẩm, hoa quả mềm (như đu đủ, xoài, rau hầm nhừ, các món sệt…). Bạn cũng chỉ nên làm việc nặng khi cảm thấy khỏe khoắn nhất, lên lịch hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi sao cho không bị kiệt sức.
- Sử dụng biện pháp hỗ trợ sức: Lắp các thanh vịn tại nơi bạn cảm thấy cần hỗ trợ, chẳng hạn như bên cạnh bồn tắm hoặc cạnh cửa. Bạn cũng nên dọn dẹp nhà cửa gọn gàng nhằm giảm thiểu các khả năng gây trơn trượt, vấp ngã. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải điện, dao cạo điện…nếu cảm thấy mình mất quá nhiều năng lượng trong việc thực hiện những công việc này.
- Mang một miếng che mắt: Nếu bạn bị song thị hãy đeo một miếng che mắt. Tuy nhiên cũng cần đổi miếng che mắt này qua lại giữa các mắt để tránh việc mất thị lực vĩnh viễn
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
- Tránh xa stress: Bạn hãy luôn giữ tinh thần được thoải mái và tìm cách thư giãn như nghe nhạc, đọc sách… Stress có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhược cơ của bạn.
- Tránh các yếu tố làm nhược cơ nặng hơn: Nếu bị nhược cơ, bạn cũng cần hết sức lưu ý đến tình trạng bệnh của mình. Một số yếu tố có thể khiến triệu chứng này nặng hơn hơn, như: Mệt mỏi, stress; hoạt động mạnh, quá sức; thay đổi thời tiết, thời điểm giao mùa; một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, quinidin, sulfat quinidine, quinine, thuốc mê và một số thuốc kháng sinh…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lên lịch khám sức khỏe để kiểm tra tình trạng bệnh của mình. Tránh trường hợp bệnh tiến triển xấu mà không thể xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra bệnh nhược cơ để biết cách phòng chống bệnh phù hợp
Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi