Teo cơ
Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.
2. Triệu chứng của bệnh teo cơ
3. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ
1. Bệnh teo cơ là gì?
Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do vùng cơ bị ảnh hưởng thiếu vận động trầm trọng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ
Cũng như tên gọi của bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự suy giảm về kích thước của cơ.
Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện.
Ví dụ: Khi bị teo cơ tay trái, bạn sẽ thấy tay trái nhỏ hơn tay phải. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể thấy tay trái yếu hẳn hơn tay phải. Để nhận biết được tình trạng yếu cơ tay chân, bạn có thể tham khảo tại yếu cơ tay chân.
Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài của nó.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ
Có nhiều nguyên nhân gây ra teo cơ, bao gồm:
- Loạn dưỡng cơ: Đây là nhóm bệnh phổ biến nhất gây ra teo cơ. Các bệnh loạn dưỡng cơ thường gặp là: Duchenne, Becker, Emery-Dreifuss, loạn dưỡng cơ gốc chi.
- Teo cơ tiến triển
- Teo cơ cột sống
- Teo cơ do tổn thương đa ổ thần kinh
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên
- Bại liệt
- Đa xơ cứng
- Gãy xương đùi
- Thoát vị đĩa đệm
Đôi khi, một số bệnh hệ thống, mãn tính cũng gây ra teo cơ như:
- HIV/AIDS
- COPD
- Ung thư
- Bỏng nặng
- Suy thận mạn
- Nhịn đói lâu ngày, suy dinh dưỡng hoặc chán ăn tâm thần
Cơ chế gây ra teo cơ
Teo cơ là kết quả do sự mất cân đối giữa 2 chu trình tạo cơ và hủy cơ. Ở những người bị teo cơ, chu trình hủy cơ đặc biệt mạnh mẽ, hoặc chu trình tạo cơ bị ức chế. Kết quả là khối lượng cơ bi giảm không được bù trừ dẫn đến teo cơ.
4. Biến chứng và tác hại của bệnh teo cơ
Khi bị teo cơ, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như sau:
- Yếu cơ
- Teo các vùng cơ khác, đặc biệt nhanh trong các bệnh như đa xơ cứng, teo cơ tiến triển.
- Té ngã: Khi teo cơ chi dưới, sức mạnh cơ bị giảm dẫn khả năng giữ thăng bằng kém hẳn đi. Điều này sẽ làm nguy cơ té ngã tăng cao
- Gãy xương: Không chỉ té ngã làm tăng nguy cơ gãy xương, khi khối lượng cơ giảm cũng làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là đối với các nhóm cơ chi dưới.
5. Các phương pháo điều trị bệnh teo cơ
Chẩn đoán
Các bác sĩ của Hello Doctor chẩn đoán bệnh teo cơ chủ yếu bằng khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân.
Cận lâm sàng
- CT Scan.
- MRI: các xét nghiệm hình ảnh học sẽ cho thấy khối lượng cơ giảm.
- Xét nghiệm máu: Khi cơ phân hủy nhiều sẽ làm tăng các chất như Ure, Kali, CK, LDH.
- Xét nghiệm nước tiểu: Khi cơ phân hủy khiến nước tiểu có màu đỏ sẫm, hoặc nâu. Các xét nghiệm như Myoglobin, Phân tích nước tiểu 10 thông số sẽ được chỉ định.
- Điện cơ: đặc biệt nhạy với các trường hợp teo cơ do thần kinh cơ. Kết quả những trường hợp này thường là tổn thương thần kinh mạn tính, giúp nhận ra các dây thần kinh cơ đã chết.
Chẩn đoán phân biệt các loại teo cơ
Viêm cơ, tiêu cơ vân: Tình trạng này có thể gây teo cơ hoặc sưng vùng cơ bị viêm. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra suy thận cấp, dẫn đến suy đa cơ quan.
Đặc điểm lâm sàng:
- Sưng, mỏi yếu cơ
- Nước tiểu sẫm màu, màu đỏ, màu xá xị
- Các biến chứng do tăng Kali máu như: Loạn nhịp tim
Giảm khối cơ do lão hóa: Tình trạng teo cơ yếu cơ này thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nó hoàn toàn là một quá trình của tự nhiên. Mặc dù nó vẫn có thể gây ra yếu cơ và không hồi phục nhưng tình trạng này hoàn toàn bình thường và không cần can thiệp điều trị. Đối với người lớn tuổi mắc chứng này, các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy, gậy, xe lăn… sẽ giúp họ cải thiện được chất lượng cuộc sống.
Điều trị
Tùy theo nguyên nhân teo cơ mà việc điều trị cũng khác nhau. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.
Dinh dưỡng
Các thức ăn có nhiều đạm, protein, vitamin B là các nhóm được chú trọng trong điều trị teo cơ. Dinh dưỡng là bước điều trị thiết yếu bất kể nguyên nhân nào gây ra teo cơ. Một số chế độ ăn được thiết kế đặc biệt chứa nhiều glutamin, creatine cũng đang được nghiên cứu và ngày càng chứng tỏ hiệu quả.
Tập vật lý trị liệu
Mặc dù đây cũng là điều trị cơ bản và cần thiết cho người bị teo cơ. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ khá khác biệt, thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra teo cơ. Đối với các nguyên nhân do ít vận động cơ như bất động lâu ngày, chấn thương thì Tập vật lý trị liệu sẽ giúp teo cơ hồi phục. Thậm chí, một số trường hợp có thể quay về tình trạng như trước khi bị teo cơ.
Thuốc điều trị
- Mục đích làm chậm tiến triển bệnh:
- Corticoid
- Azathioprin
- Chẹn calci: Nifedipine, Diltiazem
- Thuốc tạo cơ: Yếu tố phát triển giống Insulin
- Chất ức chế Myostatin
- Mục đích hỗ trợ, điều trị triệu chứng:
- Coenzyme Q10, Leucine, Creatine
Liệu pháp tế bào
Một số bệnh như loạn dưỡng cơ Duchenne, Becker do đột biến gen gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.
Liệu pháp gen
Tương tự như liệu pháp tế bào, mục đích là tác động vào nguồn gốc bệnh. Trong liệu pháp này, các chuyên gia sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh để sữa chữa các đột biến lỗi. Mặc dù khá triển vọng nhưng phương pháp này cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi đưa vào điều trị rộng rãi.
Những tình trạng teo cơ bạn nên tham khảo thêm bao gồm:
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Năm nay em 27 tuổi, nữ. Từ nhỏ đùi bên trái của e đã nhỏ hơn so với bên phải, nhưng vẫn họat động, chạy nhảy bình thường. Hai cánh tay lại khó giơ cao, khó chải tóc, buộc tóc. E cũng đi khám ở bv bạch mai, nhưg các kết quả xét nghiệm lại bình thường. E làm cả sinh thiết cơ, cũng k ra bệnh. Bs chỉ kết luận yếu cơ gốc chi không rõ nguyên nhân, k có hướng điều trị nào rõ ràng. Khoảng 3-4 năm về đây bệnh bị nặng hơn, đi lại khó, leo cầu thang khó. Rất mong bs cho e lời khuyên.