Yếu cơ tay, cơ chân là biểu hiện của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Hạ Vy, 28 tuổi. Gần đây người bạn của tôi có dấu hiệu bị yếu cơ tay và yếu cơ chân. Tôi rất muốn biết yếu cơ tay, yếu cơ chân là do bệnh nào gây ra. Mong bác sĩ giải đáp cho tôi, cảm ơn rất nhiều.
Trả lời:
Chào bạn Hạ Vy, trước tiên chúng tôi cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời bằng việc đưa ra các thông tin về triệu chứng yếu cơ để cho bạn tham khảo như sau:
1. Yếu cơ là gì
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Yếu cơ chân tay là gì?
Sự yếu cơ xảy ra khi dù bạn cố gắng hết sức cũng không tạo ra được sự co cơ hoặc cử động cơ bình thường. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là giảm sức mạnh cơ, hoặc sự suy nhược cơ.
Cho dù khi bạn đang bệnh hoặc đơn giản cần được nghỉ ngơi, sự yếu cơ ngắn hạn có thể xảy ra với hầu hết mọi người. Ví dụ, tập thể dục cường độ nặng sẽ gây kiệt quệ cơ cho đến khi cơ phục hồi sau khi nghỉ ngơi.
Nhưng nếu bạn bị suy nhược cơ kéo dài, hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân, không giải thích bằng cách thông thường được, đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó. Các cơn co cơ do chủ ý thường được tạo ra khi não của bạn gửi tín hiệu qua tủy sống và thần kinh đến cơ. Nếu não, hệ thống thần kinh, cơ bắp, hoặc các mối liên hệ giữa chúng bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng do bệnh tật, cơ của bạn không thể co bình thường được. Điều này có thể gây suy nhược cơ.
2. Biểu hiên của chứng yếu cơ chân tay
Cơ thể con người có hơn 600 cơ để có thể di chuyển và tác dụng lực. Yếu cơ là giảm sức mạnh chức năng cơ.
Khối lượng cơ giảm dần theo tuổi tác, và do đó sức mạnh cơ cũng giảm theo tỉ lệ mỗi năm. Có một số nguyên nhân khác gây teo cơ và giảm sức mạnh cơ, ví dụ: sau tai nạn, phẫu thuật hoặc bệnh tật và trong trường hợp rối loạn thần kinh cơ.
Yếu cơ (suy nhược thần kinh cơ) có thể nhẹ như cơn thoáng quá hoặc nặng nhất là liệt. Sự yếu cơ có thể là kết quả việc tập thể dục quá mức, nhưng cũng có thể là triệu chứng hoặc hậu quả của một rối loạn nghiêm trọng.
Yếu cơ đột ngột và co cơ kém hiệu quả. Các cơ không thể di chuyển hoặc tác dụng lực, hoặc chỉ hạn chế sự căng cơ – đó chính là sự yếu cơ. Trong một số trường hợp, yếu cơ có thể là một dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như đột qụy. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn cho rằng mình có thể bị đột quỵ. Hãy nhờ ai đó đưa bạn đến bệnh viện, đừng tự mình lái xe.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng yếu cơ tay, cơ chân
- Thiếu vận động cơ thích hợp (tình trạng ít vận động trong cuộc sống hằng ngày, dẫn đến các sợi cơ dần bị thay thế bởi mỡ) hay vận động cơ quá sức.
- Người lớn tuổi: các cơ có xu hướng giảm về sức mạnh và số lượng cơ dẫn đến yếu cơ.
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp,.... dẫn đến tình trạng viêm cơ có hồi phục.
Phụ nữ mang thai: Nồng độ cao các steroid cùng với tình trạng thiếu sắt (thiếu máu) trong suốt quá trình mang thai hay ngay sau sinh có thể gây ra mỏi yếu cơ.
- Những nguyên nhân có thể gặp khác như: thuốc (nhóm statin), hội chứng mêt mỏi kinh niên, rối loạn điện giải ( ví dụ như hạ natri, kali,….), cường giáp hay nhươc giáp, bệnh lý thần kinh ( ví dụ như : tai biến mạch máu não, tôn thương tủy sống, bại liệt,…). Hiếm hơn có thể gặp nhược cơ, loạn dưỡng cơ,….
Nhiều tình trạng sức khoẻ có thể gây suy nhược cơ. Bao gồm:
- Hội chứng mệt mỏi kinh niên
- Chứng loạn dưỡng cơ
- Trương lực cơ yếu, giảm trương lực cơ thường xuất hiện ngay sau sinh
- Bệnh nhược cơ, rối loạn tự miễn và rối loạn cơ
- Bệnh thần kinh ngoại biên, một loại tổn thương dây thần kinh
- Đau dây thần kinh, hoặc cảm thấy nóng hoặc đau nhói ở một hoặc nhiều dây thần kinh
- Viêm đa cơ, hoặc viêm cơ mãn tính
- Tai biến mạch máu não
- Bệnh bại liệt
- Bệnh Graves
- Hội chứng Guillain Barre
- Bệnh Lou Gehrig
- Bệnh suy giáp
- Tăng calci huyết hoặc tăng canxi trong máu
- Sốt thấp khớp
- Virus West Nile
- Bệnh ngộ độc thịt, bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra
- Nghỉ ngơi trên giường kéo dài hoặc bị cố định
4. Một số xét nghiệm giúp tầm soát và tìm nguyên nhân
- Công thức máu, ion đồ
- Xét nghiệm máu định lượng: TSH, FT3, FT4 (cường giáp hay nhược giáp); men cơ, men gan (độc do thuốc nhóm statin)
- Chẩn đoán nhược cơ
- CT scanner, x-quang ( tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống,…)
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên đi khám khi yếu cơ đi kèm các triệu chứng:
- Dấu hiệu đột quỵ
- Đột ngột yếu, tê, cảm thấy như kiến bò, hoặc không thể cử động khuôn mặt, cánh tay, hoặc chân, đặc biệt là chỉ một bên của cơ thể.
- Thay đổi đột ngột khả năng thị giác.
- Đột nhiên khó nói.
- Lú lẫn đột ngột hoặc khó khăn để hiểu các u cânói đơn giản.
- Đau đầu dữ dội, đột ngột, khác với những lần đau đầu trước.
- Đột ngột có vấn đề khi đi hoặc cân bằng.
Khi tình trạng yếu cơ kéo dài, bạn cần đi khám bác sĩ khi:
- Chắc chắn có các triệu chứng của đột quỵ và sau đó biến mất sau một vài phút. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy đột quỵ có thể sắp xảy ra. Điều quan trọng là phải đi bác sĩ ngay.
- Bạn bị yếu cơ không rõ nguyên nhân.
- Bạn sụt hoặc tăng cân không rõ nguyên do.
- Bạn quá mệt và phải hạn chế các hoạt động thường ngày của mình trong hơn 2 tuần.
- Bạn không cảm thấy tốt hơn sau 4 tuần điều trị tại nhà.
- Mệt mỏi thậm chí còn tệ hơn ngay cả khi được điều trị tại nhà.
Bạn Hạ Vy thân mến, rất hy vọng với những chia sẽ của chúng tôi, bạn sẽ hiểu được cụ thể hơn về triệu chứng yếu cơ. Bạn có thể đặt khám các bác sĩ Hello Doctor theo số điện thoại: 1900 1246 khi có các vấn đề về sức khỏe.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
Bình luận, đặt câu hỏi