Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhược cơ thường thấy

Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhược cơ thường thấy

Triệu chứng của bệnh nhược cơ ban đầu thường nhẹ và thoáng qua khiến bệnh nhân chủ quan. Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng trở nên xấu và nặng hơn.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Triệu chứng của bệnh nhược cơ

Ở giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng nhược cơ thường nhẹ và thoáng qua (bệnh nhân thường chủ quan ở giai đoạn này). Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng khởi đầu trở nên xấu và nặng hơn, xuất hiện thường xuyên hơn và những triệu chứng mới băt đầu khởi phát.

  • Sự yếu và mệt cơ: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, mức độ nặng – nhẹ của các triệu chứng này thay đổi theo từng ngày. Sự yếu cơ thường nặng hơn mỗi khi người bệnh hoạt động, sốt, stress, nhiễm trùng và tốt hơn khi nghỉ ngơi hay ngủ
  • Cơ mi và cơ ngoài mắt: 50% bệnh nhân nhược cơ bị ảnh hưởng tới cơ mi và cơ ngoài mắt khi khởi phát nhược cơ, tuy nhiên bạn cần phân biệt sụp mí mắt do nhược cơ và sụp mí bẩm sinh. Các triệu chứng thường gặp như sụp mí mắt và nhìn đôi (song thị). Tuy nhiên, nhìn đôi có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra như tổn thương thần kinh sọ vận động mắt khác.
  • Yếu cơ mặt: Người bệnh có biểu lộ khuôn mặt giống như cằn nhằn khi gắng cười, cảm thấy yếu và mỏi khi nhai, chảy nước dãi
  • Nói giọng mũi hay nói khó: Người mắc bệnh nhược cơ do yếu khẩu cái nên thường nói giọng mũi, giọng nói “ướt” do yếu lưỡi
  • Khó nuốt: Đây là hậu quả của việc yếu khẩu cái, lưỡi hay thanh quản
  • Tổn thương các cơ ở chi và thân: Người bệnh thường không đứng và ngồi được do các cơ ở vai, cánh tay, ở vùng lưng và cơ gáy bị nhược
  • Cơ hô hấp: Người bệnh khó thở đặc biệt khi nằm hay thở nhanh, suy hô hấp

Nói chung, người mắc bệnh nhược cơ sẽ có các biểu hiện đặc trưng như: sụp mi, nhìn song thị, khó nhai, khó nuốt, khó thở, yếu chi,.... Người bệnh có thể bị yếu một nhóm cơ hoặc toàn bộ các cơ trong cơ thể, đặc biệt các cơ vận nhãn. Các triệu chứng nhược cơ này thường thay đổi về cường độ trong ngày và có xu hướng tái phát nhưng sẽ thuyên giảm trong vài tuần. Các rối loạn của bệnh diễn biến chậm và có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Biến chứng của bệnh nhược cơ

Nếu không điều trị bệnh nhược cơ kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Suy hô hấp: thường xảy ra do xuất hiện cơn nhược cơ cấp tính sau mổ, đây là biến chứng nặng và thường gặp và cũng là nguyên nhân chính gây tử vong sau mổ nhược cơ.
  • Chảy máu: Người bệnh có thể chảy máu từ xương ức hoặc từ các mạch nhỏ trong trung thất. Thông thường các chảy máu này không lớn và ít khi phải mở lại vết mổ để cầm máu.
  • Tràn khí và tràn dịch màng phổi: Thông thường nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bị rách màng phổi trung thất trong khi mổ. Nếu phát hiện thấy khi đang mổ thì nên đặt thêm một dẫn lưu màng phổi trước khi kết thúc cuộc mổ, nếu phát hiện thấy sau mổ thì có thể chọc hút hoặc đặt dẫn lưu màng phổi.
  • Viêm mủ trung thất: đây là biến chứng nặng nhưng ít gặp. Trong trường hợp này cần phải được dùng các kháng sinh mạnh và tích cực.
  • Viêm xương ức: có thể gặp trong phương pháp mổ cắt tuyến ức qua đường mở dọc giữa xương ức. Cần phải điều trị tích cực bằng các kháng sinh mạnh.
  • Nhược cơ tái phát: có khoảng 20-25% bệnh nhân nhược cơ tái phát với mức độ như cũ hoặc thậm chí nặng hơn. Điều trị những trường hợp này thường khó khăn và ít kết quả. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được biết rõ ràng, có nhiều ý kiến cho là do còn sót lại tổ chức tuyến ức hoặc có các tuyến ức lạc chỗ mà không phát hiện được.

Hello Doctor đã có phương pháp điều trị tiên tiến cho bệnh nhược cơ. Bạn có thể gọi điện hẹn khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Nhược cơ

Nên đi khám chữa bệnh nhược cơ ở đâu?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Năm nay tôi 26 tuổi và đang làm công việc văn phòng. Thời gian gần đây tôi thường bị mỏi...
Biện pháp phòng chống bệnh nhược cơ hữu hiệu
Biện pháp phòng chống bệnh nhược cơ đơn giản và hữu hiệu nhất đó chính là xây dựng một lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ...
Các cách điều trị chữa bệnh nhược cơ hiệu quả
Điều trị bệnh nhược cơ cho đến nay vẫn chưa thể dứt được tận gốc bệnh, mà chỉ ức chế được sự tiến triển của bệnh và làm thuyên giảm các triệu chứng của nó....
Những nguyên nhân gây nên bệnh nhược cơ
Nguyên nhân gây nhược cơ theo như nghiên cứu được xuất phát từ 3 nguồn gốc: do kháng thể tự kháng lại, do phá hủy các acetylcholin, do u...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung