Teo cơ bàn tay

Teo cơ bàn tay

Teo cơ bàn tay là tình trạng suy giảm khối lượng cơ hay do suy thoái một phần hay toàn bộ khối cơ ở tay. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nặng nề lên chức năng của bàn tay.

1. Bệnh teo cơ bàn tay là gì

2. Triệu chứng của bệnh teo cơ bàn tay

3. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ bàn tay

4. Điều trị bệnh teo cơ bàn tay

5. Bác sĩ điều trị

6. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh teo cơ bàn tay là gì?

Teo cơ được định nghĩa là hiện tượng suy giảm khối lượng cơ, do suy thoái một phần hay toàn phần của một khối cơ nào đó và thường xảy ra khi bệnh nhân đang mắc phải một bệnh cảnh gây bất động một phần cơ thể, ví dụ như giới hạn vận động hoặc nằm viện quá lâu. Khi một khối cơ bị teo sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu do sức cơ chủ yếu phụ thuộc và khối lượng cơ. Bạn có thể biết rõ hơn về điều đó trong bài TEO CƠ mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó.

Teo cơ bàn tay không phải là dạng teo cơ thường gặp trên lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, các khối cơ ở bàn tay cũng có thể mắc phải tình trạng này, gây cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nắm chặt tay và phối hợp các vận động.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ bàn tay

Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh teo cơ bàn tay nếu:

  • Một trong hai bàn tay của bạn trông nhỏ hơn một cách rõ ràng so với bàn tay ở bên còn lại.
  • Bạn cảm thấy một trong hai bàn tay bị suy yếu rõ rệt.
  • Bạn phải nằm bất động trong một khoảng thời gian dài.

Các triệu chứng điển hình của teo cơ bàn tay là suy giảm khối lượng cơ bàn tay, sức co cơ và duỗi cơ và chiều dài của chi. Thêm vào đó, cảm giác đau ở bàn tay và suy giảm sự phối hợp vận động giữa các nhóm cơ ở tay thường bắt đầu xuất hiện khi sự teo cơ và hủy cơ bắt đầu diễn ra.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh teo cơ bàn tay

3. Nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ bàn tay

Có hai loại teo cơ thường gặp: teo cơ do thiếu hoạt động cơ và teo cơ do nguyên nhân thần kinh.

Teo cơ do thiếu hoạt động là kết quả của quá trình lâu dài không hoạt động hoặc ít hoạt động khối cơ đó. Loại teo cơ này có thể được phục hồi thông qua luyện tập và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những nguyên nhân dẫn đến teo cơ do thiếu hoạt động gồm:

  • Tính chất công việc phải ngồi nhiều, hay do tình trạng bệnh lý khiến giới hạn vận động chi.
  • Phải nằm trên giường lâu dài.
  • Không cử động được các chi do đột quỵ hay các bệnh về não khác.

Teo cơ do nguyên nhân thần kinh là loại teo cơ nguy hiểm nhất. Là kết quả của sự tổn thương dây thần kinh hay do một bệnh lý có liên quan đến dây thần kinh chi phối cho nhóm cơ đó. Loại teo cơ này có xu hướng xuất hiện đột ngột hơn so với teo cơ do thiếu hoạt động. Một số nguyên nhân gây teo cơ tay do nguyên nhân thần kinh bao gồm:

- Tổn thương dây thần kinh gai cột sống T1:

  • Bệnh thần kinh vận động
  • Chèn ép dây thần kinh gai cột sống
  • Bệnh rỗng cột sống
  • Giang mai
  • Viêm tủy xám do bệnh bại liệt

- Tổn thương rễ thần kinh:

  • Thoái hóa cột sống cổ
  • U xơ thần kinh

- Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay:

  • Tình trạng tồn tại xương sườn tại đốt sống cổ
  • Khối u ở đỉnh phổi
  • Chấn thương

- Tổn thương thần kinh ngoại biên:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

4. Điều trị bệnh teo cơ bàn tay

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi về các thông tin, tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng nhằm thu thập bệnh sử đầy đủ của bạn. Hãy chia sẻ cho bác sĩ của bạn về những chấn thương bạn đã mắc phải trong quá khứ hay những chấn thương gần đây, cùng với những bệnh cảnh mà bạn đã được chẩn đoán. Hãy liệt kê ra những toa thuốc, những thuốc không kê toa, và những loại thuốc bổ bạn đang sử dụng. Và đồng thời, bạn cũng nên mô tả thật chính xác và tỉ mỉ những triệu chứng mà bạn đang mắc phải.

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị thêm một số xét nghiệm nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán xác định và loại trừ một số bệnh cảnh khác gần giống với teo cơ bàn tay. Những loại xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính CT
  • Xét nghiệm khảo sát sự dẫn truyền thần kinh
  • Sinh thiết cơ hoặc sinh thiết thần kinh
  • Điện cơ đồ EMG

Bác sĩ sẽ chuyển tiếp bạn đến một bác sĩ chuyên khoa dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.

Điều trị

Phương pháp điều trị được lựa chọn dựa trên sự trầm trọng của tình trạng teo cơ. Song song đó, mọi bệnh lý nền đều phải được chữa trị đồng thời. Những phương pháp điều trị thường được áp dụng cho bệnh teo cơ bao gồm:

  • Luyện tập thể dục
  • Vật lý trị liệu
  • Siêu âm trị liệu
  • Phẫu thuật
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Những phương pháp luyện tập được khuyến cáo bao gồm những bài tập vận động trong nước nhằm giúp bệnh nhân dễ dàng cử động các khối cơ bị tổn thương trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị. Những chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp luyện tập hiệu quả. 

Siêu âm trị liệu là một phương pháp điều trị không xâm lấn, trong đó sử dụng sóng siêu âm nhằm giúp đỡ quá trình phục hồi các khối cơ. Đồng thời, phẫu thuật cũng có thể sẽ được chỉ định thêm nếu các dây chằng, gân cơ và các khối cơ dính quá chặt với nhau khiến bạn hạn chế cử động. Tình trạng này gọi là biến dạng cơ do co rút.

Phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng biến dạng cơ do co rút trong trường hợp teo cơ do thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra một dây chằng bị xé rách cũng có thể dẫn đến teo cơ, vì thế phẫu thuật cũng có thể giúp điều trị bệnh cảnh này.

Bác sĩ sẽ chỉ định một chế độ dinh dưỡng thích hợp hơn và một số loại thuốc bổ nếu cần thiết. Để điều trị bệnh teo cơ, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Mạnh Hùng

    Bà của tôi bị liệt và thời gian gần đây cũng có dấu hiệu bị teo cơ bàn tay. Tôi đã thử đối chiếu với triệu chứng bác sĩ đưa ra thì thấy đúng như vậy. Gia đình tôi sẽ đưa bà đi khám để được điều trị. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết.

    26/02/2018
Nguyễn Thị Minh Phương(14/03/2018)
Chào Bác sĩ, em tôi năm nay 20 tuổi, 1 tháng trở lại đây bị teo cơ mu bàn tay phải phần ômô cái, ngón cái cử động kém hơn, ấn mạnh chỗ giữa ngón cái và ngón trỏ thấy đau. Em tôi đã đi khám, chụp MRI, đo điện cơ và xét nghiệm, tất cả bình thường. Sau 2 tuần thấy teo nhiều hơn, đau hơn, chưa teo vị trí khác. Cho tôi hỏi em tôi bị bệnh gì và hiện tại phải xử trí như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Hà Trung Kiên (26/02/2018)
Chào bác sĩ, dạo gần đây tôi mới để ý cánh tay bên phải của tôi nhỏ hơn bên trái. Bây giờ cánh tay bên phải của tôi luôn có cảm giác đau và cử động kém hẳn đi. Tôi có người quen bảo là tôi bị teo cơ bàn tay. Tôi muốn hỏi bác sĩ có phải đúng là tôi bị bệnh này không ạ và bệnh này có nguy hiểm không.
Hello Doctor (28/02/2018)
Chào bạn Kiên, để biết chắc bạn có bị teo cơ không, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Hơn nữa, dù không phải bệnh teo cơ thì tình trạng một bên tay yếu hẳn đi cũng cho thấy bên tay đó đang gặp vấn đề. Việc khám và điều trị là hết sức cần thiết.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...