Điều trị và phòng chống bệnh trầm cảm khi mang thai
Điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai là vô cùng cần thiết, bởi nếu để càng lâu thì bệnh càng gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, cách chữa bệnh trầm cảm ở bà bầu có đôi chút khác biệt so với các đối tượng khác.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai
Bệnh trầm cảm có thể được điều trị nếu phát hiện ra sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm đã được chúng tôi trình bày trong bài "Điều trị trầm cảm". Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai đều không dùng thuốc mà sử dụng biện pháp tâm lý, liệu pháp ánh sáng (tiếp xúc với đèn cường độ cao làm tăng mức độ của hormone serotonin, hormone chịu trách nhiệm điều tiết tâm trạng trong não), châm cứu và thiền định. Để phát hiện một mẹ bầu có mắc bệnh trầm cảm hay không, cần dựa trên các triệu chứng có trong bài "Bệnh trầm cảm khi mang thai".
Trong khi đó, thuốc chữa trầm cảm cũng có thể được dùng kết hợp với các biện pháp trên. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng bà bầu không nên sử dụng thuốc này vì việc dùng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể đem đến những rủi ro cho mẹ bầu, không nên sử dụng dùng lâu dài. Để hiểu rõ hơn vè vấn đề này, bạn có thể xem trong bài viết: "Mang thai có nên dùng thuốc chống trầm cảm không".
Nếu bạn có ý định dùng thuốc trầm cảm trong thời kỳ mang thai, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần của mình một cách thật cẩn thận. Việc ngừng thuốc chống trầm cảm đột ngột khi cũng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, đặc biệt là khi bạn có tiền sử rối loạn tâm trạng.
Thay đổi lối sống cũng là một trong những phương pháp chữa trầm cảm tự nhiên hiệu quả. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại cách nghỉ ngơi, làm việc, ăn uống và sinh hoạt của mình để phòng tránh căng thẳng, mệt mỏi. Kết quả là, khi tinh thần và cảm xúc của bạn được giữ thăng bằng, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng này dễ dàng.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị tâm lý cho người bệnh, bạn có thể xem thêm bài viết: "Điều trị tâm lý cho người trầm cảm".
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Có những biện pháp nào để tránh chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai?
Ngay khi thấy mình có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm khi mang thai, bạn hãy thử những biện pháp sau:
Hãy đơn giản hóa mọi chuyện
Đây là cách giúp bạn giảm tải suy nghĩ hiệu quả và chống lại bệnh trầm cảm khi mang thai. Bạn hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì lau nhà, dọn cửa, hãy đọc sách, ăn sáng và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Hãy nói ra tất cả mọi chuyện
Tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với bạn thân của mình. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
Hãy tìm người đồng cảm với bạn
Bạn có những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều ảnh hưởng ít nhiều đến đứa trẻ trong bụng. Vì thế điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm giúp mình thoát khỏi những suy nghĩ không vui.
Hãy thư giãn
Nếu bạn đang có những triệu chứng của bệnh trầm cảm, để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hằng ngày. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng của bạn tốt lên, tươi mới hơn để tránh xa bệnh trầm cảm.
Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh và tập luyện
Bạn hãy tự rèn luyện cho mình một lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ hàng ngày, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời điều này cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
Ngoài ra, việc tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Thói quen ăn uống lành mạnh là cách hiệu quả giúp điều trị trầm cảm khi mang thai
Hãy thử ăn sô cô la đen
Một nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô cô la sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Vì trong Sô cô la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn sô cô la được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.
Để việc điều trị bệnh trầm cảm được hiệu quả, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có được phương án điều trị phù hợp nhất. Liên hệ đến phòng khám chúng tôi để được tư vấn thêm hoặc đặt khám với bác sĩ chuyên khoa tâm lý điều trị trầm cảm giỏi theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi