Giang mai

Giang mai

Giang mai là một căn bệnh lây nhiễm hết sức đáng sợ, có thể gây tổn hại đến nhiều bộ phận trên cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

1. Bệnh giang mai là gì

2. Triệu chứng của bệnh giang mai

3. Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

4. Tác hạị của bệnh giang mai

5. Điều trị bệnh giang mai

6. Phòng chống bênh giang mai

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai (tên tiếng Anh là Syphilis) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, thường lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện bệnh thường bắt đầu bằng vết loét không đau, điển hình là ở cơ quan sinh dục, trực tràng hoặc miệng. Giang mai lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc da hoặc niêm mạc có những vết loét này.

Sau sự lây nhiễm ban đầu, vi khuẩn giang mai có thể ngủ yên bất động trong cơ thể bạn qua hàng chục năm trước khi chúng hoạt động trở lại. Giang mai giai đoạn sớm có thể chữa khỏi. Tuy nhiên nếu không được điều trị, giang mai có thể gây tổn hại nặng đến tim, não, nhiều cơ quan khác và thậm chí đe dọa tính mạng, hoặc có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh giang mai

Bệnh giang mai phát triển qua nhiều giai đoạn, và mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng khác. Nhưng các giai đoạn có thể lẫn lộn, và triệu chứng không phải luôn luôn diễn ra theo cùng một thứ tự. Bạn có thể bị nhiễm giang mai nhưng không phát hiện triệu chứng nào trong nhiều năm.

Giai đoạn đầu

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là một vết loét nhỏ, gọi là “săng” (chancre). Vết loét xuất hiện tại nơi vi khuẩn xâm nhập cơ thể bạn. Trong khi nhiều người bị nhiễm giang mai thường chỉ tiến triển với một vết săng, nhưng người bệnh cũng có thể có nhiều hơn một vết săng. Săng thường phát triển trong 3 tuần sau phơi nhiễm. Nhiều người mắc giang mai không hề chú ý đến vết săng vì nó không đau, và có thể bị ẩn trong âm đạo hay trực tràng. Vết săng sẽ tự lành trong vòng 3 đến 6 tuần.

Giai đoạn hai

Trong vòng vài tuần tự lành của vết săng ban đầu, bạn có thể bị phát ban, bắt đầu từ thân mình rồi cuối cùng lan khắp cơ thể - kể cả bàn tay, bàn chân. Hồng ban thường không ngứa và có thể kèm theo các nốt tổn thương như mụn cóc trong miệng hoặc vùng sinh dục. Một số người có thể bị rụng tóc, đau cơ, sốt, đau họng, sưng hạch. Những triệu chứng này có thể mất đi trong một vài tuần hoặc lặp đi lặp lại kéo dài cả năm.

Giai đoạn tiềm ẩn

Nếu bạn không được điều trị, căn bệnh sẽ chuyển tiếp từ giai đoạn hai sang giai đoạn tiềm ẩn, khi đó sẽ không còn triệu chứng gì. Giai đoạn chuyển tiếp có thể kéo dài nhiều năm. Triệu chứng có thể không bao giờ trở lại, hoặc căn bệnh có thể diễn tiến sang giai đoạn ba.

Giai đoạn ba (giai đoạn muộn)

Khoảng 15-30% người bị nhiễm giang mai không được chữa trị sẽ tiến triển bệnh đến giai đoạn ba (muộn). Trong giai đoạn này, bệnh có thể gây tổn hại đến não, dây thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương, khớp. Những vấn đề này có thể diễn ra trong nhiều năm sau sự lây nhiễm ban đầu không được chữa trị.

Giang mai bẩm sinh

Trẻ được sinh bởi mẹ mắc bệnh giang mai có thể bị lây nhiễm qua nhau thai trong thời gian sinh nở. Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai bẩm sinh không có triệu chứng, mặc dù một số trẻ có hồng ban trên bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng muộn hơn bao gồm điếc, dị dạng răng, mũi hình yên ngựa – do cầu mũi bị sụp.

Triệu chứng của bệnh giang mai

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Gọi bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn có những dấu hiệu như chảy mủ, vết loét, hồng ban bất thường – đặc biệt nếu chúng xuất hiện ở vùng bẹn.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là một loài vi khuẩn tên Treponema Pallidum. Con đường lây lan phổ biến nhất là qua sự tiếp xúc với tổn thương của người đã bị nhiễm trong khi quan hệ tình dục. Vi khuẩn xâm nhập cơ thể bạn thông qua vết đứt hay vết trầy xước trên da hoặc niêm mạc. Bệnh giang mai có thể lây nhiễm trong giai đoạn một và hai, và đôi khi có thể ở giai đoạn tiềm ẩn sớm. 

Ít phổ biến hơn, giang mai có thể lây truyền qua tiếp xúc gần gũi trực tiếp, không an toàn với tổn thương đang hoạt động (chẳng hạn khi hôn) hoặc lây từ mẹ bị bệnh sang con trong thai kỳ hoặc khi sinh nở (giang mai bẩm sinh)

Giang mai không lây lan qua việc sử dụng chung toilet, bồn tắm, quần áo, dụng cụ ăn uống, hoặc từ tay nấm cửa, bể bơi hoặc thau chậu.

Khi đã được chữa khỏi, giang mai không tự tái phát. Nhưng, bạn có thể bị tái nhiễm nếu bản tiếp xúc với tổn thương giang mai từ người khác.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh giang mai

Bạn có thể đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm giang mai nếu bạn:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ với nhiều bạn tình
  • Là nam có quan hệ tình dục đồng tính
  • Bị nhiễm HIV, virus gây AIDS

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

4. Biến chứng và tác hại của bệnh giang mai

Nếu không được điều trị, giang mai có thể dẫn đến nhiều tổn hại cho cơ thể. Giang mai làm tăng nguy cơ nhiễm HIV, và đối với nữ có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ. Điều trị có thể giúp ngăn ngừa tổn hại trong tương lai nhưng không thể phục hồi lại những tổn hại đã xảy ra. Một số các biến chứng của giang mai là:

U, bướu nhỏ

Được gọi là gôm (gummas), những bướu này có thể phát triển trên da, xương, gan hoặc bất cứ cơ quan nào trong giai đoạn muộn của giang mai. Gôm thường biến mất sau điều trị với kháng sinh.

Vấn đề về thần kinh

Giang mai có thể gây ra nhiều vấn đề cho hệ thần kinh, bao gồm:

Vấn đề về tim mạch

Có thể bao gồm phình và viêm động mạch chủ - động mạch quan trọng nhất trong cơ thể bạn – và các mạch máu khác. Giang mai còn có thể gây tổn thương van tim.

Nhiễm HIV

Người lớn bị nhiễm giang mai qua đường tình dục hoặc những bệnh sinh dục khác có nguy cơ bị nhiễm HIV cao gấp 2 đến 5 lần so với người bình thường. Tổn thương giang mai có thể chảy máu dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho HIV xâm nhập dòng máu trong hoạt động tình dục.

Biến chứng liên quan thai kỳ và sinh nở

Nếu bạn mang thai, bạn có thể truyền bệnh giang mai cho bào thai chưa sinh. Giang mai bẩm sinh tăng rất cao các nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh chết yểu trong vài ngay sau sinh.

5. Các phương pháp điều trị bệnh giang mai

Chẩn đoán

Giang mai có thể được chẩn đoán bằng các mẫu xét nghiệm:

  • Máu: xét nghiệm máu có thể khẳng định sự tồn tại của kháng thể được cơ thể sản xuất để chống lại sự nhiễm bệnh. Kháng thể chống vi khuẩn gây bệnh giang mai có thể tồn tại trong cơ thể qua nhiều năm, vì vậy xét nghiệm có thể dùng để xác định sự nhiễm bệnh mới đây hoặc cũ.
  • Dịch não tủy: nếu nghi ngờ các biến chứng thần kinh gây ra do giang mai, bác sĩ có thể đề nghị bạn lấy mẫu dịch não tủy thông qua thủ thuật chọc dò thắt lưng.

Thông qua trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh, cơ sở y tế địa phương của bạn có thể có các hoạt động nhằm giúp bạn thông báo với bạn tình rằng họ có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Qua đó, bạn tình của bạn có thể được kiểm tra, điều trị và việc lây truyền bệnh giang mai có thể được ngăn chặn.

Điều trị

Khi được chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn sớm, giang mai có thể được chữa khỏi dễ dàng. Phương pháp điều trị thường dùng nhất cho tất cả các giai đoạn giang mai là penicillin, một loại thuốc kháng sinh có thể diệt vi khuẩn gây bệnh giang mai. Nếu bạn bị dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ đổi sang loại kháng sinh khác.

Một liều tiêm đơn độc penicillin có thể ngưng diễn tiến bệnh nếu bạn bị nhiễm bệnh ít hơn một năm. Nếu bạn mắc bệnh lâu hơn một năm, bạn có thể cần nhiều liều bổ sung.

Penicillin là phương thuốc duy nhất được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai. Thai phụ bị dị ứng với penicillin có thể trải qua quá trình giải mẫn cảm để giúp họ có thể dùng penicillin. Cho dù thai phụ được điều trị bệnh giang mai trong khi đang mang thai, trẻ sơ sinh vẫn nên được điều trị bằng kháng sinh.

Vào ngày đầu được điều trị bạn có thể trải qua phản ứng được gọi là phản ứng Jarisch-Herxheimer. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, cơn đau âm ỉ, đau đầu. Phản ứng này thường không kéo dài hơn một ngày.

Sau điều trị

Sau khi được điều trị bệnh giang mai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:

  • Làm xét nghiệm máu và khám định kỳ để chắc chắn bạn có đáp ứng với liều điều trị thông thường của penicillin.
  • Tránh quan hệ tình dục cho đến khi điều trị được hoàn thành và xét nghiệm máu cho biết bệnh đã được trị khỏi.
  • Thông báo bạn tình của bạn để họ có thể được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết
  • Làm xét nghiệm HIV.

6. Phòng chống bệnh giang mai

Không có vaccine phòng bệnh giang mai. Để giúp ngăn ngừa sự lây lan bệnh, hãy làm theo những điều sau:

  • Kiêng quan hệ hay chỉ quan hệ với một bạn tình: Cách phòng bệnh giang mai chắc chắn nhất là kiêng cử việc quan hệ. Lựa chọn tốt kế tiếp là chỉ quan hệ với một bạn tình, người mà không bị mắc bệnh.
  • Sử dụng bao cao su nhựa latex: Bao cao su có thể giảm nguy cơ tiếp xúc với giang mai, nhưng chỉ khi bao cao su che phủ tổn thương giang mai.
  • Tránh dùng thuốc kích thích: Tiêu thụ quá nhiều cồn và các loại thuốc có thể làm lu mờ nhận thức của bạn và dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn.

Tầm soát cho thai phụ

Người ta có thể mắc bệnh giang mai nhưng không biết. Vì những hậu quả trầm trọng mà sgiang mai có thể ảnh hưởng lên trẻ sơ sinh, các cơ quan y tế đưa ra lời khuyên tất cả sản phụ nên được tầm soát bệnh này.

Bệnh giang mai nên được điều trị càng sớm càng tốt, điều đó góp phần đem lại tỉ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn cho người bệnh. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Thùy Duyên

    Những ông có máu trăng hoa là hay mắc bệnh này lắm nè. Mà nhiều ông bị bệnh xong còn ngại không đi khám rồi chữa sớm mới ghê.

    16/10/2017
  • Lê Dương

    Đừng ngại ngùng khi chữa bệnh giang mai. Việc giấu bệnh và không điều trị có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho người bệnh.

    05/10/2017
  • Nguyễn Thiện Nhân

    Căn bệnh này đáng sợ có khác gì HIV đâu

    29/09/2017
  • Uyên Lê

    Bệnh giang mai vừa có thể lây nhiễm, vừa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy nếu ai đang mắc phải căn bệnh này thì nên tích cực chữa trị, không nên vì ngại mà giấu bệnh.

    22/09/2017
  • Trương Thị Ngọc Diễm

    Giang mai là căn bệnh cũng đáng sợ không kém bệnh HIV đâu nhé, mọi người nên cẩn thận với căn bệnh này.

    11/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...