Teo cơ chân và cách điều trị
Teo cơ chân là tình trạng khối lượng cơ ở chân bị mất đi. Nguyên nhân chính của teo cơ chân thường là giảm vận động, gây ra do bệnh hoặc do có chấn thương khiến chân không thể hoặc mất hẳn khả năng vận động. Giảm vận động có thể dẫn đến mất khối lượng cơ chỉ trong vòng 72 giờ.
1. Các triệu chứng của teo cơ chân
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Một triệu chứng của teo cơ chân là một bên chân trông nhỏ hơn chân còn lại nhưng không khác biệt về độ dài của chân. Bệnh có thể xảy ra đột ngột hơn khi có nguyên nhân là chấn thương hoặc thần kinh và các khối cơ ở chân nằm trong nhóm cơ dễ bị yếu liệt đầu tiên.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu nghĩ rằng mình đang có các biểu hiện teo cơ chân. Bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Trong một số trường hợp, teo cơ có thể điều trị khỏi bằng chế độ ăn phù hợp, tập thể dục, hoặc bằng vật lí trị liệu.
1. Các triệu chứng của teo cơ chân
Bạn có thể bị teo cơ chân khi
- Một trong hai chân của bạn nhỏ đi trông thấy so với chân còn lại.
- Bạn có cảm giác yếu rõ rệt ở chân bệnh.
- Bạn đã không vận động trong một khoảng thời gian dài.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Nguyên nhân teo cơ chân
Nguyên nhân thường gặp nhất là do không vận động. Bất kì nguyên nhân nào khiến bạn ít vận động cơ chân - bệnh, chấn thương, công việc phải ngồi nhiền, lối sống ít vận động - có thể dẫn đến mất cơ ở chân. Nghiện rượu và dinh dưỡng kém cũng có thể ngăn sự phát triển cơ và thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ dùng protein trong cơ để sản xuất năng lượng. Teo cơ cũng có thể xảy ra khi cơ thể lão hóa. Một nguyên nhân ít gặp khác của teo cơ chân là chấn thương hoặc mắc các bệnh ảnh hưởng đến các dây thần kinh điều khiển cơ đó. Bệnh xơ cứng teo cơ một bên, hội chứng Guillain-Barre, bệnh thần kinh ngoại biên và sốt bại liệt là những ví dụ về bệnh thần kinh.
Có 3 loại teo cơ: liên quan đến vận động, liên quan đến bệnh và liên quan đến thần kinh
- Teo cơ liên quan đến vận động là do không có sự vận động cơ đầy đủ hằng ngày. Dạng teo cơ này có thể điều trị bằng tập thể dục và bồi bổ dinh dưỡng. Người có nguy cơ cao mắc teo cơ chân dạng này là: có công việc thường xuyên ngồi một chỗ, mắc các bệnh làm giới hạn vận động hoặc giảm mức vận động, nằm liệt gường, liệt chi do di chứng tai biến mạch máu não hoặc các bệnh não khác, ở nơi không có trọng lực như trong tàu vũ trụ.
- Teo cơ chân liên quan đến bệnh lý xảy ra do tuổi già, đói kém, và do các bệnh như hội chứng Cushing (hậu quả của việc dùng quá nhiều thuốc corticosteroids).
- Teo cơ chân liên quan thần kinh là dạng nặng nhất và thường xảy ra đột ngột. Bệnh có thể gây ra do chấn thương thần kinh hoặc bệnh của dây thần kinh điều khiển khối cơ ở chân.
Mặc dù bệnh nhân thường có thể thích nghi với việc cơ bị teo, nhưng tình trạng teo cơ chân nhẹ cũng có thể làm giới hạn sức chân và vận động của chân.
Các nguyên nhân khác gây teo cơ chân:
- Bỏng
- Dùng corticosteroid lâu ngày
- Dinh dưỡng kém
- Yếu liệt chi
- Thấp khớp
3. Hậu quả của teo cơ chân
Khi cơ chân bị teo, bạn có thể cảm thấy khó đi lại dần hoặc khó giữ tư thế đứng thẳng trong một thời gian. Đầu gối, hông và mắt cá là những vùng có nguy cơ cao bị chấn thương hoặc bị đau do các khối cơ hỗ trợ cho chúng giờ đây đã yếu đi. Về mặt thẩm mỹ, bạn có thể để ý thấy da của mình bị chùng ở vùng chân do khối cơ bên trong đã teo lại.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Điều trị như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán và độ nặng của sự mất cơ. Bất cứ bệnh căn nguyên nào cũng cần được nghĩ đến, chẩn đoán và điều trị. Các phương pháp điều trị thường dùng cho teo cơ chân bao gồm:
- Tập thể dục
- Vật lí trị liệu
- Siêu âm trị liệu
- Phẫu thuật
- Thay đổi thói quen ăn uống
* Tăng cường vận động để phòng ngừa/điều trị teo cơ
Tăng cường vận động thể chất là yếu tố quan trọng trong phòng ngừa và điều trị teo cơ chân. Trường Đại học y học thể dục thể thao Mỹ khuyến cáo 150 phút tập thể dục mỗi tuần, kèm theo ít nhất 2 bài tập nặng mỗi tuần. Hãy chú ý đến các hoạt động thể dục sử dụng chân như đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, chạy trên máy tập hoặc leo cầu thang. Các bài tập trọng tâm cho cơ tứ đầu đùi, gân khoeo chân và bắp vế chân sẽ giúp cơ chân đầy đặn hơn.
Phương pháp tập luyện được khuyến cáo là tập luyện dưới nước để giúp các động tác vận động dễ dàng hơn. Bác sĩ vật lí trị liệu cũng có thể hướng dẫn bạn cách tập luyện phù hợp. Nếu bạn khó vận động, bác sĩ hỗ trợ nâng chân giúp bạn vận động.
* Điều trị đặc hiệu
Nếu tình trạng teo cơ gây ra do bệnh hoặc chấn thương, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị thích hợp. Vật lí trị liệu với chức năng hồi phục vùng bị bệnh của bạn sẽ giúp bạn lấy lại khối lượng cơ đã mất mà không làm nặng thêm tình trạng bệnh. Trong những trường hợp tổn thương thần kinh hoặc mắc các bệnh gây teo cơ, sự liên hệ giữa dây thần kinh và khối cơ cần được phục hồi để cơ có thể hoạt động bình thường. Trong một số trường hợp, có thể cần đến phẫu thuật trước khi bạn bắt đầu hồi phục khối lượng cơ chân.
Siêu âm trị liệu là một thủ thuật không xâm lấn, bằng cách sử dụng sóng âm để hỗ trợ quá trình hồi phục. Đồng thời, có thể cần đến phẫu thuật nếu gân cơ, dây chằng, da hoặc cơ của bạn bị cứng hoặc kém đàn hồi khiến bạn hạn chế vận động. Tình trạng này gọi là biến dạng co cứng.
Phẫu thuật có thể dùng để điều trị biến dạng co cứng nếu tình trạng teo cơ của bạn là do dinh dưỡng kém. Ngoài ra, phẫu thuật cũng có thể điều trị teo cơ trong đứt cân cơ và dây chằng.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như các loại thực phẩm bổ sung phù hợp nếu cần thiết.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi