Teo cơ chân sau bó bột

Teo cơ chân sau bó bột

1. Teo cơ chân

2. Teo cơ chân sau bó bột

3. Chẩn đoán

4. Điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Teo cơ chân

Teo cơ chân là hiện tượng khối lượng cơ chân giảm. Teo cơ chân xảy ra khi cơ không hoạt động hoặc giảm hoạt động trong một thời gian dài, hay thần kinh chi phối cơ bị tổn thương. Nó do nhiều nguyên nhân gây nên, do sinh lý hoặc bệnh lý, tùy nguyên nhân việc teo cơ có thể không hồi phục, hồi phục một phần, hay toàn phần.

2. Teo cơ chân sau bó bột

Khi được bó bột thì cho dù nó là bất động tạm thời hay bất động đếnkhi lanhkhi lànhtổn thương thì đều có thể xảy ra các biến chứng. Teo cơ sau bó bột là một biến chứng phổ biến, rất hay gặp ở mọi trường hợp bột.

Teo cơ sau bó bột là hiện tượng giảm khối lượng cơ chân sau thủ thuật bó bột vì nguyên nhân chấn thương: gãy chân, bong gân, trật khớp,…

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Triệu chứng: Sau khi tháo bột ra:

  • Chân bên cố định bột nhỏ hơn đáng kể so với chân còn lại

  • Chân bên cố định yếu hơn chân còn lại

  • Chân bó bột đã cố định trong một khoảng thời gian dài, không hay rất ít vận động

Khi xuất hiện một trong các triệu chứng trên thì bạn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra.

Nguyên nhân

Bột là một vật liệu rắn, có vai trò bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương (nếugãyxương): bảo vệ và giúp phần mềm chóng hồi phục (nếu tổn thương phần mềm). Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương. Trong một số trường hợp, bó bột nhằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.

Nhưng cho dù mục đích là gì thì ở số nhiều bệnh nhân, sau khi tháo bột xuất hiện biến chứng teo cơ, nguyên nhân là do chân bị bất động trong khoảng thời gian dài, khi bị bó bột, người bệnh thường sợ đau nên không dám vận động hoặc không nghĩ đến việc hồi phục chức năng, khiến cho chân nhỏ đi, dẫn đến việc teo cơ.

Trong trường hợp cơ bị teo, protein bị thoái hóa nhanh, tế bào cơ nhỏ đi nhưng không giảm về só lượng. Nếu do nguyên nhân thần kinh, liên hề thần kinh được tái lập trong 3 tháng đầu thì cơ có thể hồi phục hoàn toàn. Càng để lâu thì khả năng phục hồi càng kém rồi không thể phục hồi nữa. Còn hầu hết sau bó bột, cơ bị teo do không vận động lâu ngày, tùy nguyên nhân mà ta có các hướng giải quyết khác nhau

3. Chẩn đoán:

Dựa vào tiền sử bệnh tật, triệu chứng cơ năng mà bệnh nhân trình bày cũng như các dấu hiệu thực thể khám được. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được làm thêm các xét nghiệm phục vụ chẩn đoán:

  • Xét nghiệm máu

  • Chụp X-quang

  • Cộng hưởng từ

  • CT-Scan

  • Điện cơ

  • Sinh thiết cơ

4. Điều trị

Việc cố định, bất động chỗ bị thương càng lâu thì nguy cơ bị teo cơ càng lớn. Trong khi thực tế, dù xương bị gãy đang bó bột thì sau khoảng một tuần đã nên vận động nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng. Chỉ sau 2 tuần không vận động, hiện tượng teo cơ đã bắt đầu diễn ra. Khi đã bị teo cơ thì người bệnh nên đi khám sớm. Nếu dây thần kinh cơ không bị ảnh hưởng thì người bệnh chỉ cần tập theo hướng dẫn của bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Teo cơ chân sau bó bột

  • Dùng nhiệt: Tác dụng của dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có lợi ích khi tập cử động chủ động. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên chỗ đau để luyện tập, khi bị chấn thương người bệnh nên xoa bóp cho máu về cơ nhiều hoặc chườm nóng, ngâm nước nóng ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra. 

  • Tập vận động khớp: Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Do vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại. tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần. Có thể tập từ ngày thứ 2- 3 sau mổ hoặc sau bó bột.

  • Tập đi: Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Giai đoạn tiếp theo, dùng gậy chống lúc xương đã gần liền vững. Thời kỳ xương liền vững tỳ không đau ở ổ gãy xương thì bỏ gậy và tập đi như bình thường.

  • Phục hồi chức năng sinh hoạt hằng ngày: Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên.

  • Gia tăng lực cơ chi đau: Tập tăng sức căng của cơ (độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động), tập co cơ (sao cho khớp cử động, co cơ ngắn lại). Khi khớp cử động còn đau nhiều thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.

  • Chế độ ăn:Ngoài ra để việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước. hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Người bệnh cần phải kiên trì, chịu đau, phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ, như vậy mới hạn chế teo cơ, khôi phục khả năng vận động sớm. Ngoài ra, việc vận động chỗ bị thươnggiúp giảmnguy cơ bị loét, tắc mạch chi... do tỳ đè lâu ngày. Tuy nhiên, việc vận động như thế nào, khi nào bắt đầu vận động nhất thiết phải có sự hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng.

Để điều trị bệnh teo cơ chân với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Teo cơ

Nguyên nhân teo cơ chân
Khi cơ bị mất đi được gọi là teo cơ. Lý do chính của teo cơ là thiếu hoạt động thể chất. Điều này có thể xảy ra khi một căn bệnh hoặc một chấn thương...
Teo cơ chân ở người già
1. Teo cơ là gì? 2. Các dấu hiệu của teo cơ chân 3. Các nguyên nhân gây teo cơ chân ở người già 4. Chẩn đoán 5....
Điều trị teo cơ đùi
Teo cơ đùi là tình trạng giảm khối lượng cơ, lưu ý cơ nhỏ đi không có nghĩa là cơ bị hủy mà số lượng cơ không thay đổi nhưng chất lượng...
6 bài tập phục hồi teo cơ đùi hữu ích bạn nên tham khảo
Teo cơ đùi là hiện tượng cơ vùng đùi (đặc biệt vùng đùi trước có tỷ lệ tổn thương cao hơn vùng đùi sau) bị nhỏ đi, chất lượng sợi cơ...
Teo cơ chân và cách điều trị
Teo cơ chân là tình trạng khối lượng cơ ở chân bị mất đi. Nguyên nhân chính của teo cơ chân thường là giảm vận động, gây ra do bệnh...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Hà

    Chào bác sĩ. Con tôi bị mắc bệnh này nhờ bác sĩ tư vấn và gíup đỡ bênh tình đã đỡ. Cảm ơn bác sĩ.

    18/06/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung