Bệnh trầm cảm ở nam giới - cách nhận biết và điều trị

Tuy tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm không cao như ở nữ giới nhưng nam giới khi mắc bệnh thường nặng hơn. Do các triệu chứng nhận biết giai đoạn đầu thường không biểu hiện ra bên ngoài mà chỉ bộc lộ khi bệnh đã nặng, vì vậy việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Dưới đây là một trường hợp điển hình mà chúng tôi thường gặp trong quá trình khám chữa bệnh, xin chia sẻ với bạn để có thể hiểu rõ hơn.
"Chào bác sĩ, anh trai tôi năm nay 30 tuổi. Trước đây anh làm quản lý cho một công ty bất động sản. Kể từ ngày công ty bị vỡ nợ, anh từ một người hoạt bát, năng nổ, trở nên lầm lì, ít nói, luôn ở trong phòng và không ra khỏi nhà. Anh cũng không gặp mặt bạn bè. Nhìn anh tôi lúc nào cũng chán chường, không sức sống. Khi tôi động viên anh kiếm việc khác thì anh luôn bảo anh là người không có thực lực, là nam nhi thế này thì thật vô dụng. Và cách đây một tháng, anh đã uống thuốc ngủ định tự tử, may là gia đình tôi phát hiện kịp thời.
Xin cho hỏi tình trạng bệnh của anh tôi là như thế nào, có phải mắc bệnh trầm cảm không? Liệu bệnh này có chữa được không thưa bác sĩ?"
Trả lời:
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Theo như những thông tin mà chị chia sẻ, chúng tôi cho rằng có thể anh chị đang mắc chứng bệnh “Trầm cảm”. Tuy nhiên, để khẳng định chính xác em chị có mắc bệnh hay không, thì cần đến khám với các bác sĩ chuyên khoa. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với chị một số thông tin như sau để chị và gia đình có thể nhận biết cũng như biết cách xử lý.
1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một tình trạng rối loạn khí sắc, hay đi kèm với rối loạn lo âu, rất phổ biến hiện nay. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Qua đó, sẽ xuất hiện vô vàn các vấn đề không chỉ về tinh thần mà cả về mặt thể chất.
Trầm cảm không phải là tự nhiên mà bị, mà nó thường xuất hiện sau một sang chấn, hay còn gọi là stress tâm lý xảy ra đối với người bệnh. Các sang chấn tâm lý hay gặp là mất người thân, áp lực công việc, khó khăn quá lớn như sự nghiệp đổ bể, bất hòa kéo dài, mắc bệnh nan y… Các sang chấn này còn hay được mô tả là “sốc”, là “sao quả tạ chiếu”.
Do đó, trầm cảm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với các bối cảnh riệng biệt. Ví dụ như với trường hợp của anh trai chị là sau một biến cố kinh tế. Còn như đối với học sinh, sinh viên có thể do quá nhiều bài vở, áp lực thi cử, dẫn tới hụt hẫng, xuống sức học và rồi đuối sức dần. Hay đối với các bà bầu, dạo gần đây các phương tiện truyền thông hay nhắc đến chứng trầm cảm sau sanh, sở dĩ như vậy do đây là giai đoạn các bà mẹ trẻ phải đối mặt với thay đổi và trách nhiệm quá lớn, rất dễ kham không nổi, buông xuôi chán chường.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
>>>Xem chi tiết hơn về bệnh trầm cảm Tại đây.
2. Làm thế nào để nhận biết trầm cảm ở nam giới?
Triệu chứng của trầm cảm cũng rất đa dạng. Để chẩn đoán, bác sĩ thường dựa theo bảng phân loại chẩn đoán trầm cảm. Trong đó, có 9 triệu chứng chính, và nguy cơ trầm cảm sẽ rất cao khi người bệnh có 5/9 tiêu chuẩn.
- Nét mặt trầm buồn, chán nản, luôn cảm thấy cô độc, lẻ loi.
- Sụt giảm năng lượng. Biểu hiện của giảm năng lượng là người bệnh sẽ đi đứng chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần người thân, bè bạn.
- Rối loạn khẩu vị ăn uống, có thể là ăn quá nhiều hoặc là ăn quá ít.
- Rối loạn giấc ngủ như hay trằn trọc, khó ngủ, thức dậy sớm, đôi khi ngủ được mà thức dậy lại không khỏe, cảm thấy không có sức sống.
- Đầu óc khó tập trung, hay quên, giảm khả năng giải quyết công việc.
- Suy nghĩ hay hành động tìm đến cái chết.
- Rối loạn vận động cơ thể như hay cảm thấy mỏi tay chân, kể cả các rối loạn về hoạt động tình dục của bản thân.
- Thường hay mặc cảm tội lỗi, tự trách.
- Giảm hoặc mất hứng thú, niểm vui.
Do trầm cảm ảnh hưởng đến cảm xúc, khí sắc và cả hành vi, suy nghĩ của người bệnh nên nó đặc biệt nguy hiểm, nhất là các ý định tự tử. Người mắc bệnh trầm cảm cần được quan tâm, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Lời khuyên của chúng tôi là chị có thể quan sát, để ý xem liệu anh trai chị có các triệu chứng trên hay không. Nếu chỉ cần có 3 triệu chứng trở lên thì tôi ngĩ chị nên đưa anh chị đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tâm thần.
Ngoài ra, Có thể chị sẽ gặp khó khan khi đưa anh đi khám, hãy thử giải thích nhẹ nhàng, động viên bằng cách là đi gặp chuyên gia tư vấn giúp anh cảm thấy dễ chịu và vui vẻ hơn.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
>>>Xem thêm thông tin tại Dấu hiệu trầm cảm ở nam giới.
3. Điều trị trầm cảm như thế nào?
Do trầm cảm là một dạng rối loạn khí sắc, nên việc điều trị bên cạnh dùng thuốc còn có các phương pháp trị liệu tâm lý, điều chỉnh hành vi… Với các trường hợp nhẹ, phương pháp trị liệu tâm lý được ưu tiên sử dụng. Trong trường hợp bệnh nặng và gây ra nhiều vấn đề tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng cả thuốc.
Các loại thuốc đầu tay thường được kê toa là nhóm thuốc ức chế tái thu nhận serotonin. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể, khi thiếu hụt chất này sẽ gây ra nhiều triệu chứng tác động lên nhiều cơ quan như thần kinh, tiêu hóa,... Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh Trầm cảm như chúng ta đang đề cập tới.
Ngoài ra, bên cạnh nhóm thuốc ức chế tái thu nhận serotonin, ta còn có thêm nhiều loại thuốc khác như SNRI (thuốc ức chế tái thu nhận serotonin và norepinephrine) hay TCA (thuốc chống trầm cảm 3 vòng), với tác dụng chính cũng tương tự như vậy, đó là giúp làm tăng nồng độ serotonin. Việc lựa chọn loại thuốc nào sẽ tùy vào tình trạng bệnh cũng như các bệnh đồng mắc và tác dụng phụ có thể có.
Các liệu pháp tâm lý đều có mục tiêu chính là giúp bệnh nhân thay đổi cách suy nghĩ, trở nên phần nào lạc quan hơn, trong số đó có thể kể tới cách tháo gỡ các khúc mắc cũng như áp lực gây ra cú sốc tinh thần cho người bệnh…
Tuy nhiên, đối với một bệnh nhân đã có ý định hoặc hành vi tự tử thì việc cần thiết trước nhất chính là cho người bệnh nhập viện và được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
_____________________________
>>>Bạn có thể tham khảo thêm một số chia sẻ về việc Điều trị trầm cảm ở nam giới.
4. Bệnh trầm cảm của anh bạn có thể hết hay không?
Nếu trầm cảm được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
Mặc dù vậy, thường các bệnh nhân tới khám phần lớn đều đã trải qua thời gian bệnh khá dài, chỉ khi nó đã ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bản thân. Khi đó việc điều trị bệnh ắt hẳn gặp nhiều khó khăn hơn, đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ không chỉ người bệnh và người nhà của bệnh nhân, mà còn cả các bác sĩ điều trị.
Đặc biệt, khi bệnh càng tiến triển, bệnh nhân có thể mắc kèm các rối loạn khí sắc cũng như rối loạn lo âu khác, và khi đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới tiên lượng của bệnh.
Trường hợp anh của chị đã từng thực hiện hành vi tự tử, đây là một yếu tố nguy cơ rất cao. Vì vậy chị hãy đưa anh trai tới khám các Bác sĩ điều trị trầm cảm thuộc chuyên khoa tâm thần sớm nhất có thể, để anh có thể được theo dõi cũng như được điều trị một cách tốt nhất hoặc liên hệ đến số phòng khám tư vấn và điều trị bệnh trầm cảm theo số 1900 1246
Tóm lại:
- Trầm cảm là một rối loạn khí sắc có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, không phụ thuộc giới tính.
- Bệnh rất hay thường gặp trong cuộc sống ngày càng nhiều áp lực như hiện nay.
- Việc đi khám sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện tiên lượng rất tốt, và hoàn toàn có khả năng hồi phục hoàn toàn.
Bác sĩ khám, điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 20 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ Nội trú Phạm Trần Thành Nghiệp
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 6 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ Phạm Văn Dương
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Xanh Pôn
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 14 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Nam khoa, Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh Viện Tâm Thần Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 16 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Như Thanh Trâm
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 5 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 18 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai
Kinh nghiệm: 10 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Nguyễn Thiên Hưng
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Kinh nghiệm: 4 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi