Các nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ là gì?

Các nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ là gì?

Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây ra teo cơ thường do thiếu vận động trầm trọng vùng cơ bị ảnh hưởng. Thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ, bạn cần phải hiểu được bản chất của căn bệnh này là gì đã. Bạn có thể tham khảo thông tin TẠI ĐÂY.

1. Triệu chứng của bệnh teo cơ

Các triệu chứng của bệnh teo cơ: 

  • Một bên cánh tay hoặc chân nhỏ hơn bên còn lại.
  • Yếu ở 1 bên tay hoặc chân.
  • Người bị teo cơ có khuynh hướng lười vận động trong thời gian dài.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ

Cơ nếu không được vận động sẽ bị teo dần. Nhưng nếu bạn nhận biết tình trạng này sớm thì teo cơ có thể cải thiện với việc tập thể dục và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Teo cơ cũng xảy ra ở những người bệnh nằm liệt giường hoặc bị liệt một phần cơ thể do bệnh lý nào đó. Những người không thể di chuyển như phi hành gia cũng có thể bị teo cơ do họ ở ngoài không gian vũ trụ mất trọng lực.

Những nguyên nhân khác gây teo cơ:

  • Ít hoạt động thể lực trong một khoảng thời gian
  • Tuổi tác
  • Teo cơ do rượu: đau và yếu cơ do sử dụng đồ uống có cồn lượng nhiều trong thời gian dài
  • Bị bỏng nặng
  • Chấn thương như đứt dây chằng hoặc gãy xương
  • Suy dinh dưỡng
  • Chấn thương cột sống gây tổn thương thần kinh tuỷ sống
  • Đột quỵ
  • Điều trị thuốc chứa cỏticoid kéo dài

Những bệnh lí nền có thể gây teo cơ như:

  • Teo cơ 1 bên, còn gọi là bệnh Lou Gehrig, bệnh này ảnh hưởng đến tế bào thần kinh chi phối vận động cơ
  • Viêm da cơ gây yếu cơ và ban da
  • Hội chứng Guillain-Barré  là một bệnh tự miễn dẫn đến viêm dây thần kinh và yếu cơ.
  • Đa xơ cứng cũng là một bệnh tự miễn gây tự phá huỷ bao thần kinh trong cơ thể. (Để hiểu thế nào là bệnh tự miễn, xem tại đây)
  • Loạn sản cơ là một bệnh di truyền gây yếu cơ
  • Các bệnh lý thần kinh gây phá huỷ một sợi hoặc nhiều sợi thần kinh, dẫn đến mất chức năng cảm giác cho cơ thể
  • Thoái hoá khớp, gây hạn chế vận động khớp
  • Bệnh bại liệt là một bệnh do siêu vi gây ra, ảnh hưởng đến mô cơ gây liệt, sau đó là teo cơ
  • Viêm đa tuỷ
  • Viêm khớp dạng thấp: bệnh lí viêm mạn tính ảnh hưởng lên các khớp đối xứng. 
  • Bệnh teo cơ cột sống: bệnh lí di truyền gây teo cơ ở cánh tay và chân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Một số bệnh lý teo cơ thường gặp

Teo cơ Delta

Teo cơ Delta là căn bệnh có khả năng làm biến dạng tay chân phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên. Việc tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng teo cơ delta sẽ giúp bạn phát hiện căn bệnh này nhanh chóng và kịp thời. 

Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ Delta

Theo cơ Delta hay còn gọi là xơ hóa cơ Delta là một dạng rối loạn cơ do các sợi cơ ở cơ Delta bị xơ hóa, biến đổi thành các dải xơ gây co rút cơ Delta ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động các xương vai. Khi teo cơ Delta xảy ra, phần xương bả vai của bệnh nhân nhô lên trong khi vùng giữa hai vai lại bị xệ xuống gây mất thẩm mỹ ở vùng vai của cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ Delta

Đến nay, tỉ lệ bệnh nhân bị teo cơ Delta khá cao nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến căn bệnh này. Bệnh teo cơ Delta hình thành có thể là do một số nguyên nhân sau đây:

  • Tiêm thuốc vào cơ Delta nhiều lần khiến cơ có sự thay đổi, xơ hóa cơ.
  • Sử dụng nhiều các loại thuốc như Dramamine, Hypodermoclyses, Iron, Lincomycin, Penicillin, Pentazocine/Talwin, Streptomycin, Tetracycline, thuốc ngừa sốt rét…
  • Yếu tố di truyền và bẩm sinh.
  • Điều kiện sống và môi trường sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Teo cơ tủy sống

Bệnh teo cơ tủy sống là gì?

Bệnh teo cơ tủy sống (Spinal muscular atrophy) là bệnh lý teo cơ do sự tổn thương tế bào vận động số II tại tủy sống, có liên quan đến nơ ron thần kinh vận động trong cơ thể. Vì vậy, bệnh sẽ khiến các cơ bị teo và gây ra sự khuyết tật vận động. Trẻ em mắc chứng bệnh này không thể hoạt động và sinh hoạt như đi lại, bò, nằm, nuốt, nhai thức ăn,… bình thường.

Nguyên nhân gây teo cơ tủy sống ở trẻ em?

Bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ em có nguyên nhân chính do sự đột biến gen trên nhiễm sắc thể và di truyền trong khi thai nhi phát triển nên hầu như không có cách nào để phòng tránh căn bệnh này.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về di truyền lặn, nếu cả cha và mẹ của đứa bé mang trong mình gen có khả năng gây teo cơ tủy sống thì khả năng di truyền bệnh này cho con là rất cao. Có tới 25% các trường hợp trẻ mắc phải bệnh ngay trong giai đoạn thai nghén nếu phải thừa hưởng 2 gen lặn bất thường từ bố và mẹ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ tủy sống

Vì nguyên nhân gây teo cơ tủy sống ở trẻ em là di truyền. Do đó nếu bạn có người nhà mắc teo cơ tủy sống và đang có ý định sinh con hoặc đang mang thai nên đi khám bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng sức khỏe bản thân và tình trạng thai nhi để tìm cách xử lý kịp thời, hạn chế tối đa khả năng di truyền bệnh. Tuy nhiên một số trẻ sẽ không có dấu hiệu phát bệnh khi mới sinh mà vào những năm sau này bệnh mới phát, vì vậy các bậc phụ huynh cần quan sát và chú ý đến con mình, khi phát hiện các biểu hiện của trẻ sau đây lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có khả năng bệnh phát:

  • Trẻ hay bị sẩy chân, vấp ngã khi đang đi bình thường mà không đụng vật cản nào.
  • Cơ bắp chân trẻ bỗng nhiên phình to bất thường, xương khớp nhanh mỏi, sau này dễ dẫn đến mắc các chứng bệnh viêm khớp, đau khớp.
  • Trẻ gặp khó khăn khi đứng lên từ chỗ ngồi, đi lên cầu thang hay lúc đẩy vật gì đó.
  • Trẻ hay đi nhón bằng ngón chân và rất khó để gót chân chạm đất.

>>>Để biết thêm về cách điều trị bệnh teo cơ, bạn có thể tham khảo bài viết Cách điều trị bệnh teo cơ.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để được điều trị bệnh teo cơ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Teo cơ

Nguyên nhân teo cơ chân
Khi cơ bị mất đi được gọi là teo cơ. Lý do chính của teo cơ là thiếu hoạt động thể chất. Điều này có thể xảy ra khi một căn bệnh hoặc một chấn thương...
Teo cơ chân sau bó bột
1. Teo cơ chân 2. Teo cơ chân sau bó bột Triệu chứng Nguyên nhân 3. Chẩn đoán 4. Điều trị [bsntk] 1. Teo cơ chân Teo cơ...
Teo cơ chân ở người già
1. Teo cơ là gì? 2. Các dấu hiệu của teo cơ chân 3. Các nguyên nhân gây teo cơ chân ở người già 4. Chẩn đoán 5....
Điều trị teo cơ đùi
Teo cơ đùi là tình trạng giảm khối lượng cơ, lưu ý cơ nhỏ đi không có nghĩa là cơ bị hủy mà số lượng cơ không thay đổi nhưng chất lượng...
6 bài tập phục hồi teo cơ đùi hữu ích bạn nên tham khảo
Teo cơ đùi là hiện tượng cơ vùng đùi (đặc biệt vùng đùi trước có tỷ lệ tổn thương cao hơn vùng đùi sau) bị nhỏ đi, chất lượng sợi cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Hạnh

    Tôi đang tìm hiểu về vấn đề này và thấy bài viết của bác sĩ rất bổ ích, cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ thông tin

    05/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung