6 bài tập phục hồi teo cơ đùi hữu ích bạn nên tham khảo
Teo cơ đùi là hiện tượng cơ vùng đùi (đặc biệt vùng đùi trước có tỷ lệ tổn thương cao hơn vùng đùi sau) bị nhỏ đi, chất lượng sợi cơ giảm nhưng số lượng cơ không thay đổi nên teo cơ đùi hoàn toàn có thể khắc phục được bằng vận động.
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Teo cơ đùi có thể phân loại một cách đơn giản và dễ hiểu gồm 2 nhóm lớn: hoặc từ bản thân cơ hoặc từ nguyên nhân ngoài cơ.
Nhóm nguyên nhân từ cơ có thể là do bệnh lý cơ bao gồm có hay không có yếu tố gen. Nhóm nguyên nhân này có thể bao gồm cả nguyên nhân cơ vì lý do nào đó không được sử dụng (ví dụ sau phẫu thuật vùng khớp gối, khớp háng, viêm khớp, gãy xương đùi).
Nhóm nguyên nhân khác là do yếu tố thần kinh bao gồm các tổn thương thần kinh chi phối cơ như trong trường hợp tổn thương tủy sống, chèn ép rễ thần kinh (ví dụ như thoát vị đĩa đệm).
Một số loại teo cơ đùi có thể hồi phục (do giảm vận động cơ), một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn (do bệnh lý về gen). Để hiểu rõ hơn về các cách điều trị đối với bệnh teo cơ đùi, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại bài viết "Điều trị teo cơ đùi".
Một trong số những phương pháp điều trị teo cơ là vật lý trị liệu, trong đó bao gồm cả các bài tập nhằm phục hồi chức năng vận động và giảm bớt các biến chứng. Mục đích tập phục hồi chức năng là làm khỏe cơ và tăng dần biên độ vận động của khớp. Quá trình tập luyện của người bệnh phải được bác sĩ phẫu thuật phối hợp bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng viên kiểm tra và hướng dẫn, vì vậy người bệnh nên đến bệnh viện khám và được tư vấn một cách đầy đủ.
Dưới đây là một số gợi ý cho bài tập phục hồi chức năng sau teo cơ đùi có thể tham khảo.
1. Một số điều cần chuẩn bị trước khi vận động
Các chuyên gia khuyến cáo, trước khi thực hiện các bài tập, người bệnh nên xoa bóp cho máu về cơ nhiều hơn, hoặc chườm nóng, ngâm nước ấm để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra và vận động dễ dàng hơn.
Chú ý: các bài tập phục hồi nên tập ít một, từ từ tăng dần, không nên tập quá nhiều trong một ngày. Đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được. Trong quá trình luyện tập có thể xuất hiện những bất thường thì phải hỏi bác sĩ ngay.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Các bài tập phục hồi teo cơ đùi
Nâng gối
- Mục đích vận động cơ tứ đầu đùi, cơ nhóm đùi trước, vai trò duỗi cẳng chân, riêng cơ thẳng đùi còn giúp gấp đùi
- Thực hiện: ngồi trên ghế có tựa và chỗ để tay, hai chân rộng bằng vai và không chạm sàn. Từ từ nâng chân trái lên hết cỡ, rồi hạ xuống từ từ xuống đất. Lặp lại hành động này 10 lần với chân trái và sau đó làm tương tự với bên phải. Để tăng thêm sức cản, sau nhiều lần tập bạn có thể thêm trọng lượng vị trí mắt cá chân.
Co cơ tứ đầu đùi
- Một bài tập khác cho cơ đùi là co cơ tĩnh.
- Ngồi duỗi thẳng 2 chân, gót chân chạm sàn
- Cố gắng co cơ vùng đùi trước, giữ chắc và đếm từ 1 đến 10
- Duỗi cơ
- Lặp lại hành động này 10 lần
Tập cơ cẳng chân
- Bài tập này giúp vận động cơ cẳng chân
- Bắt đầu bằng ngồi trên mép ghế, gót chân chạm sàn, lòng bàn chân hướng lên trên (tư thế gấp bàn chân về phía mu chân)
- Gấp ngón chân và giữ trong vài giây, sau đó duỗi ngón chân, tiếp tục giữ trong vài giây
- Lặp lại 10-15 lần
- Bài tập nâng cao: Bạn có thể đặt một quả bóng nhỏ trên đầu bàn chân và cố gắng giữ bóng ở vị trí đó với ngón chân duỗi hết mức, đếm từ 1 đến 10. Ngỉ ngơi trong một vài giây và sau đó lặp lại.
Tập bắp đùi trong
- Đây là bài tập sử dụng một quả bóng cao su (bóng đá cỡ nhỏ) và luyện tập cơ vùng đùi trước và trong
- Ngồi trên mép ghế, cẳng chân vuông góc với đùi, bàn chân chạm sàn
- Đặt quả bóng kẹp giữa 2 đầu gối
- Cố gắng khép 2 gối lại với nhau và giữ trong 10 giây, sau đó thả lỏng
- Lặp lại 10 lần
- Bạn phải có cảm giác có lực cản ở vùng đùi trong quá trình tập bài tập này
Bài tập kiễng chân
- Thực hiện bài tập khi bạn có thể chịu được trọng lượng tăng dồn lên mũi chân
- Đứng thẳng với đầu gối hơi cong , hai tay để xuôi dọc theo thân mình
- Hai chân đứng rộng bằng vai, kiễng chân lên, đứng bằng đầu mũi chân
- Giữ tư thế, đếm từ 1 đến 3
- Bắt đầu với 20 lần lặp lại và bạn sẽ tăng số lượng lên mỗi ngày thêm vài lần cho đến khi bạn có thể thoải mái làm 100 lần.
Bài tập hạ gót
- Sử dụng bậc thang để hạ gót, động tác thực hiện cả hai chân, bắt đầu với chân khỏe trước
- Đứng thẳng với đầu mũi chân trên bậc thang, tay giữ trên tường, tay vịn hay bất kỳ vật dụng gì chắc chắn giúp cho bạn giữ thăng bằng
- Hạ từ từ gót chân xuống và bạn có cảm giắc căng bắp chân
- Giữ trong 10 giây và từ từ nâng gót lên
- Lặp lại 10 lần, 3 lần mỗi ngày
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi