Đau thắt lưng là biểu hiện của bệnh gì?

Đau thắt lưng là biểu hiện của bệnh gì?

Chào bác sĩ, tôi tên là Nguyên, 39 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau vùng thắt lưng, các cơn đau thường âm ỉ, dai dẳng khiến tôi rất mệt mỏi. Tôi không biết mình đang mắc bệnh gì và nguyên nhân do đâu. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi và cho tôi lời khuyên về cách chữa trị và phòng chống. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

Chào bạn Nguyên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đau thắt lưng có nhiều dạng và cũng do nhiều nguyên nhân gây ra. Chúng tôi chưa thể xác định được bạn đang mắc bệnh gì, tuy nhiên một số thông tin dưới đây có thể hữu ích cho bạn.

  1. Đau thắt lưng là gì
  2. Biểu hiện của đau thắt lưng
  3. Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng
  4. Xét nghiệm sàng lọc
  5. Biện pháp tự chăm sóc
  6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

1. Đau thắt lưng là gì?

Cột sống vùng thắt lưng là một cấu trúc có kết cấu chặt chẽ gồm các đốt xương liên kết nhau, khớp, dây thần kinh, dây chằng, cơ, tất cả phối hợp nhau để tạo sự nâng đỡ, vững chắc và dẻo dai. Tuy nhiên, cấu trúc phức tạp này khiến cho vùng thắt lưng thành một nơi nhạy cảm dễ bị chấn thương và đau.

Vùng thắt lưng giúp nâng đỡ trọng lực của phần thân trên và tạo sự linh động cho các động tác thường ngày chẳng hạn như gập và xoắn người. Cơ vùng thắt lưng chịu trách nhiệm uốn cong và xoay hông khi đang đi bộ, cũng như hỗ trợ cho cột sống. Dây thần kinh chi phối cảm giác và vận động cho các cơ tại khung chậu, chân và bàn chân.

Đa số các cơn đau thắt lưng là hậu quả của chấn thương cơ, dây chằng, khớp hay đĩa đệm. Cơ thể cũng phản ứng với chấn thương bằng cách huy động đáp ứng viêm sửa chữa. Nghe thì có vẻ viêm không quan trọng gì, nhưng chính phản ứng viêm cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau nặng.

Do sự chi phối thần kinh đến các đĩa đệm, cơ, dây chằng và các cấu trúc cột sống khác chồng gối nhau đáng kể, não bộ có thể khó khăn để cảm nhận chính xác nguồn đau là ở đâu. Ví dụ, khi một đĩa đệm thắt lưng bị thoái hóa cũng có thể có cảm giác như cơ bị kéo căng – vì cả hai đều tạo phản ứng viêm và gây căng cơ ở cùng một vùng. Cơ và dây chằng lành lại khá nhanh, nhưng đĩa đệm thường chậm hay ít phục hồi. Thời gian có triệu chứng sẽ giúp xác định nguyên nhân gây đau.

Triệu chứng đau thắt lưng

2. Biểu hiện của đau thắt lưng

Triệu chứng đau thắt lưng biểu hiện rất đa dạng. Nó có thể chỉ đau nhẹ và ít khi gây phiền phức hoặc đau nặng trầm trọng và gây suy nhược. Đau thắt lưng có thể khởi phát đột ngột, hay bắt đầu từ từ, có thể lúc có lúc không và trầm trọng dần theo thời gian.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, triệu chứng có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau:

  • Đau âm ỉ, dai dẳng tại vùng thắt lưng.
  • Đau nhức nhối, đau nóng lan từ thắt lưng xuống mặt sau của đùi, đôi khi có thể xuống cả cẳng chân hoặc bàn chân, có thể có cả cảm giác tê và ngứa ran (đau thần kinh tọa).
  • Cơ co thắt và căng ở vùng thắt lưng, chậu, hông. 
  • Đau tệ hơn sau thời gian ngồi hoặc đứng kéo dài.
  • Khó khăn khi đứng thẳng người, đi bộ hay chuyển tư thế từ đứng sang ngồi.

Biểu hiện của tình trạng đau thắt lưng

Ngoài ra, triệu chứng đau thắt lưng còn khác nhau về sự khởi phát và thời gian đau:

  • Đau cấp tính: kiểu đau này thường đến đột ngột và kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần, được xem là đáp ứng bình thường của cơ thể đối với chấn thương hay tổn thương mô. Đau sẽ giảm dần báo hiệu sự lành lại của cơ thể.
  • Đau bán cấp: kéo dài khoảng 6 tuần đến 3 tháng, loại đau này về bản chất thường là đau cơ học (chẳng hạn do căng cơ hay đau khớp) nhưng kéo dài. Trong trường hợp này, việc thăm khám chẩn đoán có thể cần thiết, nhất là với mức độ đau nặng và gây ảnh hưởng giới hạn khả năng tham gia các hoạt động sinh hoạt, ngủ, làm việc hàng ngày.
  • Đau mạn tính: thường được định nghĩa là đau thắt lưng kéo dài trên 3 tháng, kiểu đau này thường nặng, không đáp ứng với điều trị ban đầu, cần thăm khám chẩn đoán kỹ để xác định chính xác nguyên nhân gây đau.

Dựa theo cơ chế gây đau, có 2 dạng thường gặp là:

  • Đau cơ học: Là nguyên nhân thường gặp của đau thắt lưng, đau cơ học (đau dọc trục) chủ yếu là từ cơ, dây chằng, khớp (các mỏm khớp đốt sống, khớp cùng chậu), hoặc xương trong và xung quanh đốt sống. Loại đau này thường khu trú ở thắt lưng, mông và đôi khí đầu trên của chân. Nó thường bị ảnh hưởng bởi gánh nặng của cột sống và có thể được cảm giác khác nhau dựa vào chuyển động (ra trước, ra sau, vặn mình), hoạt động, đứng, ngồi, nghỉ ngơi.
  • Đau rễ: Loại đau này xảy ra nếu rễ thần kinh tủy sống bị xâm phạm hay nhiễm trùng. Đau rễ có thể theo hướng dẫn truyền của rễ thần kinh hoặc đốt da lan xuống mông hoặc chân. Kiểu đau đặc trưng thường là đau nhói, như điện giật, đau bỏng rát và có thể đi kèm tê và yếu chi. Thường kiểu đau này chỉ cảm nhận ở một bên cơ thể.

3. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau thắt lưng

Nguyên nhân gây đau thắt lưng thường gặp nhất là các vấn đề về cơ học hay chấn thương phần mềm. Những chấn thương này có thể liên quan đến sự tổn hại của đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh, và cử động không hợp lý của các khớp đốt sống.

Nguyên nhân gây ra đau thắt lưng

Khuân vác đồ nặng, sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây đau thắt lưng

Căng cơ và bong gân

Căng cơ hay bong gân có thể xảy ra đột ngột, hay tiến triển chậm qua một thời gian từ những động tác lặp đi lặp lại:

  • Căng cơ xảy ra khi cơ bị căng quá mức và xé mạnh, làm tổn hại chính nó.
  • Bong gân xảy ra khi kéo căng quá mức và xé dây chằng, thành phần liên kết các xương với nhau.

Trong thực tế không cần phân biệt chính xác căng cơ hay bong gân, vì triệu chứng và điều trị thường như nhau.

Các nguyên nhân gây căng cơ và bong gân:

  • Khuân vác đồ nặng, xoắn vặn cột sống trong khi khuân vác
  • Cử động đột ngột làm tăng sức căng quá nhiều lên vùng thắt lưng, chẳng hạn khi bị rơi ngã
  • Sai tư thế kéo dài.
  • Chấn thương trong thể thao, đặc biệt các môn thể thao có các động tác vặn xoắn hay lực tác động lớn.

Các nguyên nhân gây ra bệnh lý mạn tính:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa đĩa đệm
  • Hẹp ống sống
  • Dị dạng
  • Chấn thương
  • Viêm xương tủy
  • U xương

Mặc dù bong gân và căng cơ có vẻ không nghiêm trọng và thường không gây đau lâu dài, nhưng cơn đau cấp tính cũng có thể rất nặng.

Các nguyên nhân gây đau thắt lưng mạn tính

Đau mạn được định nghĩa là đau kéo dài hơn ba tháng và vượt quá quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Đau mạn tính ở thắt lưng thường liên quan đến đĩa đệm, khớp và/hoặc kích thích rễ thần kinh. Các nguyên nhân thường gặp là:

  • Thoát vị đĩa đệm: Vùng trung tâm có mật độ như thạch của đĩa đệm có thể xuyên qua lớp ngoài cứng cáp và kích thích rễ thần kinh ở cạnh bên. Phần thoát vị của đĩa đệm rất giàu protein nên gây viêm khi chúng chạm rễ thần kinh, và phản ứng viêm này cũng như sự chèn ép thần kinh gây đau cho rễ thần kinh. Vách đĩa đệm cũng được phân bố thần kinh phong phú, vì vậy sự thủng rách ở vách cũng có thể gây đau trầm trọng.
  • Bệnh thoái hóa đĩa đệm: Khi sinh ra, các đĩa đệm gian đốt chứa đầy dịch và rất vững chắc. Khi lớn tuổi, đĩa đệm mất nước dần và bị thoái hóa. Do bị mất nước, giảm khả năng chống chịu lực tốt và khi có lực tác động vào vách đĩa đệm làm kéo mạnh, gây đau hay suy yếu vách có thể dẫn đế thoát vị và làm hẹp ống sống.
  • Mất chức năng của các khớp mỏm đốt sống: Có hai diện khớp ở sau mỗi đĩa đệm tại mỗi đoạn chuyển động của cột sống thắt lưng. Những khớp này có lớp sụn giữa hai xương và được bao quanh bởi bao dây chằng – thành phần giàu phân bố thần kinh. Những khớp này có thể tự gây đau, hoặc liên quan với đau đĩa đệm.
  • Mất chức năng khớp cùng chậu: Khớp cùng chậu liên kết xương cùng ở dưới cùng của cột sống với mỗi bên xương chậu. Đây là một khớp vững chắc, cử động thấp chủ yếu để đệm shock và lực căng giữa thân trên và thân dưới. Khớp cùng chậu có thể trở nên đau đớn nếu bị viêm (viêm xương cùng) hoặc cử động quá ít hay quá nhiều.
  • Hẹp ống sống: khi ống sống hẹp làm kẹt đường dẫn truyền của các thần kinh định vị. Tình trạng hẹp có thể ở trung tâm hay ở các lỗ gian đốt sống, hoặc cả hai, và nó có thể hẹp ở một hay nhiều vị trí trên vùng thắt lưng.
  • Trượt đốt sống: Tình trạng này xảy ra khi một đốt sống trượt với đốt liền tiếp nó. Cơn đau gây ra bởi cột sống mất tính vững hay do chèn ép thần kinh.
  • Thoái hóa khớp: Tình trạng này là kết quả của sự xói mòn do sử dụng của đĩa đệm và các khớp mỏm đốt sống, gây đau, viêm, mất vững, hẹp ống sống ở nhiều mức độ, và có thể xảy ra ở một hay nhiều vị trí thắt lưng. Thoái hóa khớp sống gắn liền với tuổi và diễn tiến chậm. 
  • Dị dạng: Bất thường về độ cong của cột sống liên quan với vẹo hoặc gù cột sống. Dị dạng có thể đi kèm với đau nếu nó dẫn đến sự phá hủy đĩa đệm, khớp mỏm, khớp cùng chậu hay hẹp ống sống.
  • Chấn thương: Gãy đốt sống hay trật khớp sống có thể gây đau. Đau thắt lưng tiến triên sau một chấn thương, ví dụ tai nạn xe máy hay rơi ngã, nên được đánh giá y khoa.
  • Gãy xương nén: Khi xương bị gãy lún, gãy ở phần thân xương đốt dẫn đến cơn đau đột ngột. Dạng đau này thường do xương yếu, chẳng hạn do loãng xương, và phổ biến hơn ở người già.

Một số nguyên nhân ít gặp gây đau thắt lưng

  • Nhiễm trùng: Còn được gọi là viêm xương tủy. Tình trạng này hiếm nhưng có thể gây đau và đe dọa mạng sống nếu không được chữa trị. Nó có thể là hậu quả bởi phẫu thuật, tiêm thuốc, hay lan truyền qua dòng máu. Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch dễ bị viêm nhiễm cột sống hơn.
  • Khối u: Hầu hết các khối u cột sống bắt đầu từ một nơi khác của cơ thể và di căn đến. Khối u thường gặp nhất di căn đến cột sống thường từ ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư thận, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi. Bất kỳ triệu chứng đau lưng nào ở bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư cần được đánh giá về khả năng di căn.
  • Bệnh tự miễn: Đau lưng có khả năng là triệu chứng đi kèm trong bệnh tự miễn, chẳng hạn viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ, bệnh crohn, đau xơ cơ, …

4. Xét nghiệm sàng lọc tìm ra nguyên nhân

  • X-quang cột sống thắt lưng
  • Cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
  • Công thức máu

5. Biện pháp tự chăm sóc

Các phương pháp tự chăm sóc tại nhà có thể ảnh hưởng đến điều trị các cơn đau nhẹ hoặc cấp tính do căng cơ, cũng như giảm tác động của cơn đau nặng, mạn tính.

  • Nghỉ ngơi giai đoạn ngắn: Nhiều cơn đau thắt lưng có thể được cải thiện bằng việc tránh tạm thời các hoạt động mạnh. Không khuyến khích việc nằm nghỉ nhiều hơn vài ngày, vì không hoạt động quá lâu có thể làm việc hồi phục khó khăn hơn.
  • Điều chỉnh hoạt động: Sống tích cực chủ động nhưng tránh các hoạt động và tư thế làm tăng đau. Ví dụ, nếu ngồi quá lâu trong xe hơi hay tại bàn làm việc làm cơn đau tệ hơn, hãy cài đặt đồng hồ bấm giờ để đứng dậy mỗi 20 phút và đi bộ vòng quanh giãn người nhẹ nhàng. Nếu đứng làm cho đau tệ hơn, tránh làm các công việc yêu cầu đứng như rữa chén bát tại bồn rửa. Tránh, hay tối thiểu hóa các hoạt động và tư thế làm tệ hơn cơn đau sẽ giúp phòng ngừa hay giảm cơn co cứng lưng rất đau đớn và cho tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc chữa lành bệnh.
  • Liệu pháp nhiệt/đá: Nhiệt từ bồn tắm ấm, vòi sen, miếng dán điện, băng dán nhiệt có thể giúp thư giãn cơ căng và cải thiện dòng máu. Tăng lưu lượng máu làm tăng dinh dưỡng và oxy cần cho cơ bắp lành bệnh. Nếu đau thắt lưng do viêm, túi chườm đá lạnh có thể được dùng để giảm sưng. Điều quan trọng là phải bảo vệ da khi chườm nóng hay lạnh để ngăn ngừa phá hủy mô. Liệu pháp nhiệt và đá đặc biệt hữu ích khi quay trở lại với hoạt động: chườm ấm trước các hoạt động để thư giãn cơ, tạo sự dẻo dai và linh động tốt hơn, chườm lạnh sau hoạt động để giảm nguy cơ bị kích thích hay sưng từ các động tác thể dục.
  • Thuốc giảm đau không kê toa: Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, nhưng cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và không được lạm dụng thuốc.

Bạn có thể tự chăm sóc không cần hướng dẫn của bác sĩ, nhưng cần cẩn thận và theo dõi tình trạng sức khỏe cẩn thận. Bất kỳ phương pháp nào đều có thể có nguy cơ hay tác dụng phụ. Nếu không chắc chắn phương pháp tự chăm sóc nào tốt cho mình, hãy gặp bác sĩ để xin thăm ý kiến.

Nếu góc làm việc của bạn chưa phù hợp, bạn có thể tham khảo ngay các mẫu sản phẩm Nội thất văn phòng Đức Khang.

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hầu hết các cơn đau thắt lưng sẽ cải thiện dần với phương pháp tự chăm sóc tại nhà, thường trong vòng hai tuần. Nếu không, hãy đến gặp bác sĩ.

Trong những trường hợp ít gặp, đau thắt lưng có thể là báo hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc lập tức nếu cơn đau thắt lưng của bạn:

  • Gây vấn đề mới về đường ruột hay đường tiểu
  • Đi kèm với sốt
  • Đau sau ngã, đấm vào lưng hay chấn thương khác.

Gặp bác sĩ nếu cơn đau thắt lưng của bạn:

  • Gặp bác sĩ nếu cơn đau thắt lưng của bạn:Nặng hơn và không cải thiện khi nghỉ ngơi.
  • Lan xuống một hay hai chân, đặc biệt là lan đến dưới đầu gối.
  • Gây yếu cơ, tê, ngứa ran tại 1 trong 2 chân.
  • Đi kèm với triệu chứng sụt cân không rõ nguyên do.

Ngoài ra, hãy gặp bác sĩ khi bạn bị đau thắt lưng lần đầu tiên sau tuổi 50, hay nếu từng có tiền căn ung thư, loãng xương, sử dụng steroid, lạm dụng thuốc hoặc rượu.

Bạn Nguyên thân mến, trong trường hợp của bạn do chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh, nên chúng tôi chưa thể đưa ra phương án điều trị một cách chính xác. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tự chăm sóc mà chúng tôi đã đưa ra. Trong trường hợp các biện pháp tự chữa trị tỏ ra không hiệu quả và các cơn đau thắt lưng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán xác định bệnh và có phương án điều trị phù hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bạn có thể tham khảo thêm Triệu chứng đau hông trái nếu đang gặp phải tình trạng này.


Tag:Đau

Đọc thêm

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Có phải tăng huyết áp gây ra triệu chứng đau nửa đầu?
Chúng ta thường cho rằng triệu chứng nhức đầu luôn đi kèm với các vấn đề liên quan tới mạch máu, đặc biệt là khi nhức đầu gây ra cảm...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Hồng Duy

    Tôi có người thân bị ung thư phổi cũng gặp tình trạng đau thắt lưng. Vì vậy không nên coi thường triệu chứng này bởi có thể các bạn đang bị một căn bệnh nguy hiểm đó. Nếu mọi người thấy đau thắt lưng thì hãy đi khám càng sớm càng tốt để biết chính xác mình bị bệnh gì.

    22/02/2018
  • Nguyễn Hạnh

    Tôi rất thích chơi thể thao nhưng kể từ khi bị đau lưng vì thoát vị đĩa đệm thì đã phải ngừng hết. Sau này điều trị khỏi bệnh thì tôi cũng chỉ có các vận động nhẹ nhàng thôi.

    26/09/2017
Nhung Nguyễn (25/08/2019)
Chào bác sĩ, tôi tên là Nhung, 24 tuổi. Dạo gần đây tôi bị đau lưng đau từ giữa lưng xuống, có khi lan tê cả chân. Tôi ho, hắt xì hơi cũng gây đau. Khi đứng chuyến sang ngồi rất đau. Ngồi lâu cung bị đau. Khom lưng cũng bị đau. Cũng có rối loạn tiêu hoá.
Tôi bị kéo dài 3 tháng nhưng không hết. Bác sĩ cho em đay bệnh gì không ạ. Có nghiêm trọng không ạ. Cam ơn bác
Bùi Trung Kiên (22/02/2018)
Tôi cũng hay bị đau thắt lưng. Tôi có đi khám thì bác sĩ bảo là bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này khiến tôi gặp rất nhiều phiền toái. Tôi luôn cảm thấy đau nhức ở vùng cột sống. Đặc biệt khi tôi ngồi lâu, đứng hoặc nằm sấp cơn đau tăng lên gấp bội. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến rất nhiều đến công việc của tôi.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung